Tin tức
Insulin là gì? Cách sử dụng insulin cho bệnh nhân tiểu đường
- 23/04/2022 | Điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin bằng cách nào?
- 24/12/2021 | Tìm hiểu về insulin đối với cơ thể con người
- 05/10/2021 | Insulin tác dụng nhanh là gì và phù hợp với những bệnh nhân nào?
- 08/10/2021 | Hướng dẫn cách sử dụng bút tiêm insulin để đạt hiệu quả tốt nhất
- 07/06/2021 | Kháng insulin ở phụ nữ buồng trứng đa nang - thông tin chi tiết
1. Insulin là gì và có mối quan hệ như thế nào đối với bệnh nhân tiểu đường?
1.1. Bác sĩ giải đáp: Insulin là gì?
Insulin được tiết ra chủ yếu từ tuyến tụy. Loại hormone này có tác dụng trực tiếp lên quá trình chuyển hóa glucid, lipid và protein trong cơ thể. Cụ thể là:
- Insulin có vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển hóa tinh bột: Sau khi ăn, lượng đường huyết tăng. Khi chúng ta không vận động, glucose sẽ được tích trữ trong cơ thể dưới dạng glycogen. Nếu lượng glucose máu giảm, glycogen sẽ được phân ly thành glucose vào máu.
Insulin được tiết ra chủ yếu từ tuyến tụy
Thiếu insulin sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng, có thể dẫn đến chuyển hóa lactic và gây tình trạng toan máu vô cùng nguy hiểm.
- Insulin có vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển hóa chất béo: Insulin tổng hợp axit béo từ glucid và đưa chúng tới cá các mô mỡ. Trường hợp thiếu insulin có thể gây ra tình trạng tăng mỡ máu và có thể dẫn tới tình trạng xơ vữa động mạch.
- Insulin có vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển hóa chất đạm: Insulin có tác dụng tổng hợp và dự trữ protein ở khắp tế bào. Bên cạnh đó, Insulin còn giúp chuyển hóa các mô mỡ và gan thành năng lượng để cơ thể duy trì hoạt động sống.
1.2. Insulin có liên quan đến bệnh tiểu đường như thế nào?
Insulin là một loại hormone vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Cụ thể là:
+ Đối với những trường hợp bệnh nhân tiểu đường tuýp 1: Bệnh nhân phải đối mặt với sự thiếu thốn insulin nghiêm trọng, gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân. Vì thế, người bệnh tiểu đường tuýp 1 thường được điều trị theo phương pháp bổ sung insulin từ bên ngoài vào cơ thể theo chỉ định của bác sĩ.
Insulin là một loại hormone vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường
+ Đối với những trường hợp bệnh nhân tiểu đường tuýp 2: Cơ thể người bệnh vẫn có thể sản xuất được insulin nhưng quá trình này không được toàn diện giống như người khỏe mạnh mà có thể xuất hiện tình trạng kháng insulin. Do đó, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc kết hợp với bổ sung theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Mục đích sử dụng insulin đối với bệnh nhân tiểu đường là bổ sung lượng insulin cần thiết để có thể giúp bệnh nhân kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Không phải cứ bổ sung insulin thì có nghĩa là bệnh của bạn đã ở giai đoạn muộn. Vì thế, bệnh nhân không nên lo lắng thái quá mà cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát bệnh một cách tốt nhất.
2. Cách sử dụng insulin đối với bệnh nhân tiểu đường
Không phải bất cứ bệnh nhân tiểu đường nào cũng bắt buộc phải sử dụng insulin. Mà chỉ những trường hợp cụ thể dưới đây mới được chỉ định bổ sung loại hormone này:
-
Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 được chỉ định điều trị bằng insulin.
-
Các trường hợp cấp cứu tiền hôn mê hay bị hôn mê do tiểu đường.
-
Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đã sử dụng thuốc nhưng không mang lại hiệu quả thì có thể dược chỉ định bổ sung insulin.
-
Người bệnh tiểu đường gặp phải một số biến chứng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận,...
-
Các trường hợp bệnh nhân tiểu đường có biểu hiện gầy sút và suy dinh dưỡng.
-
Thai phụ bị tiểu đường.
Có nhiều loại insulin khác nhau
Một số loại insulin có thể được sử dụng bổ sung cho bệnh nhân tiểu đường có thể kể đến như insulin tác dụng nhanh, insulin tác dụng kéo dài, insulin tác dụng trung bình, hay insulin hỗn hợp.
- Loại insulin có tác dụng nhanh sẽ được tiêm dưới da của người bệnh và mang đến những tác dụng nhanh chóng, sau khoảng 1 giờ sử dụng. Khi sử dụng loại insulin này, bệnh nhân cần lưu ý về chế độ ăn những thực phẩm có chứa carbohydrate(bao gồm đường, tinh bột, chất xơ) trong bữa ăn chẳng hạn như khoai lang, chuối, yến mạch, củ cải đường,… và một số loại thực phẩm khác.
- Loại insulin có tác dụng trung bình: Loại thuốc này sẽ mang đến tác dụng sau khi tiêm dưới da từ 2 đến 4 tiếng. Tuy nhiên, phải đến 6 - 7 giờ sau tiêm, thuốc sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. Tác dụng của thuốc có thể kéo dài khoảng 10 đến 20 giờ. Khi sử dụng loại thuốc này, bệnh nhân thường được tiêm 2 lần để đảm bảo đạt được hiệu quả tối đa.
- Loại insulin có tác dụng kéo dài: Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại insulin kéo dài khác nhau và bác sĩ sẽ dựa vào thể trạng, mức độ bệnh để lên phác đồ điều trị hợp lý nhất. Bệnh nhân nên sử dụng thuốc vào buổi tối.
- Insulin hỗn hợp là sự pha trộn sẵn giữa insulin tác dụng nhanh và insulin tác dụng chậm để mang đến hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.
Tiêm insulin đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ
Một số lưu ý về cách sử dụng insulin: Không sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ, chỉ tiêm insulin dưới da ở một số vùng trên cơ thể như bụng, đùi, cánh tay và đùi, có thể sử dụng insulin qua đường truyền tĩnh mạch trong các trường hợp hôn mê,… Với những trường hợp sử dụng insulin hỗn hợp nên tiêm 2 lần (trước bữa sáng và bữa chiều).
Bệnh nhân tiểu đường cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời thường xuyên thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh. Hiện nay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ y tế uy tín cung cấp dịch vụ khám, xét nghiệm, kiểm tra đường huyết trong máu. Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC bằng cách đặt lịch qua Tổng đài 1900 56 56 56. Hãy nhấc máy để được chuyên gia của chúng tôi tư vấn cụ thể hơn cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!