Tin tức
Hỏi đáp: Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu thì phải làm sao?
- 26/11/2021 | Mách mẹ cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
- 25/11/2021 | Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị ho
- 21/11/2021 | Mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm đường ruột
1. Dây rốn là gì?
Dây rốn là bộ phận chứa nhiều mạch máu có tác dụng cung cấp oxy, chất dinh dưỡng từ mẹ đến bé. Đồng thời, cơ thể bé sẽ tự đào thải các chất độc hại ra lại nhau thai qua dây rốn.
Đặc biệt vào cuối thời kỳ mang thai, bé sẽ nhận được kháng thể từ mẹ. Do đó, trong khoảng 3 tháng sau khi sinh em bé sẽ có khả năng miễn dịch để chống lại sự nhiễm trùng.
Ngay từ khi mới chào đời, nữ hộ sinh sẽ kẹp và cắt ngắn phần dây rốn, chỉ chừa lại một gốc dài khoảng 2 - 3 cm. Do không có dây thần kinh nên khi cắt bé sẽ không cảm thấy đau đớn.
Khoảng 5 - 15 ngày sau, cuống rốn sẽ bắt đầu khô lại, chuyển thành màu đen và tự rụng xuống một cách tự nhiên. Để rốn lành hẳn, trong khoảng 7 - 10 ngày tiếp theo bố mẹ phải chăm sóc bộ phận này thật cẩn thận. Nếu xuất hiện tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu hoặc dịch bất thường thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách khắc phục sớm.
Ngay từ khi mới chào đời, nữ hộ sinh sẽ kẹp và cắt ngắn phần dây rốn, chỉ chừa lại một gốc dài khoảng 2 - 3 cm
2. Nguyên nhân dẫn đến rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu
Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu là tình trạng thường gặp trong quá trình rụng, bong tróc rốn. Mặc dù bị rỉ máu nhưng sau một thời gian rốn sẽ tự khỏi và liền lại. Nếu trong giai đoạn này, bố mẹ chăm sóc bộ phận này không đúng cách thì có thể dẫn đến nhiễm trùng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu, đây cũng chính là thắc mắc chung của nhiều bậc bố mẹ vừa mới có con nhỏ. Nguyên nhân khiến phần rốn của trẻ bị chảy máu hoặc sau khi rụng rốn vẫn rỉ máu chủ yếu là do những sai sót sau:
-
Tấm băng rốn của trẻ bị ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào gây viêm nhiễm, từ đó gây chảy máu.
-
Trong quá trình vệ sinh vùng rốn, thao tác thực hiện thô bạo hoặc cọ xát quá mạnh sẽ khiến rốn bị trầy xước và tổn thương.
-
Côn trùng cắn dây rốn gây chảy máu.
-
Áo quần, bỉm tã vô tình cọ xát vào dây rốn, gây kích ứng và chảy máu.
Áo quần, bỉm tã vô tình cọ xát vào dây rốn sẽ gây kích ứng và chảy máu
3. Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu có làm sao không?
Chảy máu vùng rốn ở trẻ sơ sinh thường không nghiêm trọng. Bởi vì, chỉ cần ấn giữ rốn bằng một miếng gạc sạch thì máu sẽ tự cầm được. Lúc này bố mẹ chỉ cần chăm sóc đúng cách thì sau vài ngày rốn sẽ tự liền lại.
Tuy nhiên, nếu gặp phải một trong các trường hợp dưới đây thì bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ, để có biện pháp xử lý kịp thời:
-
Rốn vẫn chảy máu mặc dù đã băng ép hơn 10 phút.
-
Rốn rỉ máu, vùng da xung quanh đỏ, có mùi hôi khó chịu. Bố mẹ không nên chủ quan vì vết thương có thể đã nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
-
Trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường, trẻ sốt, quấy khóc, bỏ bú,…
Khi vùng rốn bị rỉ dịch, có mùi hôi bất thường thì bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và có biện pháp khắc phục kịp thời
4. Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu
Khi rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu bố mẹ nên bình tĩnh và quan sát xem có mùi hôi hay dịch gì bất thường không. Nếu chỉ là chảy máu nhẹ thì cách xử lý rất đơn giản, bố mẹ chỉ cần cầm máu và làm vệ sinh đúng cách:
-
Để cầm máu, bố mẹ có thể dùng tăm bông hoặc băng gạc sạch ấn nhẹ vào vùng rốn. Thao tác nhẹ nhàng và chậm rãi để tránh làm bé bị đau, gây chảy máu nhiều hơn.
-
Sau khi đã cầm được máu, bố mẹ nên để vùng da xung quanh rốn được khô thoáng, không nên băng kín. Bởi vì khi thoáng khí, rốn sẽ nhanh lành hơn.
-
Bố mẹ nên cho bé mặc áo quần rộng rãi, thấm hút mồ hôi. Tránh mặc đồ quá chật, cọ sát vào rốn gây chảy máu.
-
Thường xuyên thay tã cho bé, lưu ý bố mẹ nên để tã nằm dưới rốn để tránh vi khuẩn có trong phân, nước tiểu xâm nhập vào vết thương hở gây viêm nhiễm.
-
Bố mẹ không nên cho bé tắm quá lâu trong nước. Sau khi tắm xong thì nên dùng khăn sạch lau thật khô vùng rốn, hạn chế môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
-
Trong quá trình vệ sinh rốn cho trẻ bố mẹ không nên dùng xà phòng, chất tẩy rửa hay các bài thuốc dân gian do ông bà truyền lại. Bởi vì, phần rốn của trẻ rất nhạy cảm những sản phẩm này có thể gây kích ứng, thậm chí gây viêm nhiễm khiến vết thương lâu lành. Do đó, bố mẹ chỉ nên dùng nước muối sinh lý để làm sạch.
-
Để cuống rốn rụng một cách tự nhiên, khi sắp rụng bố mẹ không nên tác động lực để gật đứt cuống.
Trong quá trình vệ sinh rốn cho trẻ, bố mẹ chỉ nên dùng nước muối sinh lý để làm sạch và sau đó lau khô bằng khăn mềm
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bố mẹ đã biết cách xử lý rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu. Khi gặp phải tình trạng này, bố mẹ nên bình tĩnh và quan sát xem có triệu chứng gì bất thường không. Nếu không thì bố mẹ có thể yên tâm chăm sóc vết thương cẩn thận tại nhà.
Trường hợp, rốn chảy máu không cầm được hoặc có dịch, mùi hôi bất thường thì bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế. Trong đó, Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ khám và chữa trị bệnh cho trẻ em uy tín tại Hà Nội hiện nay.
Cùng với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, khi đến đây bé sẽ được thăm khám kỹ càng bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Sau khi chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, đồng thời hướng dẫn bố mẹ cách chăm sóc trẻ.
Để được liên hệ đặt lịch khám sớm, quý khách có thể gọi đến đường dây nóng: 1900 56 56 56 hoặc truy cập website: medlatec.vn và làm theo hướng dẫn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!