Tin tức
Phân độ tăng huyết áp và những lưu ý để kiểm soát bệnh
- 08/03/2023 | Phân độ tăng huyết áp càng cao bệnh nhân càng nguy hiểm?
- 27/02/2022 | Cảnh giác với những nguyên nhân gây tăng huyết áp đột ngột dưới đây
- 06/08/2021 | Tăng huyết áp ác tính (tăng huyết áp cấp) là gì? Điều trị ra sao?
- 08/06/2022 | Điều trị hội chứng tăng huyết áp áo choàng trắng bằng cách nào?
1. Tổng quan về tăng huyết
áp
Trước khi tìm hiểu phân độ tăng huyết áp, chúng ta cùng sơ lược tăng huyết áp là gì, có triệu chứng như thế nào và thường xảy ra với ai. Theo đó, huyết áp đo được cao hơn mức bình thường thì gọi là tăng huyết áp. Chỉ số ở đây bao gồm chỉ số huyết áp tâm thu và chỉ số huyết áp tâm trương. Cụ thể, nếu chỉ số huyết áp tâm thu từ 140 mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương từ 90 mmHg thì bị coi là tăng huyết áp.
Khi bị tăng huyết áp, người bệnh có thể không có triệu chứng hoặc xuất hiện các triệu chứng sau: Đau đầu, chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng; tức ngực, khó thở, tim đập nhanh; mắt mờ, không nhìn rõ; ù tai; chảy máu mũi;…. Những triệu chứng này đôi khi dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý và vấn đề sức khỏe khác.
Tăng huyết áp có thể kèm theo triệu chứng hoặc không triệu chứng
Bất cứ ai cũng có thể bị tăng huyết áp nhưng nếu thuộc các trường hợp dưới đây thì nguy cơ bị sẽ cao hơn.
● Tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp: Bạn có khả năng bị tăng huyết áp nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ, người thân mắc bệnh lý này.
● Người già, người cao tuổi: Thực tế thì người già, người cao tuổi luôn nằm trong nhóm nguy cơ dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch suy yếu, các cơ quan trong cơ thể bị lão hóa. Do đó, người già bị tăng huyết áp là khó tránh khỏi.
● Người ít vận động, thừa cân, béo phì: Đây là nhóm đối tượng không chỉ dễ bị tăng huyết áp mà còn có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch.
● Chế độ ăn uống bất hợp lý, tiêu thụ nhiều muối: Điều này sẽ khiến cơ thể bị rối loạn chuyển hóa, đồng thời, muối sẽ làm động mạch thu hẹp, gây co mạch, dẫn đến huyết áp tăng.
● Thường xuyên uống rượu bia, sử dụng chất kích thích và hút thuốc lá: Đây đều “khắc tinh” với sức khỏe, không chỉ khiến bạn dễ bị tăng huyết áp mà còn khởi phát nhiều bệnh lý khác.
● Hay bị căng thẳng, dễ xúc động mạnh: Lúc này, bạn sẽ bị rối loạn nhịp tim, cụ thể là tim đập nhanh khiến máu được bơm nhiều hơn bình thường, tạo ra áp lực cao lên thành động mạch, gây tăng huyết áp.
2. Phân độ tăng huyết áp
Như đã nói, tăng huyết áp giúp bác sĩ xác định được tình trạng bệnh để có phương án điều trị phù hợp và hiệu quả. Theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam thì tăng huyết áp được phân chia thành các cấp độ sau.
Tăng huyết áp cấp độ 1
Hay còn gọi là tăng huyết áp mức độ nhẹ, chỉ số huyết áp tâm thu nằm trong khoảng 140 - 159 mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương nằm trong khoảng 90 - 99 mmHg.
Phân độ tăng huyết áp gồm 3 cấp độ là nhẹ, trung bình và nặng
Tăng huyết áp cấp độ 2
Hay còn gọi là tăng huyết áp mức độ trung bình, chỉ số huyết áp tâm thu nằm trong khoảng 160 - 179 mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương nằm trong khoảng 100 - 109 mmHg.
Tăng huyết áp cấp độ 3
Hay còn gọi là tăng huyết áp mức độ nặng, chỉ số huyết áp tâm thu ≥180 mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương ≥110 mmHg.
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc
Nếu chỉ số huyết áp tâm thu ≥140 mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương <90mmHg thì người bệnh bị tăng huyết áp tâm thu đơn độc, tức là huyết áp tâm trương bình thường, chỉ bị tăng huyết áp tâm thu.
Trường hợp các chỉ số của huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu đo được không cùng một phân độ thì sẽ dựa vào chỉ số cao hơn để xác định phân độ.
3. Những lưu ý chung dành cho người bị tăng huyết áp
Dù bị tăng huyết áp ở phân độ tăng huyết áp nào thì để kiểm soát được bệnh, bạn cũng cần lưu ý những vấn đề sau.
● Đặc biệt chú trọng đến chế độ ăn uống để bệnh không tái phát và không nghiêm trọng. Hạn chế đến mức tối đa thực phẩm chứa nhiều calo, đường, đặc biệt là muối.
● Thường xuyên vận động thể chất, ít nhất là 30 phút mỗi ngày để tăng cường lưu thông máu và sức đề kháng.
● Đảm bảo cân nặng hợp lý, nếu thừa cân thì cần có chế độ giảm cân khoa học, lành mạnh.
● Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, vui chơi; tránh những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, đau đớn,…
● Nói không với thuốc lá. Với rượu bia, nên uống ở mức độ hợp lý, 3 lần/ tuần và 2 ly/ lần.
Người bị tăng huyết áp nên duy trì lối sống khoa học và lành mạnh
Ngoài ra, khi bị tăng huyết áp, bạn có thể thực hiện các bài tập sau để hạ chỉ số huyết áp.
● Ngâm chân trong chậu nước ấm 50 - 60 độ C từ 10 - 15 phút để máu được lưu thông nhẹ nhàng từ não xuống dưới chân.
● Đặt 2 ngón trỏ vào 2 lỗ tai rồi hít một hơi thật sâu và thở ra một hơi thật mạnh, đảm bảo hơi thở có âm thanh như tiếng ong kêu. Kiên trì thực hiện 15 phút sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ đau đầu và kiểm soát tốt chỉ số huyết áp.
● Massage cổ và dái tai bằng cách đặt tay lên dái tai rồi day nhẹ xuống giữa cổ rồi xoa bóp nhẹ nhàng tại vùng cổ. Mỗi bên thực hiện 10 lần sẽ giúp huyết áp được hạ từ từ.
● Nằm ngửa rồi nhắm mắt lại từ từ, hai tay duỗi thẳng hoặc gối đầu, sau đó thả lỏng toàn bộ cơ thể và thư giãn trong 10 - 15 phút. Bài tập này đơn giản nhưng rất tốt, vừa giúp giảm hạ huyết áp, vừa mang đến sự thư giãn cho bạn.
Nằm ngửa, nhắm mắt và thả lỏng toàn bộ cơ thể để thư giãn tinh thần và giúp hạ huyết áp
Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu phân độ tăng huyết áp cùng những lưu ý quan trọng dành cho người bị huyết áp. Để được kiểm tra và kiểm soát tình trạng huyết áp cao, bạn có thể an tâm đến khám và điều trị tại Chuyên khoa Tim mạch của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Ngay từ bây giờ, quý khách có thể gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên hỗ trợ đặt lịch trước nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!