Tin tức

Khám thần kinh gồm những gì? Nên khám khi nào?

Ngày 24/11/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Khám thần kinh là phương pháp giúp phát hiện ra những vấn đề về hệ thần kinh ví dụ như rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh thực vật, đau dây thần kinh liên sườn,... Để giúp bạn hiểu rõ hơn về khám thần kinh, MEDLATEC xin gửi đến bạn bài phân tích sau đây. 

1. Tổng quan về khám thần kinh

Chắc hẳn bạn đã biết, cấu tạo của hệ thần kinh trung ương bao gồm não, tủy sống và hệ thống mạng lưới dây thần kinh phân bố trên khắp cơ thể. Hệ thần kinh trung ương có chức năng điều khiển và kiểm soát mọi hoạt động bao gồm tư duy, suy nghĩ, khả năng lập kế hoạch từ đơn giản đến phức tạp, khả năng vận động, cảm giác và chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Các chuyên gia ước tính có đến 600 loại rối loạn hệ thần kinh trung ương khác nhau, điển hình là những bệnh như: động kinh, viêm màng não, bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson, đau nửa đầu, đột quỵ,...

Có rất nhiều loại rối loạn thần kinh trung ương khác nhau

Có rất nhiều loại rối loạn thần kinh trung ương khác nhau

Khám thần kinh là một hoạt động được tiến hành nhằm kiểm tra, chẩn đoán các bệnh lý ở hệ thần kinh trung ương. Việc thăm khám và phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm càng giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng nghiêm trọng và bảo tồn được chức năng của hệ thần kinh.

2. Người bệnh nên đi khám thần kinh khi nào?

Triệu chứng của các bệnh lý thần kinh sẽ khác nhau tùy thuộc vào khu vực bị ảnh hưởng. Nếu cơ thể có các dấu hiệu sau đây thì bệnh nhân hãy đi kiểm tra sớm:

  • Đau đầu hoặc đau nửa đầu dữ dội trong thời gian dài;

  • Suy giảm chức năng của các giác quan như thị giác, khứu giác và thính giác;

  • Tê bì chân tay, tê nửa mặt;

  • Chóng mặt, choáng váng đầu óc, mất thăng bằng;

  • Co giật, co rút tay chân, động kinh;

  • Hay bị ngất hoặc bất tỉnh;

  • Thay đổi về hành vi;

  • Nói lắp;

  • Sốt, mệt mỏi;

  • Căng thẳng kéo dài;

  • Nôn mửa không rõ nguyên do;

  • Lú lẫn, hay quên, mất trí nhớ.

Mắc phải các bệnh lý về thần kinh có thể là do bắt nguồn từ thói quen, lối sống sinh hoạt, áp lực cuộc sống, lão hóa, chấn thương, tai nạn hoặc nguyên nhân bệnh lý (bệnh mạn tính như huyết áp, tiểu đường hay các bệnh lý tự miễn,...).

Nếu gặp các triệu chứng của bệnh lý thần kinh thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt

Nếu gặp các triệu chứng của bệnh lý thần kinh thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt

3. Những hạng mục cần làm khi thăm khám thần kinh

Ngoài quan sát các triệu chứng thực thể, bệnh nhân cũng cần thực hiện các bài kiểm tra bao gồm sức mạnh cơ bắp, kiểm tra sự cân bằng cũng như những chức năng khác của hệ thần kinh. Cụ thể đó là:

  • Kiểm tra khả năng giữ thăng bằng và chức năng vận động;

  • Kiểm tra khả năng kiểm soát, điều chỉnh cảm xúc và khả năng ghi nhớ,...;

  • Kiểm tra các rối loạn về giác quan: chức năng nói, nghe, nhìn,...;

  • Kiểm tra rối loạn phản xạ, cảm giác như tê, đau hoặc cảm giác châm chích ở một số khu vực nhất định;

  • Kiểm tra những vấn đề khác: nhiệt độ cơ thể, nhip tim, huyết áp, giấc ngủ, chức năng tình dục, hệ tiêu hóa,... 

