Khám tăng huyết áp là khám những gì? Khi nào cần thực hiện? | Medlatec

Khám tăng huyết áp là khám những gì? Khi nào cần thực hiện?

Tăng huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc kiểm tra huyết áp để phát hiện bệnh sớm là rất cần thiết. Vậy khám tăng huyết áp là khám những gì và khi nào cần thực hiện?


06/04/2023 | Điểm danh những loại thuốc tăng huyết áp phổ biến hiện nay
03/04/2023 | Tăng huyết áp là do đâu? Huyết áp cao điều trị thế nào?
30/03/2023 | Tổng hợp cách trị huyết áp cao bằng phương pháp dân gian và Tây y
30/03/2023 | Cách hạ huyết áp tại nhà mà không cần dùng đến thuốc

1. Tăng huyết áp gây ra những vấn đề gì?

Trước khi giải đáp thắc mắc “khám huyết áp là khám những gì”, các chuyên gia sẽ cung cấp thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của tình trạng tăng huyết áp trong thời gian dài và vai trò quan trọng của việc kiểm soát tốt huyết áp. 

Huyết áp tăng cao có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe như sau: 

- Ảnh hưởng đến tim mạch: Huyết áp cao gây xơ vữa mạch máu. Đáng lo ngại nhất là khi bệnh gây xơ vữa động mạch vành, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận chuyển máu nuôi tim, dẫn đến hàng loạt những hậu quả nghiêm trọng như các bệnh về tim mạch, tình trạng suy tim và bệnh mạch vành,...

Nhồi máu cơ tim là biến chứng nguy hiểm do tình trạng tăng huyết áp gây ra

Nhồi máu cơ tim là biến chứng nguy hiểm do tình trạng tăng huyết áp gây ra

- Tăng nguy cơ tai biến mạch máu não: Trên thực tế, rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị tai biến mạch máu não đều gặp phải những bất thường về huyết áp. Huyết áp tăng có thể dẫn đến xơ vữa mạch máu não. Sau một thời gian, những mạch máu này có thể bị vỡ và dẫn tới xuất huyết não. Trong một số trường hợp khác, tình trạng này làm tăng nguy cơ hình thành những cục máu đông trong lòng mạch và gây ra tắc mạch máu và tình trạng nhồi máu não. Nếu không được cấp cứu sớm, có thể dẫn đến tử vong. 

- Suy giảm chức năng thận: Khi huyết áp tăng cao, hệ thống lọc cầu thận sẽ bị quá tải. Về lâu dài, thận sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và dẫn đến suy giảm chức năng. 

- Một số rủi ro khác về sức khỏe: Người bị tăng huyết áp còn có thể phải đối mặt với một số bệnh lý nguy hiểm khác như tổn thương thần kinh ngoại biên, một số bệnh về võng mạc, bệnh sa sút trí tuệ và rối loạn cương dương,...

Tăng huyết áp rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. Do đó, khám và phát hiện bệnh sớm để kịp thời điều trị, kiểm soát bệnh chính là điều vô cùng cần thiết, giúp người bệnh bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất và giảm nguy cơ biến chứng trong tương lai. 

2. Khám huyết áp là khám những gì?

Rất nhiều người thắc mắc “Khám huyết áp là khám những gì”. Thông thường, khi khám huyết áp cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ thực hiện theo quy trình sau: 

Bác sĩ đo huyết áp cho bệnh nhân

Bác sĩ đo huyết áp cho bệnh nhân

- Khám lâm sàng: 

+ Bác sĩ đo huyết áp cho người bệnh. Bệnh nhân cần lưu ý một số điều dưới đây để kết quả đo huyết áp chính xác: 

  • Người bệnh cần nghỉ ngơi tại chỗ trong vòng 15 phút.

  • Không dùng chất kích thích khác trước khi kiểm tra huyết áp. 

+ Bác sĩ khai thác một số thông tin từ người bệnh về tiền sử bệnh cá nhân, chế độ ăn uống, lối sống,... Đây là những yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến huyết áp của người bệnh. 

+ Kiểm tra một số triệu chứng thực thể của người bệnh. 

- Chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết: Ở mỗi trường hợp bệnh nhân, bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể. Trong đó, một số xét nghiệm thường được chỉ định như sau: 

+ Xét nghiệm đường huyết, mỡ máu, xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm men tim, xét nghiệm để kiểm tra chức năng gan và thận, điện giải đồ, xét nghiệm uric máu,...

+ Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được yêu cầu thực hiện một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang tim-phổi, đo điện tâm đồ, siêu âm tim, siêu âm mạch máu, chụp CT, khám mắt,... để tầm soát các biến chứng của tăng huyết áp. 

3. Khi nào cần khám huyết áp?

Bạn nên đi khám khi chỉ số đo huyết áp hiển thị: huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg. 

Khi bệnh nhân chóng mặt, ngất xỉu cần đưa đi cấp cứu kịp thời

Khi bệnh nhân chóng mặt, ngất xỉu cần đưa đi cấp cứu kịp thời

Cũng cần lưu ý, tình trạng tăng huyết áp có biểu hiện rất đa dạng. Ở một số trường hợp, bệnh nhân không có biểu hiện bất thường và chỉ được phát hiện sau khi đo huyết áp hoặc phát hiện sau khi khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tăng huyết áp cũng có thể gây ra một số triệu chứng như sau: 

- Người bệnh hay bị buồn nôn và nôn.

- Hay bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai. 

- Bị ngất xỉu, té ngã và khó nói. 

- Chân tay đột ngột yếu. 

- Đột ngột méo miệng hay méo cả mặt. 

Nếu thấy bệnh nhân xuất hiện những biểu hiện bất thường như trên, người nhà cần nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu để được xử trí kịp thời, tránh nguy cơ rủi ro, nguy hiểm đến tính mạng. 

4. Kiểm soát tăng huyết áp bằng những cách nào?

Trong trường hợp bị tăng huyết áp, người bệnh sẽ được bác sĩ điều trị theo các biện pháp phù hợp. Bệnh nhân cần chú ý dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng thuốc để tránh làm giảm hiệu quả phác đồ điều trị và tăng nguy cơ gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng khác. 

Bên cạnh đó, để duy trì huyết áp ổn định, bệnh nhân cũng cần thực hiện một số lưu ý sau: 

- Kiểm soát cân nặng, giữ cân nặng ở mức độ vừa phải. Trường hợp người bệnh bị thừa cân, béo phì cần áp dụng những biện pháp giảm cân khoa học. 

Ăn ít muối để hạn chế nguy cơ tăng huyết áp

Ăn ít muối để hạn chế nguy cơ tăng huyết áp

- Chế độ ăn lành mạnh, nên ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ và không nên ăn mặn. 

- Thường xuyên hoạt động thể chất, tập luyện thể dục mỗi ngày. 

- Chuẩn bị máy đo huyết áp tại nhà và thường xuyên theo dõi tình trạng huyết áp của bản thân. 

- Hạn chế dùng chất kích thích, bia rượu. 

- Nếu có bệnh nền, cần điều trị và kiểm soát bệnh tốt. 

Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc “khám tăng huyết áp là khám những gì” và thời điểm cần kiểm tra huyết áp. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về vấn đề này hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, mời bạn liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ trực tiếp tư vấn và hướng dẫn cho bạn. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đi khám vì đau nhói ngực trái, người phụ nữ phát hiện bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có nguy cơ đột tử

Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tiếp nhận trường hợp đi khám sức khỏe do triệu chứng đau nhói ngực trái, không may phát hiện bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Nhờ được phát hiện đúng - trúng, bệnh nhân được bác sĩ tư vấn hướng điều trị chính xác, các triệu chứng chấm dứt hoàn toàn, sức khỏe được hồi phục.
Ngày 23/05/2023

Biến chứng tăng huyết áp - Những hiểm họa cần cảnh giác

Tăng huyết áp là một trong những căn bệnh nguy hiểm với những biến chứng khôn lường. Biến chứng tăng huyết áp có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và nặng nhất có thể đe dọa tính mạng. Vậy những biến chứng có thể xảy ra đối với người bị tăng huyết áp là gì và kiểm soát bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Ngày 22/05/2023

Khám tăng huyết áp là khám những gì? Khi nào cần thực hiện?

Tăng huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc kiểm tra huyết áp để phát hiện bệnh sớm là rất cần thiết. Vậy khám tăng huyết áp là khám những gì và khi nào cần thực hiện?
Ngày 19/05/2023

Thang điểm TIMI và tiên lượng bệnh nhồi máu cơ tim cấp

Nhồi máu cơ tim cấp tính là tình trạng rất nguy hiểm. Tuy nhiên, ở mỗi trường hợp, tiên lượng bệnh sẽ khác nhau. Trong đó, thang điểm TIMI chính là một phương pháp giúp phân tầng về nguy cơ của người bệnh. Cùng tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa của thang điểm này trong bài viết sau.
Ngày 10/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp