Tin tức
Nhờ xét nghiệm HPV tại nhà, người phụ nữ 35 tuổi phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
- 03/11/2024 | Từ A đến Z thông tin mối liên quan giữa virus HPV và ung thư cổ tử cung qua chia sẻ của chuy...
- 17/03/2025 | Sàng lọc ung thư cổ tử cung: Test HPV tự lấy mẫu có đáng tin cậy không?
- 01/12/2024 | 10 dấu hiệu ung thư cổ tử cung chị em không nên bỏ qua
Vô tình phát hiện tổn thương tiền ung thư cổ tử cung ngay khi khỏe mạnh
Đó là trường hợp của chị P.T.H, 35 tuổi vừa đến khám tại Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Xuân. Chị đến khám sau khi tự lấy mẫu HPV tại nhà có kết quả xét nghiệm HPV 1/12 dương tính.
Chị H., cho biết, bản thân khỏe mạnh, nhưng chưa tầm soát ung thư cổ tử cung (CTC) trước đây. Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+). Sau khi nhận được kết quả, chị H., được bác sĩ tư vấn đến khám trực tiếp nên chị đến khám tại Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Xuân. Tại đây, chị H., được bác sĩ chỉ định thêm xét nghiệm tế bào CTC, kết quả xét nghiệm chưa thấy tế bào bất thường, nhưng có HPV dương tính nên chị vẫn được bác sĩ hẹn soi CTC sau sạch kinh 3-5 ngày.
Chị H., phát hiện sớm tổn thương ung thư CTC mức độ cao sau khi soi CTC và làm mô bệnh học
Chị H., được khám và soi CTC cho kết quả âm đạo có ít khí hư trắng, cổ tử cung có lộ tuyến quanh 5mm. Tiến hành nội soi CTC có vết trắng ẩn vị trí từ 11h-1h và vị trí 5h.
Ngay khi soi CTC phát hiện bất thường đó, bác sĩ tiến hành sinh thiết CTC chẩn đoán, kết quả mô bệnh học là loạn sản biểu mô vảy độ cao CTC - HSIL- CIN3, tức tổn thương ung thư CTC mức độ cao.
Dựa vào tiêu chuẩn “vàng” là mô bệnh học kết luận chị H., bị ung thư CTC mức độ cao, do HPV 1/12 type nguy cao cơ.
Ngay khi có kết luận, chị H., được điều trị bằng phương pháp LEEP cổ tử cung - phương pháp giúp loại bỏ đến 98% các tế bào cổ tử cung bất thường. Sau đó, bác sĩ tư vấn chị cần theo dõi định kỳ.
Bác sĩ Phạm Thị Hoa - Chuyên khoa Sản, Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Xuân chia sẻ: Trường hợp của chị H. là rất may mắn, nhờ chủ động sàng lọc bằng test HPV tự lấy mẫu tại nhà mà phát hiện được tiền ung thư CTC mức độ cao. Ở giai đoạn tiền ung thư, CTC tại chỗ giai đoạn sớm hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Đây chính là lợi ích (to lớn, hay gì đó) của test sàng lọc UTCTC mà BS luôn nhắc BN nên thực hiện sớm, thực hiện định kỳ...
Bàn luận về ca bệnh này, ThS.BS Nguyễn Thị Hiền - Trưởng khoa Sản Phụ khoa, Hệ thống Y tế MEDLATEC cho hay: Rất may mắn, trường hợp này bệnh nhân đã chọn sàng loc bằng test HPV. Mặc dù xét nghiệm tế bào CTC của bệnh nhân chưa thấy tế bào bất thường (độ nhạy xét nghiệm tế bào chỉ 60-80%) nhưng khi có HPV dương tính, bệnh nhân vẫn được chỉ định soi CTC và tìm thấy tổn thương tiền ung thư.
Ai nên tầm soát ung thư cổ tử cung?
Tầm soát ung thư cổ tử cung là việc làm quan trọng, giúp phát hiện sớm ung thư ngay giai đoạn đầu khi chưa biểu lộ triệu chứng bất thường ra bên ngoài, đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng sống cho người bệnh.
Theo bác sĩ Hoa, những đối tượng sau nên tầm soát ung thư cổ tử cung, gồm:
Nên bắt đầu sàng lọc ung thư CTC với phụ nữ ≥ 21 tuổi và đã có quan hệ tình dục
- Phụ nữ từ 21 tuổi trở lên: Phụ nữ ≥ 21 tuổi, đã có quan hệ tình dục và mong muốn được tầm soát ung thư CTC, ưu tiên cho nhóm phụ nữ nguy cơ trong độ tuổi từ 30-50.
- Độ tuổi từ 21- 65: Sàng lọc theo phác đồ, nếu sau 3 lần xét nghiệm sàng lọc liên tiếp có kết quả âm tính thì có thể giãn thời gian sàng lọc mỗi chu kỳ thêm 1-2 năm.
- Phụ nữ trên 65 tuổi: Ít nhất 3 lần xét nghiệm tế bào âm tính, hoặc ít nhất 2 lần xét nghiệm HPV và tế bào CTC âm tính; trong 10 năm không có kết quả sàng lọc bất thường hoặc đã cắt tử cung toàn bộ vì bệnh lý lành tính, có thể ngừng tầm soát. Tuy nhiên, nếu có yếu tố nguy cơ, vẫn có thể cần tiếp tục tầm soát.
