Tin tức

Huyết áp 100/60 là cao hay thấp và nên làm gì?

Ngày 23/10/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Chỉ số huyết áp phản ánh vấn đề về sức khỏe mà bạn không được chủ quan. Nguyên nhân là do huyết áp thấp hay huyết áp cao đều khiến bạn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu huyết áp 100/60 là cao hay thấp và nên làm gì trong trường hợp này.

1. Tổng quan về huyết áp

Huyết áp là chỉ số thể hiện áp lực của dòng máu lên thành mạch khi tim thực hiện co bóp (huyết áp tâm thu) và tim thả lỏng thư giãn (huyết áp tâm trương). Đơn vị đo của huyết áp là mmHg. 

Trên máy đo huyết áp điện tử, chỉ số trên cùng, có giá trị lớn hơn là huyết áp tâm thu; chỉ số phía dưới, có giá trị nhỏ hơn là huyết áp tâm trương. Trung bình, chỉ số này trong khoảng 90/60 - 130/85 mmHg. Dưới ngưỡng này gọi là huyết áp thấp, trên ngưỡng này gọi là huyết áp cao.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp như chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, tiền sử gia đình, môi trường sống, tuổi tác, cảm xúc, bệnh lý, thuốc sử dụng,… Ngoài ra, huyết áp của một người có thể khác nhau giữa ban ngày và ban đêm. 

Huyết áp là một trong những chỉ số để đánh giá tình trạng sức khỏe

Huyết áp là một trong những chỉ số để đánh giá tình trạng sức khỏe

2. Huyết áp 100/60 là cao hay thấp?

Theo như phân tích ở trên, huyết áp dưới 90/60 mmHg gọi là huyết áp thấp. Như vậy, huyết áp 100/60 mmHg vẫn đang trong giới hạn bình thường, cụ thể là khoảng thấp của giới hạn bình thường, bạn không cần lo lắng huyết áp 100/60 là cao hay thấp

Tuy nhiên, vì cả 2 huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đều ở mức “tiệm cận” thấp nên bạn cần theo dõi, kiểm tra huyết áp nhiều lần trong ngày để so sánh, đối chiếu kết quả, từ đó, xác định được mình có đang tụt huyết áp hay huyết áp thấp không.

3. Làm gì khi huyết áp 100/60 mmHg?

Giải đáp được huyết áp 100/60 là cao hay thấp, hẳn bạn sẽ không còn lo lắng. Nói chung, nếu huyết áp ở ngưỡng này, có sự thay đổi tích cực ở những lần đo khác, không xuất hiện các triệu chứng tụt huyết áp, bản thân bạn cũng không có bệnh lý thì có thể an tâm. 

Ngược lại, huyết áp thường xuyên trên dưới 100/60 mmHg, bạn xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn,… bản thân có bệnh lý hoặc gia đình có tiền sử thì không được chủ quan. Lúc này, hãy đến cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra, đánh giá tình hình. Trường hợp cần thiết, bạn có thể phải điều trị bằng cách dùng thuốc và thay đổi thói quen sinh hoạt.

Huyết áp 100/60 ở khoảng thấp của giới hạn bình thường, cần theo dõi thêm

Huyết áp 100/60 ở khoảng thấp của giới hạn bình thường, cần theo dõi thêm

4. Hướng dẫn cách phòng bệnh huyết áp

Ngoài tìm hiểu huyết áp 100/60 là cao hay thấp, bạn cũng cần chủ động phòng ngừa các bệnh lý về huyết áp để bảo vệ sức khỏe, tránh đối mặt với các biến chứng và rủi ro do huyết áp thấp hoặc huyết áp cao.

Về chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh. Đối với bệnh tăng huyết áp, chế độ ăn của bạn cần hạn chế muối. Ngược lại, để phòng tụt huyết áp, bạn cần ăn nhiều muối hơn. Bởi muối natri tác động trực tiếp đến áp lực dòng máu trong mạch máu, qua đó làm thay đổi huyết áp. Tùy vào tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn lượng muối cần tiêu thụ mỗi ngày. 

