Tin tức

Hỏi đáp: Khi nào nên làm xét nghiệm PSA?

Ngày 11/02/2020
Hiện nay, khi bệnh ung thư tiền liệt tuyến có dấu hiệu gia tăng thì việc thực hiện xét nghiệm PSA lại càng phổ biến. Đây là một trong những xét nghiệm đưa ra chỉ số cảnh báo loại ung thư này chính xác nhất hiện nay. MEDLATEC sẽ cung cấp cho các bạn đọc những thông tin cơ bản nhất liên quan đến loại xét nghiệm này thông qua bài viết dưới đây.

1. Thế nào là xét nghiệm PSA?

Tìm hiểu về chỉ số PSA trong cơ thể

Khi nói đến chỉ số PSA có lẽ đa số chúng ta đều cảm thấy xa lạ. Tuy nhiên, PSA sẽ trở nên quen thuộc hơn với tất cả chúng ta qua cái tên kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt của cơ thể nam giới. Đây là một loại protein được cơ thể người đàn ông sản xuất ra thông qua các mô của tuyến tiền liệt. Nó sẽ phát triển tùy theo việc chúng ta đang có các mô lành tính (khỏe mạnh) hoặc ác tính (dấu hiệu ung thư). 

Thông thường các bác sĩ sẽ đọc chỉ số PSA nhằm xác định các rối loạn bất thường diễn biến ra sao và đưa ra các chẩn đoán y khoa liên quan đến khối u bên trong cơ thể. Từ đó kết luận được mức độ bệnh của bệnh nhân.

Chỉ số PSA sẽ cho biết tình trạng sức khỏe cụ thể của người bệnh bị mắc ung thư tuyến tiền liệt

Chỉ số PSA sẽ cho biết tình trạng sức khỏe cụ thể của người bệnh bị mắc ung thư tuyến tiền liệt

Bao giờ PSA do các mô tuyến tiền liệt bị ung thư sản xuất ra cũng nhiều hơn hẳn các PSA do các tế bào lành tính của cơ thể sản xuất. Đây chính là cơ chế giúp cho bác sĩ chẩn đoán được. Mức độ PSA càng cao thì tình hình bệnh lại càng nặng.

xét nghiệm PSA

Về cơ bản chỉ số PSA sẽ được tìm thấy thông qua hai kênh thông tin đối với nam giới bình thường là tinh dịch và máu. Tuy nhiên, để xét nghiệm đọc chỉ số PSA có thể áp dụng cho tất cả các bệnh nhân thì các bác sĩ sẽ kiểm tra đường máu của người bệnh. 

Đây sẽ là công cụ chính thức để có thể sàng lọc được bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt hiện nay. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể tiếp tục thực hiện xét nghiệm PSA trong trường hợp cần đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị đang được áp dụng. Sự lên hoặc xuống của PSA cho bác sĩ một số nhận định chuyên môn về khả năng phát triển cũng như tái phát của tế bào ung thư trong tương lai.

2. Thời điểm nên thực hiện xét nghiệm PSA

Việc thực hiện xét nghiệm để xác định bệnh nhân bị ung thư tiền liệt tuyến trước kia thường bị lơ là nhiều dẫn đến các trường hợp bệnh tình tiến triển xấu. Vì vậy ngày nay thay vì bạn phải đợi chỉ định chuyên khoa của bác sĩ thì có thể tự chủ động theo dõi sức khỏe của bản thân và đến bệnh viện làm xét nghiệm này kịp thời.

  • Đàn ông từ ngưỡng 50 tuổi trở lên thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến cao hơn nam giới còn trẻ. Vì vậy các đối tượng này cần được sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt thường xuyên. Mỗi năm thực hiện xét nghiệm để kiểm tra chỉ số PSA một lần là cần thiết để có thể phát hiện bệnh kịp thời.

  • Tuy nhiên, nếu bạn được sinh ra trong gia đình đã có tiền sử bị mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thì cần chú ý hơn đến sức khỏe. Lúc này, khả năng bạn bị mắc chứng ung thư này do nguyên nhân di truyền là rất lớn. Ngay từ năm 40 tuổi hãy đến bệnh viện hàng năm để kiểm tra chỉ số PSA của bản thân để phòng trừ trường hợp bị ung thư nhưng không phát hiện được.

