Tin tức

Hướng dẫn cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý đúng kỹ thuật

Ngày 12/04/2022
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Mỗi ngày, mũi của chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn, trong đó có các tác nhân gây ra bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Do đó, bạn nên thực hiện rửa mũi hằng ngày để vệ sinh xoang mũi, loại bỏ các nguy cơ gây bệnh, giúp cho đường thở được thông thoáng. Thế nhưng bạn đã chắc rằng bản thân đang rửa mũi đúng cách? Hãy theo dõi bài viết hướng dẫn cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý sau đây nhé.

1. Tại sao cần phải rửa mũi?

Rửa mũi là phương pháp phổ biến, được nhiều người sử dụng hằng ngày với mục đích vệ sinh và giúp làm sạch khoang mũi. Thói quen này đem đến cho bạn nhiều công dụng hỗ trợ bảo vệ sức khỏe điển hình như:

Rửa mũi thường xuyên với nước muối sinh lý mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời

Rửa mũi thường xuyên với nước muối sinh lý mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời

  • Loại bỏ bụi bẩn, làm sạch các chất dịch nhầy trong mũi. Lúc này, thuốc nhỏ hoặc xịt mũi sẽ phát huy tối đa hiệu quả do có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc mũi.

  • Giảm nguy cơ kích ứng, gây nhiễm trùng vùng mũi bắt nguồn từ các yếu tố như: phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật,…

  • Hỗ trợ quá trình hô hấp, tăng lượng không khí lưu thông qua mũi và làm thông thoáng đường thở.

  • Hạn chế các nguy cơ bị tổn thương ở vùng mũi như phù nề, sưng viêm, giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.

2. Khi nào cần rửa mũi?

Trước khi tìm hiểu hướng dẫn cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý, bạn cần nắm rõ nên thực hiện rửa mũi trong những hoàn cảnh nào. Mũi là một bộ phận hết sức quan trọng, đảm nhận vai trò đưa không khí vào cơ thể. Tuy nhiên, với sự ô nhiễm không khí trong thời điểm hiện tại thì mũi của chúng ta đang phải tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn mỗi ngày

Hướng dẫn cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý đúng kỹ thuật

Hướng dẫn cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý đúng kỹ thuật

Lúc này, lớp niêm mạc ở vị trí trên cùng trong khoang mũi sẽ tiết ra các chất nhầy nhằm đẩy bụi bẩn ra ngoài khoang giúp làm ẩm không khí bên trong. Đồng thời, các loại men bảo vệ mũi khỏi vi khuẩn được kích thích sản sinh, giúp ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh liên quan đến hô hấp.

Do đó, bạn sẽ không cần phải thực hiện dựa theo hướng dẫn cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Nếu thực hiện điều này quá thường xuyên, vô tình làm cho các chức năng của niêm mạc mũi xoang bị suy giảm. Rửa mũi chỉ thực sự cần thiết và phát huy hết công dụng khi bạn đang gặp phải các vấn đề như:

  • Cảm cúm.

  • Viêm mũi.

  • Ho có đờm.

  • Nhiễm trùng mũi họng.

  • Viêm xoang.

  • Thở khò khè, khó khăn trong hô hấp.

  • Viêm mũi dị ứng.

  • Chất nhầy trong mũi nhiều.

  • Chất nhầy đặc gây bít tắt đường thở.

Lúc này, thực hiện theo hướng dẫn cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý sẽ giúp bạn có một xoang mũi thông thoáng, các vi khuẩn, bụi bẩn và chất nhầy được đưa ra bên ngoài giữ quá trình hô hấp được tự nhiên.

3. Hướng dẫn cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý đúng kỹ thuật

Thông thường, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về việc rửa mũi thường xuyên cho bệnh nhân mắc các bệnh như: viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính, viêm xoang cấp, cảm cúm, cảm lạnh,… Việc này có tác dụng giảm tình trạng chảy nước mũi, vi khuẩn, dịch nhầy và giúp cho khoang mũi sạch sẽ.

