Tin tức

Hướng dẫn chế độ ăn uống tốt nhất cho bệnh suy giáp

Ngày 21/08/2021
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Ly
Khi bị suy giáp, cơ thể người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, chán nản, tăng cân, rụng tóc,… Một trong những phương pháp điều trị bệnh phổ biến hiện nay là sử dụng thuốc. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng, ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhân nên điều chỉnh dinh dưỡng để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Bài viết dưới đây là những hướng dẫn về chế độ ăn uống tốt nhất cho bệnh suy giáp.

1. Một số thông tin về bệnh suy giáp

Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ và cũng chính là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể chúng ta. Tuyến giáp có hình con bướm, có chức năng lưu trữ hormone tuyến giáp,  tiết ra 2 hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3) có ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể. Tình trạng suy giáp hay còn gọi là suy tuyến giáp, nhược giáp, hay thiểu năng tuyến giáp chính là hiện tượng rối loạn chức năng tuyến giáp, là khi  tuyến giáp không sản xuất đủ hai hormone T4 và T3. 

Chế độ ăn uống tốt nhất cho bệnh suy giáp

Bệnh suy giáp khiến người bệnh luôn mệt mỏi

Hai loại hormone thyroxine và triiodothyronine có tác dụng duy trì quá trình chuyển hóa của cơ thể, kiểm soát nhiệt độ cơ thể, đồng thời điều chỉnh sản xuất protein và ảnh hưởng đến nhịp tim. Khi cơ thể không có đủ lượng hormone thyroxine và triiodothyronine cần thiết, những hoạt động của các cơ quan trong cơ thể chúng ta sẽ bị chậm lại, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

Sự trao đổi chất chậm khiến bạn mệt mỏi, đồng thời lượng cholesterol trong máu tăng lên và những người bị bệnh suy giáp thường khó giảm cân hơn những người có tuyến giáp khỏe mạnh. 

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh suy giáp

  • Phụ nữ từ 60 tuổi trở lên: Tuổi càng cao thì sức khỏe càng kém, hệ miễn dịch yếu đi và nguy cơ mắc bệnh cũng tăng lên, trong đó có nguy cơ mắc bệnh suy giáp. 

  • Bệnh nhân bị rối loạn tự miễn.

  • Những trường hợp có ông bà, bố mẹ đã từng mắc bệnh tự miễn.

  • Các đối tượng đã từng điều trị bằng phương pháp xạ trị iod, hay có tiền sử dụng các loại thuốc ức chế tuyến giáp.

  • Người bệnh từng bị chiếu bức xạ lên vùng ngực hay cổ.

  • Trường hợp từng có phẫu thuật tuyến giáp.

  • Bà mẹ từng mang thai hoặc sinh nở trong vòng 6 tháng trở lại. 

Một số triệu chứng của bệnh suy giáp

Khi mắc bệnh ở giai đoạn đầu, những triệu chứng bệnh thường mơ hồ, khó nhận biết, hoặc dễ nhầm lẫn với những dấu hiệu tuổi già với những trường hợp bệnh nhân là người cao tuổi. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý khi cơ thể mắc phải những dấu hiệu bất thường dưới đây:  

  • Không muốn ăn, khi ăn cảm thấy không ngon miệng.

  • Bị táo bón thường xuyên.

  • Khả năng ghi nhớ kém.

  • Có những dấu hiệu của tình trạng trầm cảm. 

  • Da xanh xao, nhợt nhạt, da khô,...

  • Dễ bị lạnh hơn bình thường, có thể xuất hiện cảm giác ớn lạnh.

  • Giọng nói trầm hơn.

  • Thường xuyên đau nhức ở các cơ hay ở khớp xương.

  • Phụ nữ mắc bệnh thường xảy ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt hoặc một số vấn đề trong kỳ kinh.

  • Bệnh nhân không còn hứng thú với chuyện chăn gối. 

Khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, người bệnh có thể xuất hiện những dấu hiệu nghiêm trọng hơn như lưỡi phình to, phù mặt, sắc da sậm màu và xù xì hơn,…

2. Chế độ ăn uống tốt nhất cho bệnh suy giáp

Bạn cần hiểu về những dưỡng chất tốt và không tốt đối với người bị suy giáp để đưa ra một chế độ ăn uống tốt nhất cho bệnh suy giáp. 

2.1. Những chất dinh dưỡng quan trọng và thực phẩm phù hợp với người bị suy giáp

Rong biển có chứa nhiều i-ốt rất tốt cho tuyến giáp

Rong biển có chứa nhiều i-ốt rất tốt cho tuyến giáp

Một số chất quan trọng đối với người bị suy giáp

I-ốt: Đây là chất khoáng thiết yếu để tạo ra các hormone tuyến giáp. Những người thiếu i-ốt sẽ bị tăng nguy cơ mắc bệnh suy giáp. Vì thế, bạn có thể sử dụng muối ăn có I-ốt trong công việc chế biến thức ăn hoặc lựa chọn những thực phẩm giàu I-ốt như rong biển, trứng, cá, sữa,...

Selen: Có vai trò  “kích hoạt” các hormone tuyến giáp, có tác dụng chống oxy hóa giúp tuyến giáp tránh bị tổn thương bởi các gốc tự do. Một số thực phẩm giàu selen có thể kể đến như các ngừ, trứng và các loại đậu. Lưu ý không được tự ý sử dụng các sản phẩm bổ sung selen nếu chưa có chỉ định của bác sĩ vì nếu sử dụng quá liều lượng selen có thể gây độc.

Thịt bò có chứa nhiều kẽm, rất tốt cho người suy giáp

Thịt bò có chứa nhiều kẽm, rất tốt cho người suy giáp

Kẽm: Loại dưỡng chất này có thể giúp cơ thể điều chỉnh TSH và kích thích giải phóng các loại hormone khác của tuyến giáp. Những người bệnh suy giáp, nên tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa nhiều kẽm như hàu, thịt bò, thịt gà và một số động vật có vỏ khác,…

Người bệnh nên ăn những loại quả mọng như cam hay cà chua

Người bệnh nên ăn những loại quả mọng như cam hay cà chua

Bên cạnh đó, bạn cũng nên ăn những loại quả mọng như cam, cà chua, chuối,… và các loại ngũ cốc như hạt chia, hạt lanh,… Những người bị bệnh suy giáp nên ăn thực phẩm lành mạnh để có thể kiểm soát tốt cân nặng của mình. 

2.2. Những thực phẩm có hại với người bị suy giáp

Không phải bất cứ thực phẩm nào cũng tốt cho người mắc bệnh suy giáp, cụ thể, người bệnh cần tránh những thực phẩm dưới đây: 

  • Thực phẩm từ đậu nành.

  • Một số loại rau như rau bắp cải, cải xoăn, súp lơ, rau bina,...

  • Một số loại củ quả giàu tinh bột như khoai lang, sắn, dâu tây, đào,...

  • Một số loại hạt như hạt kê, đậu phộng,...

  • Không nên ăn những thực phẩm như xúc xích, bánh ngọt,...

  • Không nên sử dụng các loại đồ uống có chứa nhiều chất kích thích vì có thể gây kích ứng tuyến giáp của bạn. Cụ thể, nên tránh xa những loại đồ uống như cà phê, rượu bia, trà xanh,…

Ngoài chế độ ăn uống tốt nhất cho bệnh suy giáp, bạn cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt khoa học như ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên để giữ cân nặng khỏe mạnh. 

Trong trường hợp có dấu hiệu bất thường cần đi khám càng sớm càng tốt. Bạn có thể liên hệ Hotline 1900565656 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được đội ngũ chuyên gia tư vấn, giải đáp thắc mắc cho bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.