4. Những căn bệnh thần kinh phổ biến

Dưới đây là 4 rối loạn về hệ thần kinh trung ương thường gặp nhất người bệnh cần hết sức lưu ý:

4.1. Đau dây thần kinh liên sườn

Mỗi người sẽ sở hữu 12 cặp dây thần kinh liên sườn xuất phát từ tủy sống ngực. Trong đó vùng ngực và vùng bụng sẽ được chi phối bởi nhánh dây thần kinh phía trước, còn vùng lưng là do nhánh sau đảm nhiệm.

Dây thần kinh liên sườn rất dễ gặp tổn thương do vị trí nằm nông và trải rộng trên thành ngực. Vì vậy nếu vùng tủy sống, cột sống và xương sườn gặp bất kỳ tổn thương nào thì sẽ đều ảnh hưởng tới dây thần kinh này.

Trong trường hợp nhận thấy bản thân có những triệu chứng bất thường như buốt, đau rát hoặc đau vùng ngực trên, xung quanh xương sườn, lưng trên, châm chích, ngứa, cảm giác bị bóp nghẹt ở ngực trước,.... thì hãy đi khám thần kinh càng sớm càng tốt.

4.2. Rối loạn tiền đình

Tiền đình nằm ở vị trí đằng sau ốc tai 2 bên, cũng là một bộ phận quan trọng của hệ thần kinh với nhiệm vụ duy trì thăng bằng cho cơ thể, đồng thời phối hợp vận động với các cơ quan khác như chân, tay, mắt, thân mình.

Rối loạn tiền đình xảy ra khi dây thần kinh số 8 gặp phải tình trạng tắc nghẽn, rối loạn hoặc do tổn thương ở các bộ phận như não, tai trong và động mạch não. Điều này dẫn đến suy giảm chức năng giữ thăng bằng của tiền đình khiến người bệnh có các biểu hiện như hoa mắt, loạng choạng, chóng mặt, ù tai, quay cuồng, buồn nôn,... nặng hơn là các vấn đề về thị lực và thính giác.

Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng gây ra khá nhiều rắc rối và bất tiện trong cuộc sống thường nhật, cản trở công việc và khả năng vận hành máy móc, phương tiện giao thông. Đa phần xử lý chứng rối loạn tiền đình sẽ tập trung vào giải quyết các cơn chóng mặt cấp và điều trị dự phòng biến chứng về sau.

Rối loạn tiền đình ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người bệnh

Rối loạn tiền đình ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người bệnh

4.3. Rối loạn thần kinh thực vật

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm bị mất cân bằng, tác động không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ khiến bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, lo âu, mất tập trung, căng thẳng, sa sút trí nhớ,... 

Nếu bị nhẹ bệnh nhân chỉ cần cải thiện chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt và áp dụng liệu pháp tâm lý để cân bằng trở lại. Trong trường hợp bị bệnh lâu ngày, bạn có thể bị loét dạ dày - tá tràng, đổ mồ hôi chân tay gây khó khăn cho việc điều trị. Phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ khi thăm khám sẽ đưa ra chỉ định phù hợp nhất.

4.4. Đau nửa đầu

Đau nửa đầu thường có triệu chứng điển hình là một bên đầu bị đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, ngoài ra bệnh nhân còn đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, dễ cảm thấy buồn nôn và nôn.

Bệnh xuất phát từ nguyên nhân môi trường thay đổi đột ngột, căng thẳng thần kinh hay hormone thay đổi. 

Việc dùng thuốc trị đau nửa đầu cần được thực hiện dựa trên chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Kết hợp với đó người bệnh cần điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống khoa học hơn để đẩy lùi chứng đau nửa đầu, phòng ngừa bệnh tái phát trong tương lai.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh lý hệ thần kinh trung ương và những mục cần làm khi khám thần kinh. Có thể nói hệ thần kinh trung ương là một trong những cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ thể. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và  chất lượng sống hàng ngày. 

Chuyên khoa Nội Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã tiếp nhận và điều trị thành công nhiều trường hợp mắc các bệnh lý về thần kinh. Bên cạnh việc quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Thần kinh, Bệnh viện còn được đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp phát hiện nhanh chóng và chuẩn xác các bệnh lý rối loạn hệ thần kinh trung ương.

Nếu bạn đang có nhu cầu thăm khám hãy liên hệ ngay tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tổng đài viên tư vấn chi tiết hơn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.