Dùng chậu hứng nước muối chảy ra từ hai cánh mũi

Dùng chậu hứng nước muối chảy ra từ hai cánh mũi

Tuy nhiên, không phải ai cũng rửa mũi đúng cách, đa số các bạn vẫn còn thực hiện theo bản năng thông thường và chưa xem qua hướng dẫn cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý đúng kỹ thuật. Sau đây là các bước thực hiện rửa mũi theo qui trình mà bạn nên biết:

  • Sử dụng bình đựng củ tỏi để chứa nước muối sinh lý, hoặc thay thế bằng các loại bình khác như bình xịt phun sương,…

  • Nghiêng đầu một góc 45 độ về phía chậu hay bồn rửa mặt, sau đó dùng bình xịt xịt vào mũi nhằm để nước muối có thể chảy từ lỗ mũi bên này sang lỗ mũi bên kia và chảy ra đúng vị trí chậu. Hạn chế ngả đầu ra sau vì điều này làm cho nước muối bị chảy ngược vào trong mũi.

  • Đưa vòi vào một bên mũi, sau đó mở miệng đồng thời xịt nước muối sinh lý từ từ vào khoang mũi. Lúc này, bạn phải thở bằng miệng, không được thở bằng mũi. Đôi khi, nước muối có thể chảy xuống họng nhưng điều này không có gì đáng lo ngại cả.

  • Xì mũi nhẹ nhàng để kiểm tra xem bên trong mũi đã được làm sạch hoàn toàn chưa. Nếu chưa thì bạn nên thực hiện lại một lần nước theo hướng dẫn cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý nói trên.

4. Một số lưu ý

Việc dùng nước muối sinh lý để rửa mũi không còn là một điều gì đó xa lạ đối với tất cả mọi người. Ngược lại, nhiều người còn coi đây như là một thói quen để làm sạch khoang mũi và loại bỏ các yếu tố gây bệnh. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng như hướng dẫn cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng về sau. Do đó, để đảm bảo an toàn khi rửa mũi, bạn nên chú ý một vài vấn đề quan trọng sau đây:

Nước muối sinh lý được sử dụng nhiều trong đời sống hằng ngày

Nước muối sinh lý được sử dụng nhiều trong đời sống hằng ngày

  • Nên sử dụng các loại nước muối sinh lý chất lượng, được bán ở các nhà thuốc uy tín

  • Sử dụng nước muối ấm và đảm bảo an toàn vệ sinh

  • Nước muối sinh lý chỉ hỗ trợ quá trình hồi phục khi bạn mắc phải những bệnh lý hô hấp cấp độ nhẹ. Nếu bệnh trở nặng, bệnh nhân cần đến các bệnh viện uy tín để thăm khám và có biện pháp chữa trị thích hợp.

  • Hỏi trước ý kiến của bác sĩ trước khi làm theo một phương pháp chữa bệnh nào, chẳng hạn như rửa mũi,…

  • Vệ sinh mũi thường xuyên để mang lại cảm giác dễ chịu, thông thoáng, đẩy các bụi bẩn ra ngoài và góp phần ngăn ngừa viêm nhiễm.

  • Ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng giúp sức đề kháng cơ thể tốt hơn.

  • Hạn chế nạp vào cơ thể các loại thực phẩm có chứa chất gây kích thích chẳng như: thuốc lá, rượu bia, các chất gây dị ứng,…

  • Tuyệt đối không ở trong phòng có nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng, uống nước đá lạnh,…

  • Giảm sự tiếp xúc với những môi trường bị ô nhiễm và nhiều yếu tố gây kích ứng đường hô hấp như khói bụi, lông động vật, phấn hoa,…

  • Giữ tâm trạng luôn trong tâm thế thoải mái, lạc quan, tránh tình trạng stress quá mức,…

  • Luôn giữ liên lạc và trao đổi với bác sĩ thường xuyên về các chuyển biến của bệnh để áp dụng những biện pháp ứng phó kịp thời.

Tóm lại, mũi là bộ phận thường xuyên phải tiếp xúc với không khí bên ngoài, bao gồm cả khói, bụi bẩn và nhiều yếu tố gây dị ứng khác. Do đó, bạn nên tập cho mình thói quen rửa mũi thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn, chất dịch nhầy và hạn chế nguy cơ mắc bệnh về hô hấp. Hy vọng bài viết hướng dẫn cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý trên sẽ hữu ích đối với bạn. Khi có thắc mắc về vấn đề sức khỏe, bạn có thể liên hệ đến số hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để nhận được sự tư vấn tận tình của các bác sĩ tại đây.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