  • Ngoài ra các bệnh nhân bị ung thư tiền liệt tuyến sau khi đã được điều trị vẫn cần quay lại bệnh viện thường xuyên để thực hiện xét nghiệm PSA. Sở dĩ chúng ta cần kiểm tra rất kỹ giai đoạn này là vì dù bạn đã trải qua một quá trình điều trị tốt thì bệnh vẫn có nguy cơ bị tái phát. Hãy thực hiện kiểm tra chỉ số PSA đều đặn trong khoảng 6 - 36 tháng để đảm bảo an toàn.

Nam giới từ 50 tuổi trở lên cần được kiểm tra chỉ số PSA thường xuyên

Nam giới từ 50 tuổi trở lên cần được kiểm tra chỉ số PSA thường xuyên

3. Xét nghiệm PSA sẽ được thực hiện như thế nào?

Sau khi bạn đến bệnh viện và được bác sĩ kiểm tra một vài biểu hiện lâm sàng của sức khỏe thì họ sẽ tiến hành thực hiện xét nghiệm PSA. Về cơ bản thì bạn chỉ cần hợp tác với bác sĩ, làm theo hướng dẫn và hoàn toàn không phải chịu sự bất tiện hay đau đớn nào trong quá trình xét nghiệm.

Bác sĩ sẽ lấy một lượng máu theo quy định chung từ tĩnh mạch của bạn để mang đến phòng thí nghiệm và phân tích. Bạn sẽ cần đợi một thời gian để có được kết quả đo PSA trong máu. Thường thì kết quả đưa về sẽ hiển thị dưới dạng ng/mL.

Tuy nhiên các bác sĩ sẽ không chẩn đoán bạn bị ung thư tuyến tiền liệt hay không ngay lập tức bằng cách so sánh với chỉ số PSA của người khỏe mạnh bình thường. Để đảm bảo tính chính xác tuyệt đối khi đọc kết quả cho bệnh nhân bác sĩ sẽ tham khảo thêm một số yếu tố khách quan khác như:

  • Độ tuổi của bệnh nhân thực hiện xét nghiệm.

  • Kích thước của tuyến tiền liệt đang biểu hiện trên cơ thể người bệnh.

  • Diễn biến của việc thay đổi chỉ số đo khi thực hiện xét nghiệm.

  • Xem xét các đơn thuốc mà bệnh nhân đang dùng (nếu có). Một số loại thuốc có thể làm thay đổi chỉ số PSA dù người thực hiện xét nghiệm vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.

Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu ở tĩnh mạch để kiểm tra chỉ số PSA của bệnh nhân

Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu ở tĩnh mạch để kiểm tra chỉ số PSA của bệnh nhân

4. Sau khi thực hiện xét nghiệm PSA còn phải thực hiện thêm xét nghiệm nào khác không?

Tùy vào tình hình cụ thể của bạn mà bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm chuyên khoa khác sau khi xét nghiệm PSA.

Ví dụ như khi chỉ số PSA của bạn đang được nhận định ở ngưỡng cao và nguy hiểm thì bạn có thể phải làm sinh thiết tuyến tiền liệt. Bác sĩ sẽ lấy các tế bào tại tuyến này để làm kiểm hóa chuyên môn rồi đối chiếu lại với chỉ số PSA vừa thực hiện trước đó.

Ngoài ra để đánh giá tốt hơn về giai đoạn ung thư mà bạn đang trải qua thì bác sĩ có thể dùng đến phương pháp DRE. Phương pháp này được thực hiện khá đơn giản, bác sỹ chỉ cần đeo găng tay y tế có chất bôi trơn, rồi luồn ngón tay vào bên trong trực tràng, qua đó cảm nhận sự thay đổi bất thường của tuyến tiền liệt nếu có. Các bất thường có thể nhận thấy như vết sưng hoặc vùng cứng,... để từ đó chẩn đoán, làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác nếu cần nhằm kết luận bệnh nhân có bị ung thư hay không.

Trên đây là các thông tin cơ bản liên quan đến xét nghiệm PSA mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Để nhận được tư vấn cụ thể hơn liên quan đến xét nghiệm này, bạn có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua đường dây nóng 1900 56 56 56. Tại đây, bạn sẽ được thăm khám, tư vấn, thực hiện xét nghiệm sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến bởi những bác sĩ có chuyên môn tốt, bằng hệ thống máy móc tân tiến, hiện đại, cho kết quả nhanh chóng, chính xác nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.