Tin tức
Huyết áp tâm trương là gì và các vấn đề liên quan đến tăng huyết áp tâm trương
- 24/10/2024 | Huyết áp tâm trương cao do đâu, chẩn đoán và điều trị như thế nào?
- 15/01/2025 | Hướng dẫn cách đo huyết áp tại nhà để chủ động theo dõi, bảo vệ sức khỏe
- 03/02/2025 | Hướng dẫn chi tiết: Cách đọc chỉ số huyết áp đúng và dễ hiểu nhất
1. Huyết áp tâm trương là gì, khi nào được xem là cao?
1.1. Huyết áp tâm trương là chỉ số gì?
Quá trình co bóp của tim giúp máu được bơm tới khắp các hệ cơ quan. Trong quá trình này, dòng máu chảy tạo ra áp lực tác động lên thành của các mạch máu nên đo huyết áp sẽ xuất hiện hai chỉ số:
- Huyết áp tâm thu: Đây là chỉ số ở trên, có thông số cao hơn, phản ánh áp lực của dòng máu lên lòng mạch ở thì tâm thu.
- Huyết áp tâm trương: Đây là chỉ số ở dưới, có thông số thấp hơn so với huyết áp tâm thu, phản ánh áp lực của dòng máu lên thành động mạch khi tim giãn ra.
Nếu bạn chưa hiểu chỉ số huyết áp tâm trương là gì thì có thể hình dung đơn giản rằng: Đây chính là chỉ số biểu thị áp lực máu trong động mạch khi tim trong giai đoạn nghỉ ngơi giữa hai lần co bóp. Giá trị của chỉ số này thấp hơn chỉ số còn lại.
Chỉ số huyết áp tâm trương hiển thị bên dưới và nhỏ hơn huyết áp tâm thu
1.2. Chỉ số huyết áp tâm trương như thế nào là cao?
Chỉ số huyết áp tâm trương phản ánh khả năng đàn hồi và tình trạng hoạt động của mạch máu. Khi huyết áp tâm trương ở mức bình thường sẽ giúp máu máu và oxy được cung cấp đầy đủ đến các hệ cơ quan. Ngược lại, huyết áp tâm trương quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Bình thường, chỉ số này có mức trung bình khoảng 60 - 80 mmHg. Vậy, tăng chỉ số huyết áp tâm trương là gì? Đó là trạng thái chỉ số huyết áp tâm trương vượt quá ngưỡng 80 mmHg. Đây cũng là giai đoạn đầu của tăng huyết áp.
Trường hợp người bệnh chỉ tăng huyết áp tâm trương, không bất thường chỉ số huyết áp tâm thu tức là bị tăng huyết áp tâm trương đơn độc. Tình trạng này không phổ biến, được phân thành 2 cấp độ:
- Giai đoạn 1: Chỉ số huyết áp tâm trương khoảng 90 - 99 mmHg.
- Giai đoạn 2: Chỉ số huyết áp tâm trương ≥ 100mmHg.
2. Nguyên nhân gây nên và triệu chứng ở người bị tăng huyết áp tâm trương
2.1. Tại sao chỉ số huyết áp tâm trương tăng cao?
Nguyên nhân tăng huyết áp tâm trương là gì vẫn chưa xác định được nhưng các yếu tố sau thường góp phần dẫn đến bệnh lý này:
- Mạch máu bị tổn thương do xơ vữa động mạch.
- Chế độ ăn quá nhiều muối khiến áp lực thành mạch máu tăng lên.
- Thói quen ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa khiến tình trạng tích tụ cholesterol gia tăng.
- Yếu tố di truyền từ gia đình có người bị cao huyết áp làm tăng nguy cơ tăng huyết áp tâm trương.
- Vận động ít.
- Bị căng thẳng trong thời gian dài.
- Mắc bệnh lý nền.
Tổn thương mạch máu do xơ vữa động mạch là nguyên nhân làm tăng huyết áp tâm trương
2.2. Triệu chứng gặp phải ở bệnh tăng huyết áp tâm trương
Khi gặp một số triệu chứng sau, bạn có thể nghi ngờ về tình trạng tăng huyết áp tâm trương:
- Chóng mặt, đau đầu.
- Hồi hộp, tim đập nhanh.
- Đau ngực, khó thở.
3.Tăng huyết áp tâm trương gây nên hệ lụy gì đối với sức khỏe?
Tăng huyết áp tâm trương không được kiểm soát kịp thời là nguyên nhân của hàng loạt vấn đề tiêu cực cho sức khỏe:
3.1. Tổn thương mạch máu
Huyết áp tâm trương cao gây áp lực liên tục lên thành động mạch và làm tổn thương mạch máu. Tình trạng này làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, khiến lòng mạch hẹp lại và giảm lưu lượng máu đến các cơ quan của cơ thể.
3.2. Bệnh tim mạch
Tăng huyết áp tâm trương có thể khiến người bệnh mắc phải nhiều bệnh lý tim mạch như suy tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim,... làm giảm chất lượng cuộc sống, đe dọa đến tính mạng.
3.3. Ảnh hưởng đến chức năng thận
Khi mạch máu phải chịu áp lực cao trong thời gian dài sẽ dễ làm tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận, khiến chức năng thận suy giảm. Nếu không điều trị, bệnh nhân dễ tiến triển suy thận mạn.
3.4. Tổn thương não
Kiểm soát huyết áp tâm trương không tốt, tình trạng tăng huyết áp tâm trương kéo dài đồng nghĩa với các nguy cơ: giảm chức năng ghi nhớ và nhận thức, chảy máu não, đột quỵ,...
3.5. Các biến chứng khác
Ngoài những hệ lụy nêu trên, huyết áp tâm trương cao còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác như:
- Mất thị lực do tổn thương các mạch máu trong mắt.
- Phình động mạch, đặc biệt là động mạch chủ.
Bác sĩ giải thích huyết áp tăng trương là gì trong quá trình khám sức khỏe cho khách hàng tại MEDLATEC
3. Phòng ngừa tăng huyết áp tâm trương bằng cách nào?
Khi đã biết các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp tâm trương là gì, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa để không xảy ra tình trạng này bằng cách:
- Đảm bảo duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh với sự ưu tiên trái cây tươi, rau xanh đồng thời giảm thiểu tiêu thụ muối và thực phẩm giàu chất béo bão hòa.
- Tập luyện thể dục mỗi ngày 30 phút với các bài tập vừa sức và duy trì đều đặn.
- Kiểm soát để cân nặng luôn giữ ổn định. Trường hợp thừa cân hay béo phì cần có phương pháp giảm cân khoa học.
- Giảm thiểu căng thẳng với các lựa chọn yêu thích như thiền, yoga,...
- Dùng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ.
Mong rằng những thông tin từ bài viết này đã giúp bạn hiểu được tăng huyết áp tâm trương là gì và mức độ ảnh hưởng của bệnh lý này đối với sức khỏe. Duy trì khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện sớm các tăng huyết áp tâm trương và kịp thời thực hiện biện pháp ổn định huyết áp.
Quý khách hàng có nhu cầu khám sức khỏe, chẩn đoán bệnh lý tim mạch, có thể liên hệ đặt lịch cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!