Tin tức

Hướng dẫn 8 cách trị đau bao tử bên cạnh dùng thuốc

Ngày 04/11/2024
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung
Bên cạnh dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, mọi người có thể kết hợp trị đau bao tử bằng những nguyên liệu, phương pháp đơn giản, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau đây, MEDLATEC sẽ tổng hợp đến bạn đọc 8 cách giảm đau bao tử dễ thực hiện.

1. Hướng điều trị cho người bị đau bao tử

Phác đồ điều trị đau bao tử được bác sĩ chỉ định dựa vào tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân. Cụ thể: 

  • Trường hợp bị viêm loét dạ dày: Bệnh nhân cần dùng một số loại thuốc ngăn chặn bơm Proton làm giảm lượng axit, chữa lành vùng loét. 
  • Trường hợp bị loét tá tràng gây ra bởi vi khuẩn HP: Bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng thuốc kháng sinh kết hợp PPI. 
  • Trường hợp bị bao tử do dùng thuốc chống viêm Nonsteroid, Aspirin: Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng PPI. 
  • Trường hợp người bệnh bị khó tiêu: Bác sĩ thường chỉ định dùng đơn hoặc kết hợp với một số loại thuốc kích thích khả năng hoạt động đường tiêu hóa. 

Người bị đau bao tử nên đi thăm khám và uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Người bị đau bao tử nên đi thăm khám và uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Bên cạnh dùng thuốc, người bị đau bao tử cũng nên kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt, áp dụng lối sống lành mạnh. 

2. Cách trị đau bao tử bên cạnh dùng thuốc

2.1. Chườm ấm vùng bụng 

Chườm ấm bụng được cho là có khả năng làm giảm bớt cơn đau bao tử. Bởi nhiệt từ túi chườm ấm giúp kích thích mạch máu tại vùng thượng vị lưu thông, giảm phần nào tình trạng co bóp thái quá, giảm cơn đau. Để chườm ấm vùng bụng, bạn hãy áp dụng quy trình sau:

  • Đổ nước ấm 50 đến 65 độ C vào túi chườm ẩm. 
  • Tiến hành đặt túi chườm ẩm nhẹ nhàng lên vùng bụng trên hay thượng vị, thời gian chườm kéo dài trong khoảng 10 đến hơn 20 phút. 
  • Hãy kết hợp việc thở đều, sâu trong khi chườm ấm bụng. 

2.2. Uống trà gừng 

Gừng vốn có tính ấm, hỗ trợ kháng viêm, tốt cho sức khỏe. Việc dùng gừng đúng cách có thể giúp giảm nhiều triệu chứng khó chịu như buồn nôn, ợ chua, đau dạ dày. 

Trà gừng kết hợp <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/nhung-cong-dung-cua-mat-ong-khien-ban-phai-bat-ngo-s195-n19909'  title ='mật ong'>mật ong</a> có thể hỗ trợ trị đau bao tử

Trà gừng kết hợp mật ong có thể hỗ trợ trị đau bao tử 

Nếu không quen ăn gừng tươi sống, bạn hãy uống trà gừng. Để pha loại trà này, bạn nên cắt mỏng 2 đến 3 miếng gừng mỏng. Sau đó, bỏ vào cốc nước sôi, ngâm từ 5 đến 10 phút. Tiếp theo, bạn hãy cho vào cốc trà gừng một thìa mật ong, khuấy đều và thưởng thức. 

2.3. Uống nhiều nước 

Tình trạng mất nước cũng là nguyên nhân dẫn đến đau bao tử, khiến dịch vị dạ dày dễ bị trào ngược. Nước có tác dụng hỗ trợ hydrat hóa và thải độc. Đồng thời giúp phân hủy sinh hóa một số nhóm chất như protein, carbohydrate, lipid. Việc uống đủ nước sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả hệ tiêu hóa. 

2.4. Massage bụng 

Massage bụng có thể giúp giảm cơn đau dạ dày. Bởi việc xoa bóp nhẹ nhàng sẽ phần nào giảm bớt kích thích, hạn chế cơn co thắt, thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu, hỗ trợ đường tiêu hóa. Tuy nhiên, việc massage cũng phải thực hiện đúng cách. Nếu chưa biết cách massage vùng bụng trị đau bao tử ra sao, bạn hãy tham khảo các bước dưới đây: 

  • Nhỏ một vài giọt dầu nóng lên lòng bàn tay rồi tiến hành xoa hai bàn tay vào nhau cho đến khi tay nóng dần. 
  • Lần lượt áp hai bàn tay lên bụng, tiến hành xoa bóp từ trái sang phải và từ trên xuống dưới. 
  • Duy trì động tác massage bụng trong khoảng 10 đến 15 phút. 

