Tin tức

Khám tiết niệu là khám những gì? Thời điểm nào nên thực hiện?

Ngày 21/11/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Vai trò của hệ tiết niệu là lọc bỏ những chất cặn bã ra khỏi cơ thể dưới dạng nước tiểu và tái hấp thu các chất trở lại máu. Các cơ quan trong hệ tiết niệu thường xuyên phải tiếp xúc với chất độc hại nên nguy cơ bị tổn thương là rất cao. Chính vì vậy khám tiết niệu là hoạt động cần thiết có tác dụng phát hiện sớm các vấn đề bệnh lý tại hệ tiết niệu để từ đó đưa ra phương án điều trị kịp thời.

1. Tổng hợp những cơ quan cần thăm khám trong hệ tiết niệu

Cấu tạo của hệ tiết niệu:

Mỗi người sẽ có 2 quả thận nằm trong hố thận, sắp xếp đối xứng hai bên cột sống. Ở một số trường hợp đặc biệt, có người có tới 3 quả thận, hoặc chỉ có 1 quả thận hay thận nằm lạc chỗ trong ổ bụng thay vì trong hố thận như bình thường.

2 ống niệu quản đi từ 2 quả thận chạy dọc xuống hai bên cột sống, đích đến của niệu quản là bàng quang với chức năng là dẫn nước tiểu từ bàng quang đi ra ngoài. Ở nam giới tiền liệt tuyến nằm xung quanh bàng quang nên nước tiểu còn đi qua cả bộ phận này. Khi bệnh nhân thực hiện khám tiết niệu sẽ khám theo thứ tự giải phẫu đó là thận, niệu quản, sau đó là đến bàng quang, niệu đạo và đối với nam giới sẽ khám cả tiền liệt tuyến.

Cấu tạo của hệ tiết niệu

Cấu tạo của hệ tiết niệu

1.1. Khám thận

Bác sĩ cần quan sát biểu hiện thực thể vùng hố thắt lưng có đang bị sưng không, hoặc có khối u nổi lên ở vùng bụng hay không. Tiếp theo để bệnh nhân nằm trên giường khám theo các tư thế dưới đây trong quá trình kiểm tra thận:

  • Người bệnh nằm ngửa, duỗi thẳng 2 chân: bệnh nhân thả lỏng bụng, thở đều. Lúc này bác sĩ sẽ đặt một tay ấn sâu ở vùng hố thắt lưng, tay còn lại đặt lên bụng và ép sát 2 tay lại với nhau để thăm dò có khối u nào hay không. Trong khi sờ nắn bác sĩ sẽ quan sát phản ứng đau của người bệnh;

  • Bệnh nhân duỗi thẳng 1 chân, người nằm nghiêng, khám thận bên trái thì nằm nghiêng sang bên phải, khám thận bên trái thì nằm nghiêng sang phải. Bác sĩ ngồi ở vị trí phía sau lưng, tay phải đặt trên bụng, tay trái đặt ở hố thắt lưng, ngón trỏ đặt cách xương sườn thứ 10 tầm 2 đốt ngón tay. Bệnh nhân hít sâu, bác sĩ bắt đầu sờ thận.

Ngoài ra cần kê gối vào phần mạn sườn bên trên của người bệnh để dễ dàng hơn cho việc thăm khám, đặc biệt là đối với những trường hợp thận đổi chỗ hoặc có khối u to.

1.2. Khám bàng quang

Cầu bàng quang là một dạng khối u có hình tròn, vồng lên giống một quả cầu ở vùng hạ vị trên xương mu. Ở những người bình thường không có cầu bàng quang thì sẽ không sờ được bàng quang, ngược lại ở những bệnh nhân bị ứ đọng nước tiểu tại bàng quang sẽ thấy cầu bàng quang khi thăm khám.

Các bước khám bàng quang:

  • Quan sát thấy vùng hạ vị của bệnh nhân nổi khối u to nếu người bệnh có cầu bàng quang;

  • Khi gõ sẽ thấy một vùng đục lồi lên trên, có hình tròn;

  • Sờ nắn xác định được được khối u không di chuyển, căng và tròn nhẵn;

  • Khi tiến hành thông tiểu cho bệnh nhân thì khối u sẽ xẹp ngay lập tức. Phương pháp này giúp chẩn đoán phân biệt cầu bàng quang với những loại khối u khác. Trong trường hợp bệnh nhân bị sỏi bàng quang, trong quá trình dùng ống kim loại để thông tiểu sẽ nghe thấy âm thanh lạch cạch;

  • Khám trực tràng - âm đạo: có thể sờ được khối u nhẵn và tròn căng khác với khối u vùng tiểu khung. Khám âm đạo còn giúp phát hiện lỗ rò bàng quang - trực tràng - âm đạo.

Khám tiết niệu giúp tiết lộ tình trạng bệnh lý ở hệ tiết niệu

Khám tiết niệu giúp tiết lộ tình trạng bệnh lý ở hệ tiết niệu

1.3. Khám niệu đạo

  • Ở bệnh nhân nam: lộn bao quy đầu để khám, nếu bình thường thì sẽ không bị chảy dịch gì ra;

  • Ở bệnh nhân nữ: vạch môi âm đạo để quan sát bên trong “cô bé”, âm đạo sẽ nằm bên dưới còn lỗ niệu đạo nằm ở phía trên. Kiểm tra niệu đạo giúp tìm kiếm các dấu hiệu bất thường như chảy mủ, loét miệng sáo, viêm tấy lỗ niệu đạo,...

1.4. Khám tiền liệt tuyến ở nam giới

Trong quá trình khám trực tràng có thể khám luôn được tiền liệt tuyến. Cơ quan này ôm lấy niệu đạo và nằm bao quanh cổ bàng quang. Ở trạng thái bình thường sẽ khó có thể sờ thấy tiền liệt tuyến hoặc chỉ sờ được một chút. Trong trường hợp cảm nhận được tiền liệt tuyến to lên bất thường thì có thể là do:

  • Viêm tiền liệt tuyến: sờ thấy mềm, to và rất đau. Có thể nặng ra mủ khi khám trực tràng. Bác sĩ sẽ cần phải lấy mẫu mủ để đem đi soi vi khuẩn. Những người bị viêm tiền liệt tuyến có thể bị cả viêm bàng quang;

  • Ung thư tiền liệt tuyến: sờ thấy tuyến tiền liệt rất cứng và to, thậm chí là sờ được nhân khối u cứng và lồi lên. Tuyến tiền liệt có thể bị sưng 1 hoặc cả 2 thùy.

2. Khám sức khỏe toàn thân

Bên cạnh việc thăm khám những cơ quan nêu trên, bệnh nhân khi khám tiết niệu cũng sẽ được kiểm tra huyết áp, tim mạch, soi đáy mắt, xét nghiệm máu,... và kết hợp các trang thiết bị hiện đại trong khám cận lâm sàng. Cụ thể như:

  • Xét nghiệm nước tiểu: giúp phát hiện tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu hoặc vi khuẩn gây bệnh trong mẫu nước tiểu của bệnh nhân, từ đó hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý có thể gặp phải ở hệ tiết niệu;

  • Nội soi bàng quang: có tác dụng cung cấp hình ảnh trực tiếp, chân thực bên trong niệu đạo và ống bàng quang nhằm thăm gì và đánh giá cấu trúc, tình trạng bệnh lý tại các cơ quan này;

  • Chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp MRI, chụp CT trong trường hợp bệnh nhân thường xuyên gặp phải tình trạng nhiễm trùng.

3. Khám tiết niệu nên được thực hiện khi nào?

Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng bất thường sau thì hãy nên đi khám tiết niệu trong thời gian sớm nhất có thể:

  • Thay đổi thói quen tiểu tiện: đi tiểu ra máu, nước tiểu có màu đục, thậm chí kèm theo cả mủ, cảm giác đau buốt mỗi lần đi tiểu;

  • Đau buốt khi giao hợp;

  • Những biểu hiện khác: sốt cao, đau lưng, đau vùng hạ sườn, nôn mửa, khó tập trung, mệt mỏi,...

Để giúp cho quá trình thăm khám diễn ra thật thoải mái và kết quả có độ chính xác cao, trước khi khám bạn nên:

  • Tránh tâm lý stress, lo lắng mà hãy bình tĩnh thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa;

  • Không nên ăn đồ chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh hoặc đồ uống chứa gas, đồ có cồn, chất kích thích,...;

  • Mang theo hồ sơ khám sức khỏe trước đó hoặc đơn thuốc đã và đang dùng (nếu có);

  • Đối với một số loại siêu âm và xét nghiệm bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn hoặc nhịn tiểu để làm căng bàng quang.

Khi có dấu hiệu bất thường ở hệ tiết niệu, người bệnh nên đi khám ngay

Khi có dấu hiệu bất thường ở hệ tiết niệu, người bệnh nên đi khám ngay

Trên đây là những thông tin cơ bản về hoạt động khám tiết niệu có thể hữu ích đối với bạn. Bệnh nhân cần thực hiện thăm khám ở những cơ sở uy tín và nên đi khám tiết niệu ngay khi gặp các dấu hiệu nêu trên.

Chuyên khoa Tiết niệu - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ đáng tin cậy được nhiều khách hàng đánh giá cao khi đến khám và điều trị tại đây. Không chỉ là nơi quy tụ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, Chuyên khoa Tiết niệu MEDLATEC còn được trang bị những máy móc hiện đại hỗ trợ hiệu quả cho quá trình thăm khám, giúp đưa ra những chẩn đoán chính xác và nhanh chóng hơn.

Để được tư vấn chi tiết về các dịch vụ tại MEDLATEC và đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa, bạn hãy liên hệ ngay tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.