Tin tức
Kết quả xét nghiệm nước tiểu: Ý nghĩa và hướng dẫn về cách đọc thông số
- 09/09/2024 | Mách bạn cách nhận biết có thai bằng nước tiểu
- 10/09/2024 | 5 nguyên nhân khiến nước tiểu màu đỏ và cách khắc phục
- 17/09/2024 | Đặc điểm nước tiểu của người bị tiểu đường và cách phòng ngừa biến chứng bệnh
1. Những trường hợp cần xét nghiệm nước tiểu
Những đối tượng cần được thực hiện xét nghiệm nước tiểu bao gồm:
- Trong những buổi khám sức khỏe định kỳ, không thể thiếu xét nghiệm nước tiểu, đây là kết quả đánh giá một số vấn đề về sức khỏe hiện tại của bạn.
Xét nghiệm nước tiểu được sử dụng trong nhiều trường hợp
- Người có dấu hiệu bất thường như đi tiểu nhiều, tiểu buốt, nước tiểu có lẫn máu, đau bụng, đau lưng,...
- Người mắc bệnh thận hoặc bệnh tiểu đường,... cũng cần thực hiện xét nghiệm nước tiểu thường xuyên để kiểm tra về hiệu quả của phác đồ điều trị. Qua đó, điều chỉnh phác đồ trong trường hợp cần thiết.
- Thử thai: Với mẫu nước tiểu, chị em có thể kiểm tra nồng độ của hormone Beta-HCG, từ đó nhận biết về tình trạng mang thai. Nên thử nước tiểu vào buổi sáng để có được kết quả chính xác nhất.
- Xác định tình trạng sử dụng chất gây nghiện hoặc một loại thuốc: Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện một người có sử dụng các chất kích thích như cần sa, heroin, thuốc lắc, cocain,... hay không.
- Các trường hợp có biểu hiện nghi ngờ nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Thực hiện trước khi phẫu thuật để đánh giá nguy cơ sức khỏe của người bệnh.
2. Đọc các chỉ số kết quả xét nghiệm nước tiểu như thế nào?
Nếu bạn chưa hiểu rõ về chỉ số kết quả xét nghiệm nước tiểu, có thể tham khảo một số hướng dẫn dưới đây:
- Chỉ số SG hay còn gọi là tỷ trọng nước tiểu: Qua kết quả chỉ số này, bác sĩ có thể biết chính xác trọng lượng riêng của nước tiểu. Chỉ số SG bình thường khi nằm trong ngưỡng từ 1.015 - 1.025.
Chỉ số này tăng hoặc giảm bất thường có thể do người bệnh đang uống quá ít nước hoặc quá nhiều nước. Đây cũng là một trong những căn cứ để chẩn đoán một số bệnh lý về thận, bệnh về gan hay tiểu đường và một số bệnh lý khác.
- Chỉ số LEU/BLO để xác định có bạch cầu trong nước tiểu hay không, nếu có nghĩa là người bệnh đang có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Chỉ số Nitrit (NIT): Ở người khỏe mạnh, kết quả NIT sẽ là âm tính. Kết quả chỉ số này thể hiện sự có mặt của vi khuẩn trong đường tiết niệu, trong đó phổ biến nhất là tình trạng nhiễm trùng đường niệu E. Coli.
- Chỉ số pH: Giá trị tiêu chuẩn dao động từ 4.6 - 8. Nếu chỉ số này tăng cao có nghĩa là nước tiểu có tính axit mạnh. Ngược lại, nếu chỉ số này thấp hơn giá trị tiêu chuẩn thì nghĩa là nước tiểu có tính bazơ mạnh.
Sự tăng giảm bất thường của chỉ số pH trong nước tiểu có thể do một số bệnh lý gây ra, chẳng hạn như suy thận, tiểu đường, hẹp môn vị, mất nước, tiêu chảy,... Bên cạnh đó, chế độ ăn cũng là một yếu tố có thể thay đổi chỉ số pH nước tiểu, chẳng hạn người ăn chay thường có chỉ số pH cao, trong khi đó chế độ ăn quá nhiều đạm có thể làm giảm chỉ số pH.
Chỉ số nước tiểu bất thường có thể do bệnh sỏi thận
- Chỉ số BLD: Thể hiện có hồng cầu trong nước tiểu. Thường gặp trong những trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận,...
- Chỉ số PRO: Nếu protein có trong nước tiểu, dù chỉ là một lượng rất nhỏ cũng chính là lời cảnh báo về một số bệnh lý về thân hay tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. Đặc biệt, thai phụ cần theo dõi chỉ số này để chẩn đoán tình trạng tiền sản giật, tăng huyết áp, nhiễm trùng máu,...
Thai phụ cũng cần xét nghiệm nước tiểu
- Chỉ số GLU: Là chỉ số quan trọng để chẩn đoán tiểu đường. Ngoài ra những trường hợp ăn uống không khoa học, mắc viêm ống thận, viêm tụy,... cũng xuất hiện glucose trong nước tiểu.
- Chỉ số ASC: Xác định cặn trong nước tiểu. Giá trị tiêu chuẩn ASC nằm trong khoảng 0.28 - 0,56 mmol/L. Chỉ số này tăng cao trong một số trường hợp như mắc bệnh đường tiết niệu, có sỏi trong đường tiết niệu hoặc bị viêm nhiễm thận,...
- Chỉ số KET: Giá trị tiêu chuẩn nằm trong ngưỡng từ 0.25 - 0.5 mmol/L. Ở thai phụ, chỉ số KET thường thấp hoặc không có. KET tăng cao ở những bệnh nhân mắc tiểu đường, người nhịn ăn dài ngày hay người nghiện rượu.
- Chỉ số UBG: Chỉ số này là biểu hiện của một số bệnh lý như xơ gan, viêm gan, suy tim xung huyết có vàng da, nhiễm khuẩn.
3. Lưu ý khi làm xét nghiệm nước tiểu
- Trước khi lấy nước tiểu cần vệ sinh ngoài vùng kín.
- Bỏ nước tiểu đầu dòng, chỉ lấy nước tiểu giữa dòng và đựng vào lọ đã vô khuẩn.
- Nên lấy nước tiểu vào buổi sáng sớm sau khi đã nhịn ăn từ 6 đến 8 tiếng.
- Không ăn một số thực phẩm có thể làm đổi màu nước tiểu như thanh long đỏ, cà rốt,... Tránh xa chất kích thích như cà phê, thuốc lá,...
- Nếu đang uống thuốc điều trị cũng cần thông báo với bác sĩ trước khi lấy mẫu nước tiểu.
- Nếu đang trong chu kỳ kinh nguyệt thì nên thông báo với bác sĩ.
Các loại thuốc điều trị có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nước tiểu
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC đang là địa chỉ đáng tin cậy để thực hiện xét nghiệm nước tiểu và một số loại xét nghiệm khác. MEDLATEC có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và hệ thống trang thiết bị y tế, máy xét nghiệm hiện đại mang lại kết quả chính xác.
Thủ tục thăm khám rất khoa học, đơn giản và nhanh gọn, tiết kiệm tối đa thời gian thăm khám bệnh. Quý khách hàng đến khám tại MEDLATEC sẽ được đội ngũ nhân viên y tế hướng dẫn tận tình, chi tiết. Đây cũng là một trong những ưu điểm lớn của MEDLATEC.
Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu xét nghiệm, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên hướng dẫn chi tiết và nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!