Massage bụng giúp giảm bớt kích thích lên bao tử

Massage bụng giúp giảm bớt kích thích lên bao tử 

Thời điểm thích hợp để massage bụng là sau khi ăn khoảng 1 tiếng. Bởi massage trong lúc bụng đang no, bao tử dễ bị kích thích mạnh hơn, gia tăng cơn đau. 

2.5. Tập hít thở đều 

Căng thẳng liên tục dễ gây đau bao tử. Lúc này, bạn có thể thử áp dụng động tác hít thở sâu. Bài tập đơn giản này sẽ giúp hệ thần kinh thư giãn, cải thiện phần nào tâm trạng. 

Bên cạnh đó, bài tập hít thở sâu còn giúp làm lượng dịch tiết dịch vị trong dạ dày. Đồng thời, làm giảm co bóp, kích thích giải phóng Endorphins - một chất dẫn truyền thần kinh. Trong quá trình hít thở đều, tuần hoàn máu đến bao tử sẽ lưu thông hiệu quả hơn, giảm nhẹ nấu cơn đau. Sau đây là hướng dẫn khái quát cách thực hiện bài tập hít thở đều: 

  • Bắt đầu bằng tư thế nằm ngửa lên mặt sàn hay giường. 
  • Duy trì tư thế thả lỏng và đặt 2 tay lên bụng. 
  • Hít vào hơi thật sâu qua mũi, đến khi không khí đầy phổi khiến bụng căng. 
  • Thở ra từ từ thông qua miệng để bụng hóp lại. 
  • Lặp lại động tác trên 3 đến 5 lần, duy trì áp dụng hai lần mỗi ngày. 
  • Thực hiện bất kỳ khi nào nhận thấy cơn đau dạ dày xuất hiện. 

2.6. Uống nước dừa 

Nước dừa rất giàu Kali và Magie có tác dụng thanh nhiệt, giảm tình trạng đau thắt bao tử. Cùng với đó, nước dừa còn chứa nhiều dưỡng chất bổ dưỡng khác tốt cho đường tiêu hóa.

Nước dừa tốt cho người bị đau bao tử

Nước dừa tốt cho người bị đau bao tử

Vì vậy nếu bị đau bao tử, bạn nên tích cực uống nước dừa. Tuy nhiên, bạn cũng không nên uống quá nhiều, chỉ nên dùng khoảng 1 trái/ngày. 

2.7. Kết hợp nghệ và mật ong

Cả nghệ và mật ong từ đều chất chống viêm, có tác dụng giảm tình trạng viêm, đau bao tử. Theo đó, bạn nên pha bột nghệ và mật ong cùng nước ấm. Cụ thể, cứ khoảng 100 lít nước ấm, bạn lại pha 10g bột nghệ và 2 thìa cà phê mật ong. 

Mỗi ngày, bạn hãy uống 2 đến 3 ly bột nghệ vàng mật ong pha cùng nước ấm, uống trước khi ăn. 

2.8. Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh 

Trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nhất là chất xơ. Bởi đây là nhóm chất cần thiết cho hệ tiêu hóa, giúp lợi khuẩn phát triển tốt. Nhóm chất này cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa, phân hủy thức ăn. Thiếu chất xơ có thể gây đau bao tử. Vì thế, người hay bị đau bao tử nên tích cực bổ sung rau xanh, các loại hạt, thực phẩm giàu chất xơ. 

Ngoài ra, bạn nên tránh tiêu thụ nhiều thực phẩm cay nóng, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ,... Bởi những loại thực phẩm này dễ gây kích thích dạ dày, khiến cơn đau thêm trầm trọng. 

3. Khi nào người bị đau bao tử cần đi khám bác sĩ? 

Lưu ý rằng một số cách trị đau bao tử kể trên chỉ nên áp dụng khi tình trạng đau ở mức nhẹ. Còn nếu như cơn đau đã trở nặng, bạn không nên tự chữa trị tại nhà. Bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mắc bệnh lý nào đó. Theo đó, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế để được kiểm tra khi nhận thấy những triệu chứng như:

  • Đau đột ngột và dữ dội. 
  • Cơ thể toát mồ hôi. 
  • Cảm thấy bị khó thởtức ngực
  • Nôn ra máu hoặc chất màu nâu đen. 
  • Nôn ói và tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày. 
  • Phân chuyển đen hoặc lẫn máu. 
  • Đi tiểu khó hơn bình thường. 
  • Chán ăn, cân nặng giảm. 
  • Da chuyển vàng. 

Khi nhận thấy cơn đau xuất hiện đột ngột và dữ dội, bạn nên đi khám

Khi nhận thấy cơn đau xuất hiện đột ngột và dữ dội, bạn nên đi khám 

Như vậy, MEDLATEC vừa giúp quý bạn đọc tổng hợp 8 cách trị đau bao tử đơn giản nhất. Tuy nhiên nếu nhận thấy cơn đau dai dẳng, không thuyên giảm, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tiêu hóa của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được kiểm tra. Nếu cần đặt lịch hẹn, Quý khách vui lòng gọi đến số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