Tin tức

Lý giải tại sao uống thuốc huyết áp rồi mà huyết áp vẫn tăng?

Ngày 16/10/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Dùng thuốc là một trong những phương pháp điều trị cao huyết áp. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đã uống thuốc nhưng tình trạng không cải thiện. Vậy tại sao uống thuốc huyết áp rồi mà huyết áp vẫn tăng? Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến.

1. Sơ lược về cao huyết áp

Trước khi lý giải tại sao uống thuốc huyết áp rồi mà huyết áp vẫn tăng, chúng ta cùng sơ lược về huyết áp.

Huyết áp là gì?

Huyết áp của người bình thường đo được là < 130/85 mmHg, trung bình là 120/80 mmHg. Huyết áp cao là khi chỉ số > 140/90 mmHg. Có đến 90 - 95% các trường hợp huyết áp vô căn, tức là không xác định được nguyên nhân. Còn lại 5 - 10% huyết áp là do bệnh lý (tim mạch, nội tiết, thận,…), thai nghén, tác dụng phụ của thuốc hay thói quen sinh hoạt.

Cao huyết áp là bệnh lý phổ biến hiện nay và rất nguy hiểm

huyết áp là bệnh lý phổ biến hiện nay và rất nguy hiểm

Triệu chứng huyết áp

Khi huyết áp tăng, một số người không xuất hiện triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, mơ hồ. Trường hợp huyết áp tăng cao, những triệu chứng nghiêm trọng sẽ xảy ra, bao gồm:

  • Đau đầu, tức ngực, hụt hơi, khó thở.
  • Chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ.
  • Mệt mỏi, mất thăng bằng, đứng không vững.
  • Rối loạn nhịp tim, lo lắng, căng thẳng, toát mồ hôi.
  • Đi tiểu ra máu.

2. Tại sao uống thuốc huyết áp rồi mà huyết áp vẫn tăng?

Người bị huyết áp thường phải dùng thuốc để kiểm soát tình trạng, tránh các biến chứng. Nhưng tại sao uống huyết áp rồi mà huyết áp vẫn tăng?

Dùng thuốc không đúng liều

Đây có thể là lý do phổ biến gây ra tình trạng huyết áp vẫn tăng dù đã dùng thuốc. Cụ thể là liều thuốc chưa đủ để hạ huyết áp, bạn cần liều cao hơn hoặc kết hợp với một loại thuốc khác (thuốc hạ huyết áp khác nhóm hoặc thuốc lợi tiểu). Nói chung, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ điều chỉnh toa phù hợp. 

Uống thuốc không đúng liều khiến huyết áp không thể hạ

Uống thuốc không đúng liều khiến huyết áp không thể hạ

Uống thuốc sai thời điểm

Tình trạng này thường xảy ra với những trường hợp được kê từ 2 loại thuốc trở lên. Lúc này, nếu bạn dùng cùng một lúc vào buổi sáng thì có thể đến trưa và tối, huyết áp sẽ tăng. Để tránh tình huống này, bạn hãy trao đổi kỹ với bác sĩ để xem thuốc nào dùng buổi sáng, thuốc nào dùng buổi tối. Việc này giúp nồng độ của thuốc được duy trì trong cơ thể, kiểm soát tốt huyết áp.

Tương tác thuốc 

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến huyết áp vẫn tăng dù đã dùng thuốc. Theo đó, nếu bạn sử dụng thuốc hạ huyết áp đồng thời với thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc thông mũi do cảm lạnh, thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai hay các thực phẩm chức năng chiết xuất từ cam thảo, nhân sâm, ma hoàng, kim sa,… thì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc hạ huyết áp. Đó là lý do bạn cần thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang dùng để hạn chế tối đa tác dụng phụ.

Ăn nhiều muối

Ngoài các nguyên nhân trên, tại sao uống huyết áp rồi mà huyết áp vẫn tăng? Đó là do chế độ ăn của bạn quá nhiều muối. Muối khiến cơ thể tích nước làm thể tích lòng mạch tăng lên. Bên cạnh đó, muối còn gây ra sự mất cân bằng giữa Natri, Kali khiến thận hoạt động kém, chất lỏng trong cơ thể không được thận lọc và đào thải ra ngoài. Tất cả điều này làm huyết áp tăng dù đã dùng thuốc.

