Tin tức
Hỏi đáp: Vì sao chứng bệnh són tiểu thường gặp ở nữ giới?
- 05/10/2020 | Đi tiểu nhiều lần có thực sự đáng lo ngại không?
- 07/11/2020 | Cảnh báo nguy cơ đi tiểu ra máu bạn nhất định phải nắm rõ
- 07/05/2021 | Đi tiểu bị đau cảnh báo bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Chứng són tiểu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của không ít chị em phụ nữ ở mọi lứa tuổi
1. Chứng bệnh són tiểu là gì?
Đây là hiện tượng nước tiểu bị rò rỉ mà cơ thể hoàn toàn không tự chủ. Tình trạng này xảy ra khi cơ vòng bàng quan bị tăng áp lực đột ngột, không đủ mạnh để chèn ép niệu đạo đóng lại dẫn đến hiện tượng són tiểu. Lượng nước tiểu bị rò rỉ nhiều hay ít phụ thuộc vào cơ địa riêng của mỗi người.
Về sinh lý, niệu đạo của nữ giới ngắn hơn nhiều so với nam giới. Thể trạng sức khỏe biến đổi cùng những tác động xung quanh khiến hiện tượng són tiểu khiến tình trạng này thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ.
Biểu hiện són tiểu phổ biến nhất gồm có hai loại như sau:
-
Do áp lực căng thẳng: đây là loại phổ biến nhất, thường xuất hiện khi cơ thể làm việc cần dùng sức và cử động mạnh, nhất là khi hoạt động mạnh đột ngột khiến nước tiểu bị rò rỉ
-
Do cảm giác không thể tự chủ: nhiều người gặp phải tình trạng khi đang ngủ, vừa uống nước hoặc nghe tiếng nước chảy. Nó thường xảy ra với cảm giác muốn đi tiểu mạnh mẽ, đột ngột, khiến bạn không kịp đến nhà vệ sinh. Người mắc phải chứng này có thể đi tiểu nhiều hơn tám lần một ngày tuy nhiên lượng nước tiểu mỗi lần thải ra lại không nhiều.
Nhiều trường hợp có thể mắc kết hợp cả hai phân loại như trên. Tình trạng són tiểu càng kéo dài khiến nhiều chị em phải mang tâm lý tự ti, lo lắng và ảnh hưởng xấu đến mọi công việc và sinh hoạt thường ngày.
Bệnh són tiểu khiến không ít chị em phải lo lắng vì vấn đề vệ sinh không được đảm bảo sạch sẽ
2. Nguyên nhân gây són tiểu tạm thời
Són tiểu có thể không phải là dấu hiệu của bệnh lý mà là bở một số yếu tố trong sinh hoạt hằng ngày làm ảnh hưởng, có thể kể đến một số hoạt động như sau:
Vận động
Do tính chất công việc nặng, chế độ tập thể dục cường độ cao như đạp xe, chạy bộ, nâng tạ,… Bàng quang chịu áp lực lớn từ những hoạt động mạnh từ đó dẫn đến hiện tượng són tiểu. Ngoài ra, những phản ứng đột ngột như ho, hắt hơi, giật mình,… cũng có thể khiến nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài.
Dinh dưỡng
Yếu tố dinh dưỡng thường dẫn đến chứng són tiểu tạm thời. Bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống thích hợp hơn có thể phòng tránh được hiện tượng này, có thể kể đến như là:
-
Caffeine: đồ uống có thành phần caffein khiến bàng quang bị làm đầy nhanh chóng, khiến bạn dễ bị rò rỉ nước tiểu. Một số nghiên cứu cho rằng, những phụ nữ uống nhiều hơn hai cốc thức uống chứa caffeine mỗi ngày thường có nguy cơ cao mắc chứng són tiểu. Vì vậy, bạn cần hạn chế dùng cà phê, coca, bò húc,… để tránh gặp phải hiện tượng này.
-
Bia rượu: cơ thể nạp một lượng lớn cồn gây quá tải cho hệ thống tiết niệu và áp lực lên bàng quang nên rất dễ xuất hiện tình trạng tiểu không tự chủ.
