Tin tức

Tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn để mau hồi phục

Ngày 01/10/2023
ThomNT

Hướng dẫn tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn

Trong các xương ở vùng vai thì gãy xương đòn là trường hợp phổ biến nhất và thường do những tác động mạnh từ ngoại lực. Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị thì tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc hồi phục. Vậy nằm như thế nào mới đúng chuẩn khi bị gãy xương đòn?

1. Thông tin cơ bản về gãy xương đòn

Xương đòn là phần nối giữa bả vai với cánh tay, nằm ở giữa lồng ngực. Xung quanh xương đòn có chứa rất nhiều mạch máu và dây thần kinh. Tuy nhiên, một điều ít ai biết là khi bị chấn thương hoặc thậm chí là gãy xương đòn thì hệ mạch máu dây thần kinh xung quanh khu vực này cũng ít bị tác động.

Nguyên nhân gãy xương đòn

Gãy xương đòn có thể do:

       Chấn thương do tai nạn, va đập.

       Mang vác vật quá nặng.

       Vận động hoặc chơi thể thao quá sức hoặc sai tư thế.

       Té, ngã có chống tay.

Một số ít trường hợp gãy xương đòn có đi kèm với vết thương hở.

X-ray of a shoulder joint

Description automatically generated

Gãy xương đòn là trường hợp xảy ra phổ biến do những tác động của ngoại lực

Biểu hiện

Khi bị gãy xương đòn, người bệnh thường có những triệu chứng sau:

       Khu vực bị gãy, vùng da có hiện tượng gồ lên.

       Đau đớn, sưng tấy ở phần xương đòn bị gãy.

       Nghe thấy âm thanh bất thường bên trong.

       Khả năng cử động, thực hiện động tác của khớp vai giảm hoặc mất hẳn.

Thông qua các triệu chứng lâm sàng ở trên, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X - quang thẳng nghiêng xương đòn nhằm xác định chính xác tình trạng là gãy, nứt hay di lệch để từ đó lên phương án điều trị thích hợp. Một số trường hợp, bệnh nhân cần chụp CT để có kết quả hình ảnh cụ thể và chi tiết hơn. Ngoài ra, tùy trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định thêm các kiểm tra khác để đi đến chẩn đoán khẳng định.

2. Tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn

Tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn không chỉ giúp hỗ trợ bệnh nhân hồi phục nhanh, giảm đau mà còn phòng ngừa được những rủi ro có thể xảy ra. Một số tư thế ngủ khi bị gãy xương đòn đúng chuẩn theo hướng dẫn của chuyên gia mà bạn có thể tham khảo là:

Nằm ngửa

Đối với bệnh nhân bị gãy xương đòn thì ngủ với tư thế nằm ngửa được đánh giá là tốt nhất bởi lúc này, trọng lực của cơ thể sẽ được phân bố đều, hạn chế áp lực lên vùng xương đòn bị gãy. Ngoài ra, nằm ngửa còn có tác dụng duy trì trạng thái tự nhiên của cột sống lưng và cổ. Khi nằm ngửa, bệnh nhân cần chú ý:

       Kê một cái gối nhỏ hoặc khăn mềm cuộn tròn ở dưới bả vai để hạn chế áp lực ở vùng xung quanh xương đòn bị gãy, điều này giúp cải thiện các cơn đau, bệnh nhân có thể dễ ngủ hơn.

       Kê một chiếc gối nhỏ ở đầu gối và lưng để duy trì tư thế chuẩn của cột sống, giảm các vấn đề ở lưng.

       Không nằm gối quá cao hoặc quá thấp.

A person lying on a pillow with his back and his chest

Description automatically generated

Nằm ngửa giúp hạn chế áp lực lên phần xương đòn bị gãy

Nằm nghiêng

Ngoài tư thế nằm ngửa thì bệnh nhân gãy xương đòn có thể nằm nghiêng người về phía không bị gãy xương đòn. Lúc này, phần xương đòn gãy sẽ được hướng lên trên, áp lực sẽ dồn về phần xương lành nên không gây đau nhức hoặc cản trở quá trình lưu thông của máu khiến vết thương lâu lành.

3. Những lưu ý đối với người bị gãy xương đòn

Ngoài thay đổi tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn, bệnh nhân còn cần phải chú ý đến một số vấn đề sau:

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình lành vết thương. Những thực phẩm nên và không nên ăn với bệnh nhân gãy xương đòn là:

       Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu Canxi, Magie, Kẽm như các loại hải sản, phô mai, sữa, ngũ cốc,…

       Để thúc đẩy quá trình tái tạo xương thì nên bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin B như thịt bò, thịt gà, cá, sữa, các chế phẩm từ sữa,…

       Thành phần vitamin và chất khoáng, đặc biệt là Acid Folic có trong rau xanh, trái cây tươi giúp tăng sức đề kháng và tăng độ chắc khỏe cho xương.

       Không ăn các loại thực phẩm cây nóng, nhiều dầu mỡ và kiêng các chất kích thích, rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… để tránh tình trạng làm giảm hấp thụ Canxi vào xương.

A group of food with a chalkboard

Description automatically generated

Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu Canxi, Magie, Kẽm với bệnh nhân gãy xương

Các lưu ý khác

Để đảm bảo sức khỏe và tránh tình trạng vết thương không lành mà trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân gãy xương đòn cần lưu ý:

       Có thể sử dụng các loại gối đặc biệt để kê như gối chữ U, gối hỗ trợ cổ, gối chêm hoặc gối ôm dài sử dụng khi nằm nghiêng.

       Bệnh nhân không nên vận động quá sớm vì có thể ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật. Theo khuyến cáo của bác sĩ thì sau 2 - 3 tháng kể từ thời điểm phẫu thuật, bệnh nhân mới bắt đầu thực hiện các vận động với cường độ nhẹ.

       Thông thường, xương cần thời gian từ 3 - 6 tháng để lành hoàn toàn tùy theo từng cơ địa. Trong thời gian này, bệnh nhân không nâng, cầm, xách vật nặng hoặc hoạt động cánh tay quá sức khiến vết thương không lành hay thậm chí là bị nặng hơn. 

       Bệnh nhân bị gãy xương đòn cần đeo đai số 8 trong thời gian từ 4 - 8 tuần và bó bột để cố định xương đòn.

       Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc khi có bất kỳ triệu chứng nào không bình thường để kiểm tra tình trạng vết thương và mức độ liền của xương.

Nếu bạn đang gặp tình trạng gãy xương đòn và cần tìm địa chỉ để kiểm tra thì các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là gợi ý không nên bỏ qua. Quá trình kiểm tra, chẩn đoán và điều trị bệnh lý sẽ được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn cao cùng sự hỗ trợ từ hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế.

A doctor examining a patient

Description automatically generated

Thăm khám và điều trị gãy xương đòn tại Hệ thống Y tế MEDLATEC

Vì vậy, khách hàng có thể yên tâm về độ chính xác của các kết quả kiểm tra.Sau khi có kết quả và đưa ra hướng xử lý hiệu quả nhất, bác sĩ cũng sẽ tư vấn về tư thế nằm ngủ khi bị gãy xương đòn và các biện pháp chăm sóc khác để đảm bảo vết thương nhanh chóng hồi phục.

Mọi thông tin cần được tư vấn và hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ với MEDLATEC thông qua hotline: 1900 56 56 56 sẽ có tổng đài viên tiếp nhận và giải đáp cụ thể mọi thắc mắc. 

 

 

 

 

 

BS Thanh Tuấn đã duyệt

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