Thói quen ăn mặn, nhiều muối rất có hại cho bệnh nhân <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/bi-benh-huyet-ap-cao-nen-an-gi-la-tot-s195-n18124'  title ='cao huyết áp'>cao huyết áp</a>

Thói quen ăn mặn, nhiều muối rất có hại cho bệnh nhân cao huyết áp

Tiêu thụ nhiều caffeine

Huyết áp có xu hướng tăng sau khi bạn uống cà phê, trà, nước ngọt, nước tăng lực,… Đặc biệt, uống càng nhiều thì huyết áp càng tăng cao, việc dùng thuốc hạ huyết áp sẽ không mang lại hiệu quả. Do đó, ngoài tránh tiêu thụ nhiều muối, bạn cũng cần hạn chế dùng các loại thức uống chứa caffeine để tránh ảnh hưởng đến huyết áp.

Sức khỏe có vấn đề

Một số vấn đề về sức khỏe có thể làm huyết áp tăng, không hạ sau khi dùng thuốc. Cụ thể là cường giáp, trầm cảm, ngưng thở khi ngủ, rối loạn chức năng thận hoặc tuyến thượng thận,… Chỉ khi nào bạn thăm khám và điều trị tốt các bệnh lý này thì huyết áp mới có thể trở lại bình thường.

Huyết áp kháng trị

Tại sao uống huyết áp rồi mà huyết áp vẫn tăng? Đó là do huyết áp kháng trị, tức là bệnh đã kháng thuốc. Nguyên nhân dẫn đến kháng thuốc có thể do bạn dùng thuốc không đúng liều, tự ý tăng hoặc giảm liều, ngưng dùng thuốc đột ngột, hoặc dùng thuốc nhưng không thay đổi, điều chỉnh thói quen sinh hoạt. Ngoài ra, bị thừa cân, béo phì; thường xuyên căng thẳng, lo âu; mất ngủ, ngưng thở khi ngủ,… cũng có thể dẫn đến huyết áp kháng trị.

3. Làm gì khi huyết áp vẫn tăng dù đã dùng thuốc?

Nếu huyết áp không hạ dù đã dùng thuốc, bạn cần xem xét lại toa thuốc để xem mình đã sử dụng đúng hướng dẫn chưa. Nếu chưa thì điều chỉnh lại, nếu đúng cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ và thông báo tình trạng với bác sĩ.

Nếu huyết áp không hạ khi đã dùng thuốc, nên đến gặp bác sĩ

Nếu huyết áp không hạ khi đã dùng thuốc, nên đến gặp bác sĩ

Ngoài ra, trong sinh hoạt hàng ngày, bạn chú ý làm việc vừa sức, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh để căng thẳng, lo âu kéo dài. Đặc biệt, chế độ ăn giàu rau xanh, trái cây, chất béo lành mạnh; không tiêu thụ nhiều muối, đường, thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp,…

Song song đó, bạn nên tập luyện mỗi ngày để tránh tăng cân, đảm bảo cân nặng hợp lý. Tập luyện cũng giúp tăng cường lưu thông máu và cải thiện tâm trạng. Nhờ đó, vừa ngăn ngừa cao huyết áp, vừa nâng cao sức khỏe tổng thể. 

Đặc biệt, cần theo dõi và kiểm tra huyết áp tại nhà. Cứ mỗi 2 giờ, tiến hành huyết áp một lần, đảm bảo huyết áp ổn định. Trường hợp huyết áp tăng liên tục không giảm, kèm các triệu chứng như đã nói trên, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất.

Thông tin bài viết trên giúp bạn giải đáp tại sao uống huyết áp rồi mà huyết áp vẫn tăng và nên làm gì trong trường hợp này. Để được giải đáp cụ thể hơn, bạn hãy đến gặp bác sĩ Chuyên khoa Tim mạch của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Trước khi đến và sử dụng dịch vụ, quý khách hãy gọi 1900 56 56 56 để đặt lịch trước.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.