- Phụ nữ đã cắt bỏ tử cung hoàn toàn: vì bệnh lý lành tính và không có tiền sử ung thư cổ tử cung hoặc các tổn thương tiền ung thư, họ có thể ngừng tầm soát. Tuy nhiên, nếu vẫn giữ lại cổ tử cung vẫn cần tầm soát.
- Phụ nữ có yếu tố nguy cơ cao: Kết quả dương tính HPV 16 và 18, có tiền sử ung thư cổ tử cung, hoặc có hệ miễn dịch suy yếu nên khám định kỳ để được bác sĩ đưa lịch trình tầm soát phù hợp.
Ngoài ra, những người có yếu tố nguy cơ tăng cao cần chú ý sàng lọc như: Nhiễm HPV, quan hệ tình dục không an toàn và nhiều bạn tình, hút thuốc lá, hệ miễn dịch yếu... cũng cần đi kiểm tra định kỳ để sàng lọc, phát hiện sớm bệnh.
Các phương pháp hữu hiệu cho tầm soát ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư hay gặp hàng ở phụ nữ, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Có nhiều nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung, nhưng có tới 99% các trường hợp ung thư CTC có liên quan tới nhiễm HPV, đặc biệt là các chủng nguy cơ cao như HPV 16 và HPV 18.
Nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời, ung thư cổ tử cung có thể gây ra hậu hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe thể chất và tâm lý, gây rối loạn chức năng sinh sản, hoặc nguy hiểm hơn là tử vong.
Các nghiên cứu cho biết, giai đoạn sớm (giai đoạn 1): Tỷ lệ sống sót 5 năm là 92-93% nếu ung thư được phát hiện và điều trị kịp thời. Giai đoạn muộn (giai đoạn 4): Tỷ lệ sống sót 5 năm giảm xuống còn khoảng 15-20%, vì ung thư đã lan rộng ra các bộ phận khác của cơ thể.
Vì vậy, để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, bác sĩ Hoa nhấn mạnh việc tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ. Hiện nay những phương pháp được dùng phổ biến hiện nay gồm:
- Tế bào học: Sàng lọc tế bào gồm hai phương pháp là PAP quy ước có độ nhạy, độ đặc hiệu tương ứng là 68% và 79%; Phương pháp PAP nhúng dịch (Thinprep) có độ nhạy, độ đặc hiệu tương ứng là 76% và 89%.
- HPV testing: Phát hiện các type HPV có nguy cơ gây ung thư cao. Xét nghiệm HPV có độ nhạy cao và giá trị dự báo âm tính cao. Nếu xét nghiệm HPV(-) gần như không có nguy cơ hình thành CIN III trong vòng 5 năm sau đó. Điều này cho phép giãn thời gian sàng lọc và giảm số lần sàng lọc trong cuộc đời người phụ nữ. Các nước trên thế giới đang thay đổi theo hướng sử dụng xét nghiệm HPV đầu tay cho tầm soát ung thư cổ tử cung.
- Co-testing (HPV + Tế bào cổ tử cung): Tích hợp HPV testing với tế bào học tăng hiệu quả của chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung.
- Quan sát cổ tử cung: Là phương pháp bổ sung/ thay thế cho xét nghiệm tế bào học ở những cơ sở y tế không làm được xét nghiệm này. Quan sát cổ tử cung gồm hai phương pháp là VIA (Visual Inspection using Acetic acid): quan sát cổ tử cung (CTC) với acid acetic và VILI (Visual Inspection using Lugol’s iodine): quan sát CTC với Lugol.
Từ kết quả ung thư cổ tử cung, bạn sẽ được chuyên gia, bác sĩ Sản khoa tư vấn hướng xử trí phòng ngừa, hoặc điều trị kịp thời.
Mang tâm lý e ngại, chủ quan, hoặc bận rộn nên không ít chị em phụ nữ chủ quan tầm soát ung thư CTC. Thấu hiểu những lo lắng đó cùng mong muốn mang đến chị em giải pháp ung thư cổ tử cung tại nhà riêng tư, chủ động, tiện lợi, Hệ thống Y tế MEDLATEC triển khai xét nghiệm HPV tại nhà trên toàn quốc. Xét nghiệm HPV tại nhà mang đến giải pháp ung thư cổ tử cung tại nhà riêng tư, chủ động của các chị em phụ nữ Theo đó, lựa chọn xét nghiệm HPV tại nhà, bên cạnh hài lòng về sự riêng tư, thuận lợi, giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chị em hoàn toàn an tâm kết quả chính xác như cam kết. Do toàn bộ mẫu sau thu gom được vận chuyển về Trung tâm Xét nghiệm áp dụng song hành 2 tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CA1, cùng các tiêu chuẩn quốc tế khác phân tích tự động luôn cho kết quả chính xác, tin cậy, kịp thời. Ngay sau khi có kết quả, khách hàng được chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, tư vấn. Đồng hành cùng phụ nữ Việt trên hành trình sống khỏe và nói “không” ung thư CTC, MEDLATEC sẵn sàng cùng bạn mọi lúc, mọi nẻo đường. Mọi thông tin liên hệ, hoặc đăng ký thực hiện đặ lịch xét nghiệm HPV tại nhà tại đây, tại Hệ thống Y tế MEDLATEC toàn quốc qua tổng đài 1900 56 56 56. |
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