Ngoài ra, ưu tiên sử dụng thực phẩm tươi sống, tránh các loại đồ hộp, đồ chế biến sẵn chứa nhiều hóa chất. Đặc biệt, để huyết áp không bị tăng hay giảm thất thường, đột ngột, bạn cần nói không với thuốc lá và hạn chế tiêu thụ rượu bia, nước ngọt, cà phê,… Đây là những tác nhân không chỉ tác động xấu đến huyết áp mà còn gây hại cho sức khỏe tổng thể. 

Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn lượng muối tiêu thụ phù hợp với sức khỏe

Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn lượng muối tiêu thụ phù hợp với sức khỏe

Về thói quen sinh hoạt

Song song với dinh dưỡng, bạn cần chủ động điều chỉnh thói quen sinh hoạt để cải thiện sức khỏe và điều hòa huyết áp. Trong đó, quan trọng nhất là tránh thức khuya, ngủ muộn; đảm bảo ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, 7 - 8 tiếng/ ngày. 

Bên cạnh đó, hãy chăm sóc sức khỏe tinh thần bằng cách loại bỏ những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực; tránh xa căng thẳng, áp lực. Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi hoặc làm những việc mình yêu thích.

Ngoài ra, hãy kiểm tra chỉ số huyết áp thường xuyên bằng cách đo nhiều lần trong ngày. Việc này rất đơn giản nếu bạn trang bị máy huyết áp điện tử tại nhà. Buổi sáng thức dậy, sau ăn 1 giờ, buổi tối trước khi đi ngủ là những thời điểm bạn nên huyết áp. 

Về hoạt động thể chất

Ngay cả khi bạn có sức khỏe tốt và cân nặng lý tưởng, việc tập luyện cũng không bao giờ thừa. Trường hợp có bệnh hoặc thừa cân, việc tập luyện càng trở nên quan trọng. Mỗi ngày, bạn nên dành ít nhất 30 phút để rèn luyện thể chất, đơn giản nhất là ngồi thiền, đi bộ, đạp xe. Nếu có thời gian và điều kiện, bạn có thể bơi lội, đánh tennis, tập gym,… 

Tập luyện đều đặn mỗi ngày giúp tăng cường miễn dịch, phòng tránh bệnh tật. Đặc biệt, với người bị bệnh về huyết áp, tim mạch, hoạt động thể chất góp phần cải thiện bệnh hiệu quả. 

Chú ý hoạt động thể chất mỗi ngày để cải thiện cân nặng, phòng bệnh huyết áp

Chú ý hoạt động thể chất mỗi ngày để cải thiện cân nặng, phòng bệnh huyết áp

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Để chủ động phòng bệnh, trường hợp có bệnh cũng được phát hiện và điều trị sớm, bạn cần thăm khám sức khỏe định kỳ, ít nhất mỗi năm 1 lần. Nếu sức khỏe bất thường, bạn có thể được chỉ định tần suất khám cao hơn. 

Mục đích của khám sức khỏe định kỳ là theo dõi sức khỏe bản thân và đánh giá các yếu tố nguy cơ để phòng tránh. Nếu phát hiện bệnh lý, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị chi tiết, tránh bệnh diễn tiến nặng, gây biến chứng.

Hy vọng bài viết trên giúp bạn giải đáp thắc mắc huyết áp 100/60 là cao hay thấp và những biện pháp phòng tránh bệnh. Tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ để được giải đáp chuyên sâu hơn cũng như kiểm tra các bất thường về chỉ số huyết áp.

Nếu không biết địa chỉ nào uy tín, bạn hãy lựa chọn Chuyên khoa Tim mạch của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Quý khách có thể đặt lịch trước qua hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.