Tác dụng phụ của thuốc
Nếu bạn hiện đang mắc những vấn đề sức khỏe cần sử dụng đến các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, nhuận tràng, an thần, giảm đau,… có thể sẽ xuất hiện chứng són tiểu do các tác dụng phụ của thuốc. Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trong thời gian sớm nhất để được tư vấn và điều chỉnh phác đồ điều trị thích hợp hơn.
Uống nhiều cà phê, bia rượu cũng là yếu tố có thể gây nên chứng bệnh són tiểu
2. Nguyên nhân gây chứng bệnh són tiểu dai dẳng
-
Mãn kinh: cơ thể lão hóa theo tuổi tác, cơ thắt niệu đạo cũng dần suy yếu, kèm theo lượng hormone sụt giảm ảnh hưởng đến niêm mạc vùng niệu đạo. Từ đó dẫn đến tình trạng són tiểu, tiểu nhiều lần, lắt nhắt.
-
Thừa cân: cơ thể có trọng lượng lớn gây áp lực lên bàng quang, có thể làm suy yếu sức mạnh của các loại cơ theo thời gian, từ đó làm cho bàng quang không thể chứa nhiều nước tiểu.
-
Mang thai: thai nhi chiếm diện tích lớn khiến bàng quang bị chèn ép, đồng thời gây áp lực lớn với cơ thể, khiến nhiều phụ nữ khi mang thai phải đi tiểu nhiều hơn và thường xuyên gặp phải chứng són tiểu, đặc biệt vào khoảng thời gian gần đến ngày sinh nở và rất dễ nhầm lẫn với rỉ ối.
-
Cơ thể sau sinh: thường gặp ở những chị em đã trải qua sinh nở nhiều lần, thai nhi lớn và nặng cân khiến cơ nâng đỡ vùng chậu suy yếu. Một số trường hợp khác gặp những di chứng như sa tử cung, bàng quang,… cũng có thể gây nên tình trạng tiểu không tự chủ.
-
Di chứng phẫu thuật: sau ca phẫu thuật (cắt tử cung, khối u,…) hoặc tác dụng phụ của thuốc gây mê cũng khiến các cơ vùng chậu suy yếu.
Phụ nữ ở tuổi mãn kinh thường gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó bao gồm cả chứng són tiểu
2. Làm thế nào để giải quyết tình trạng són tiểu kéo dài?
Để tìm ra biện pháp chấm dứt chứng bệnh són tiểu, bạn cần tìm hiểu và xác định yếu tố nguyên nhân. Sau đó thực hiện một số biện pháp giải quyết các vấn đề đó theo những gợi ý như sau:
Điều chỉnh chế độ ăn
Ở bất kỳ lứa tuổi nào, đặc biệt là khi thể trạng dần suy yếu do yếu tố lão hóa, bạn cần đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại rau củ và trái cây giúp cơ thể để tăng sức đề kháng và giảm thiểu những tác động do thời kỳ mãn kinh gây ra. Luôn ghi nhớ hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu bia,…
Vận động vừa phải
Trong công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày, bạn cần chú ý hoạt động nhẹ nhàng, không nên làm việc quá gắng sức. Về các bài tập thể dục, bạn nên tham khảo và thực hiện những động tác nhẹ nhàng hơn. Nhờ vậy sẽ giúp giảm bớt áp lực lên vùng chậu và bàng quang.
Thăm khám
Nếu bạn liên tục có cảm giác buồn tiểu, mỗi ngày phải đi vệ sinh nhiều lần nhưng lượng nước tiểu rất ít, hãy đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín trong thời gian sớm nhất để được hỗ trợ chẩn đoán, áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.
Để tìm hiểu thêm những thông tin liên quan cũng như được hỗ trợ điều trị chứng bệnh són tiểu, bạn nên đến ngay Bệnh Viện Đa khoa MEDLATEC hoặc liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại 1900.56.56, website medlatec.vn
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!