Tin tức
Kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bình thường là bao nhiêu?
- 29/02/2024 | Hiện nay, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền?
- 31/08/2023 | Mách mẹ bầu địa xét nghiệm tiểu đường thai kỳ Lạng Sơn được nhiều người lựa chọn
- 21/08/2024 | Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để bảo vệ mẹ và thai nhi?
- 28/08/2024 | Thời điểm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ và địa chỉ xét nghiệm uy tín
- 12/09/2024 | Những điều cần chú ý khi mắc tiểu đường thai kỳ
1. Khái niệm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng đường trong máu của mẹ bầu cao hơn mức bình thường. Theo CDC - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ thì có khoảng 6 - 8% tỷ lệ thai phụ mắc phải bệnh lý này khi đang mang thai.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ cho phép phát hiện, chẩn đoán nguy cơ một thai phụ có đang bị tiểu đường thai kỳ hay không. Nếu kết quả xét nghiệm cao hơn ngưỡng cho phép thì tức là người mẹ đó đang mắc căn bệnh này và cần phải có biện pháp điều trị phù hợp để không gặp phải các biến chứng của bệnh.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường sẽ được chỉ định khi thai nhi được 24 - 28 tuần tuổi. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng có thể thực hiện xét nghiệm ở thời điểm sớm hơn nếu mẹ nằm trong nhóm nguy cơ cao như:
● Đang bị thừa cân, béo phù.
● Trên 35 tuổi.
● Lần mang thai trước đã từng bị tiểu đường thai kỳ.
● Trước đây từng sảy thai mà không rõ nguyên nhân.
● Tiền sử gia đình có người bị tiểu đường.
Mẹ bầu có thể đi khám và thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại viện
2. Kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bình thường là bao nhiêu?
HIện nay có 2 phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ đang được ứng dụng phổ biến đó là:
2.1. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ loại 1 bước
Thời gian cần dành cho xét nghiệm này là khoảng 2 tiếng. Trước khi tiến hành xét nghiệm, mẹ bầu cần phải nhịn ăn, không được uống nước gì khác ngoại trừ nước lọc trong vòng 8 - 14 giờ trước thời điểm thực hiện.
Mẹ bầu sẽ được lấy máu tĩnh mạch tay và điều này sẽ được làm khi bụng đói. Tiếp theo, nhân viên y tế sẽ cho mẹ bầu uống nước pha đường glucose. Mẹ bầu sẽ được yêu cầu ngồi đợi và lấy máu ở các mốc 1 giờ và 2 giờ sau khi uống glucose.
Thai phụ được cho là đã bị tiểu đường thai kỳ nếu giá trị đường huyết nằm trong các khoảng dưới đây:
● Chỉ số đường huyết khi đói ≥ 92 mg/dL (5.1 mmol/L).
● Chỉ số đường huyết sau 1 giờ uống glucose ≥ 180 mg/dL (10.0 mmol/L).
● Chỉ số đường huyết sau 2 giờ uống glucose ≥ 153 mg/dL (8.5 mmol/L).
Kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bình thường là khi chỉ số đường huyết nằm dưới các mức trên. Ngoài ra, nếu sau 2 tiếng mà đường huyết ở trong khoảng 140 - 199 mg/dl thì tức là mẹ bầu đang trong thời kỳ tiền đái tháo đường.
2.2. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 2 bước
Bước 1:
Mẹ bầu được yêu cầu uống nước pha glucose ở bất kỳ thời gian nào trong ngày (không phải nhịn đói). Sau 1 giờ, mẹ bầu sẽ được lấy máu tĩnh mạch và đọc chỉ số đường huyết như sau:
● Nếu đường huyết <140 mg/dl (7,8 mmol/l): kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bình thường.
● Nếu đường huyết ≥140mg/dL (7,8 mmol/l): tiếp tục cho mẹ bầu thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose và chuyển bước 2.
Bước 2:
Mẹ bầu cần phải nhịn đói và uống nước pha glucose. Đường huyết sẽ được đo theo các mốc thời điểm 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ sau khi dung nạp glucose. Kết quả xét nghiệm được cho là bất thường nếu chỉ số đường huyết nằm trong các khoảng như sau:
● Chỉ số đường huyết khi đói: 95mg/dl (5.3mmol/l).
● Chỉ số đường uống sau 1 giờ uống glucose: > 180mg/dl (10.0mmol/l).
● Chỉ số đường uống sau 2 giờ uống glucose: > 155mg/dl (8,6mmol/l).
● Chỉ số đường uống sau 3 giờ uống glucose: > 140mg/dl (7.8mmol/l).
Mẹ bầu có nguy cơ cao nên có thiết bị theo dõi chỉ số tiểu đường thai kỳ tại nhà
3. Các phương pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường thai kỳ
Nhằm kiểm soát chỉ số đường huyết luôn ở mức ổn định, mẹ bầu nên thực hiện các cách dưới đây:
● Có chế độ ăn uống lành mạnh: cắt giảm lượng đường trong khẩu phần ăn, tăng cường trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt. Những thực phẩm này không những giàu chất xơ, dưỡng chất, ít calo, chất béo mà còn ít đường. Ngoài ra, mẹ bầu có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh nguy cơ hạ và tăng đường huyết.
● Thay đổi thói quen sinh hoạt: mẹ bầu nên kết hợp với các bài vận động nhẹ nhàng để duy trì lượng đường huyết ở mức bình thường. Ngoài ra hãy ngủ đủ giấc, không ăn quá nhiều trước khi đi ngủ. Việc vận động khoa học còn giúp cho mẹ bầu tránh gặp phải các triệu chứng khó chịu khi mang thai đó là hạn chế chuột rút, giảm cảm giác đau lưng, cải thiện giấc ngủ và tình trạng táo bón,...
● Bổ sung insulin trong trường hợp cần thiết: nếu việc thay đổi thói quen sống, chế độ dinh dưỡng không giúp cải thiện chỉ số đường huyết thì mẹ có thể lựa chọn phương án tiêm insulin để đảm bảo lượng đường trong máu không vượt ngưỡng cho phép. Bên cạnh đó, mẹ bầu hãy trang bị máy đo đường huyết tại nhà và tự đo theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều chỉnh thực đơn dinh dinh dưỡng sao cho phù hợp.
● Quản lý tiểu đường sau sinh con: trên thực tế có không ít trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ đã phát triển thành dạng tiểu đường type 2 sau khi sinh con. Do đó không chỉ trong giai đoạn mang thai mà ngay cả khi sau đã sinh con, người mẹ vẫn cần phải duy trì một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý để hạn chế tối đa nguy cơ bị tiểu đường type 2. Mẹ nên đi khám để kiểm tra đường huyết định kỳ mỗi năm trong các dịp khám sức khỏe tổng quát.
MEDLATEC - Địa chỉ khám thai an toàn, uy tín, hiệu quả
Như vậy, kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bình thường sẽ phục thuộc vào hình thức xét nghiệm và nhiều yếu tố khác nhau. Nhìn chung, để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi thì mọi thai phụ nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sức khỏe mẹ và bé trong giai đoạn mang thai để có quá trình sinh nở an toàn.
Để được tư vấn về các dịch vụ khám thai hay các loại hình xét nghiệm theo dõi thai kỳ, các mẹ bầu xin vui lòng liên hệ ngay tới tổng đài của MEDLATEC qua hotline 1900565656.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!