Tin tức
Hướng dẫn chi tiết thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng
- 20/03/2023 | Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng và những điều cần lưu ý
- 31/12/2023 | Trẻ ăn dặm đi ngoài thế nào là bình thường và những lưu ý mẹ cần biết
- 29/10/2024 | Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 - 7 tháng cha mẹ nên tham khảo
1. Thực đơn ăn dặm truyền thống là gì?
Việc áp dụng các phương pháp chế biến cho con trong thời kỳ ăn dặm từ kinh nghiệm của thế hệ ông, bà truyền lại được gọi là ăn dặm truyền thống.
Ăn dặm truyền thống là phương pháp quen thuộc được nhiều cha mẹ áp dụng
Thực đơn ăn dặm truyền thống dựa trên các món ăn quen thuộc trong văn hoá ẩm thực của dân tộc, cách chế biến bao gồm xay nhuyễn các loại thực phẩm để bé dễ tiêu hóa, sau đó mới chuyển sang giai đoạn ăn cháo với thịt, cá, rau củ.
2. Ưu - nhược điểm của ăn dặm truyền thống
Ưu điểm
Mặc dù cách chế biến đơn giản, tiện lợi nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và khoáng chất trong mỗi bữa ăn của trẻ;
- Giúp mẹ tiết kiệm thời gian và công sức khi chế biến các món ăn dặm;
Các chế biến theo phương pháp ăn dặm truyền thống đơn giản và tiết kiệm thời gian
- Trong khoảng thời gian đầu ăn dặm theo phương pháp này, bé sẽ tăng cân nhanh vì lượng thức ăn dặm nhiều;
- Hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển nên thức ăn khi được xay nhuyễn, mịn sẽ giúp bé dễ ăn và tiêu hóa hơn.
Nhược điểm
Xay nhuyễn nhiều loại thức phẩm chung với nhau sẽ khiến trẻ khó phân biệt các loại mùi vị riêng của mỗi loại thức ăn, lâu dần có thể dẫn đến biếng ăn.
Với các phương pháp ăn dặm hiện đại sẽ giúp trẻ tập nhai các loại đồ ăn thô nhiều hơn ở các giai đoạn khác nhau, còn với phương pháp truyền thống làm trẻ quá quen với thức ăn nhuyễn.
3. Nguyên tắc ăn dặm truyền thống đúng cách
Để quá trình áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống cho trẻ đạt hiệu quả cao, cha mẹ cần nắm chắc những nguyên tắc dưới đây:
- Khi trẻ được 6 tháng tuổi là thời điểm cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp ăn dặm, bao gồm cả ăn dặm truyền thống cho trẻ. Vì khi cho trẻ ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hoá của trẻ chưa phát triển sẽ không hấp thu đầy đủ cấc chất dĩnh dưỡng, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh;
- Thực đơn ăn dặm hàng ngày của trẻ phải được xây dựng khoa học với đủ 4 nhóm dưỡng chất bao gồm chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, lươn, ếch), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật, bơ, phô mai), tinh bột (gạo, ngũ cốc, khoai, củ mì), vitamin và khoáng chất (rau xanh, quả chín);
Đảm bảo các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu trong thực đơn ăn dặm của trẻ
- Thực đơn phải đa dạng, thường xuyên thay đổi món để bé có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm khác nhau;
- Thay đổi độ thô của thức ăn theo từng giai đoạn từ loại thức ăn lỏng sang thức ăn dạng đặc, từ loại thức ăn mịn đến thức ăn thô để tránh trẻ phụ thuộc vào thức ăn xay nhuyễn;
- Cha mẹ cần lưu ý trong giai đoạn đầu này, nguồn năng lượng chính vẫn là từ sữa. Do đó, cần duy trì 400 - 500 ml sữa mỗi ngày;
- Cuối cùng nguyên tắc quan trọng nhất cần phải nhớ chính là cho bé ăn một lượng vừa đủ, không ép trẻ ăn khi trẻ không muốn.
4. Những lưu ý khi thực hiện ăn dặm truyền thống cho bé
Dưới đây là các thông tin bố mẹ cần lưu ý khi thực hiện ăn dặm truyền thống cho bé:
- Tuyệt đối cần tránh các loại thức ăn có thể gây sặc cho trẻ như các loại hạt, rau củ quả sống, bắp rang…;
- Không nên cho trẻ vừa ăn vừa xem điện thoại hoặc ti vi… điều này có thể khiến trẻ xao nhãng trong bữa ăn;
- Cha mẹ cần rèn luyện tính kiên nhẫn khi trẻ bắt đầu làm quen với phương pháp ăn dặm;
- Nên hạn chế việc kết hợp quá nhiều loại nguyên liệu, điều này khiến trẻ không thưởng thức hết toàn bộ hương vị cũng như kết cấu của loại thực phẩm đó;
- Tạo bầu không khí thoải mái, tránh căng thẳng hoặc ép buộc trẻ khi để giúp trẻ hào hứng với bữa ăn;
- Không thêm các loại gia vị của người lớn vào trong khẩu phần ăn dặm của bé, bên cạnh đó cũng cần chú ý tránh cho bé dùng những thực phẩm dễ gây dị ứng;
- Trong quá trình cho trẻ ăn, cha mẹ nên chú ý các phản ứng cơ thể của bé để biết được sở thích ăn uống của bé hoặc bé có dị ứng với thực phẩm nào không.
5. Gợi ý thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng
Dưới đây là thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng đảm bảo dinh dưỡng cha mẹ có thể tham khảo:
Cháo cà rốt
Nguyên liệu
- Cà rốt;
- Cháo hoặc bột.
Cách chế biến
- Nấu cháo theo tỷ lệ 1:10 (1 phần gạo, 10 phần nước) sau khi cháo chín, mẹ cho cháo qua rây, rây mịn;
- Cà rốt nạo vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ rồi đem hấp và xay nhuyễn hoặc nghiền mịn;
- Đun sôi cháo sau đó cho cà rốt vào, đun sôi thêm khoảng 1 phút là có thể tắt bếp.
Cháo bí đỏ
Nguyên liệu
- Bí đỏ;
- Cháo hoặc bột.
Cách chế biến
- Bí đỏ sau khi được gọt vỏ, rửa sạch cần đem đi hấp và nghiền nhuyễn;
- Cháo trắng nấu theo tỷ lệ 1:10, sau đó dùng rây cho mịn;
- Đun sôi cháo, cho bí đỏ vào sau cùng đun thêm khoảng 1 phút, tắt bếp, để nguội bớt và cho trẻ ăn.
Cháo bí đỏ là món ăn phổ biến trong thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng
Súp khoai
Đây là món ăn giúp trẻ tăng cân rất tốt, mẹ nên thêm vào thực đơn ăn dặm cho trẻ.
Nguyên liệu
- Có thể sử dụng một trong hai khoai lang hoặc khoai tây;
- Sữa công thức hoặc sữa mẹ.
Cách chế biến
- Hấp chín và nghiền nhuyễn khoai;
- Cho sữa và khoai vào nồi đun cho đến khi khoai tây chín mềm;
- Tùy vào khả năng ăn thô của trẻ, mẹ có thể xay hoặc rây mịn hỗn hợp trên.
Với thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng vừa được trình bày hy vọng giúp cha mẹ có phương án tham khảo hiệu quả trong quá trình nuôi con. Cha mẹ có thêm thắc mắc về chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần được tư vấn và giải đáp hãy liên hệ ngay tới Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATECđể được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!