Tin tức
Khàn tiếng nhưng không đau họng: Nguyên nhân và cách chữa bệnh hiệu quả
- 11/06/2022 | Xử lý tình trạng khàn tiếng co thắt như thế nào?
- 31/03/2022 | Khàn tiếng là gì? Liệu tình trạng này có nguy hiểm không?
- 10/05/2023 | Các cách trị khàn tiếng hiệu quả bạn nên áp dụng ngay
1. Nguyên nhân gây khàn tiếng nhưng không đau họng
Trường hợp bị khàn tiếng nhưng không đau họng là những bệnh nhân bị thay đổi về giọng nói, giọng khó nghe và khàn đặc, dù đã cố gắng hết sức mà vẫn không thể phát âm rõ ràng. Tuy nhiên, những bệnh nhân này lại không bị đau rát họng. Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh phổ biến:
Nhiều người bị khàn giọng nhưng họng không bị đau rát
- Trào ngược dạ dày thực quản: Dạ dày sản sinh quá nhiều axit dịch vị dẫn đến dư thừa và gây ra tình trạng trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản. Lúc này, bệnh nhân thường có biểu hiện ợ hơi, ợ nóng. Không những vậy, axit dịch vị cũng có thể gây viêm, tổn thương dây thanh hay tạo ra những mô hạt, vì thế, giọng nói của người bệnh sẽ bị khàn đặc, thay đổi.
- Suy giáp: Dù suy giáp ở mức độ nhẹ, bệnh nhân vẫn có thể xuất hiện những thay đổi về giọng nói. Người bệnh thường có giọng nói mệt mỏi, trầm hoặc khàn hơn bình thường hay giảm âm vực.
- Có u nang hoặc có polyp ở dây thanh âm: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khản tiếng nhưng không đau họng. Tùy vào vị trí hay số lượng của khối u, polyp trong dây thanh âm mà mức độ khàn giọng của người bệnh cũng có thể khác nhau.
Không chỉ khàn giọng mà bệnh nhân cũng thường phải hắng giọng, thậm chí cảm thấy có những dị vật nằm trong vùng phát âm. Người bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi và phải cố gắng để nói chuyện với mọi người xung quanh hoặc bị ngắt giọng ở độ cao nhất định hay mất giọng đột ngột.
- Liệt dây thần kinh quặt ngược thanh quản: Tổn thương này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như do chấn thương, do xuất hiện khối u, do phẫu thuật,... Khi dây thần kinh quặt ngược thanh quản bị tổn thương, người bệnh thường bị khàn giọng, thậm chí mất giọng, kèm theo khó thở, khó nuốt,...
- Sử dụng corticosteroid dạng hít kéo dài: Khi sử dụng sản phẩm này, một lượng thuốc nhỏ có thể còn sót lại trên dây thanh âm. Lâu dài, thuốc có thể gây kích ứng, sưng viêm dây thanh âm. Từ đó, người bệnh bị khàn giọng, thay đổi giọng nói, thậm chí mất giọng hoàn toàn và thở hổn hển,...
Dị ứng phấn hoa cũng có thể gây khàn giọng
- Dị ứng: Một số yếu tố thường gây dị ứng bao gồm phấn hoa, nấm mốc, khói thuốc lá, hóa chất, mạt bụi, môi trường ô nhiễm,... Đối với các trường hợp bị dị ứng với thời tiết, hệ miễn dịch sẽ giải kích hoạt những tế bào máu giải phóng histamin, hình thành phản ứng viêm và tăng sản xuất chất nhầy, dây thanh âm bị phù nề, tăng tiết nhầy, giảm khả năng rung động khi phát âm. Kết quả là bệnh nhân sẽ bị khàn giọng, khô cổ họng và rát họng, kèm theo đó là thường xuyên ho và hắt hơi.
- Đột quỵ: Một bệnh nhân vừa trải qua cơn đột quỵ, hai dây thanh có thể bị tê liệt khiến bệnh nhân phát âm kém hơn bình thường.
- Ung thư phổi thường gây liệt dây thần kinh X và những khối u ung thư thanh quản có thể gây biến đổi cấu trúc của dây thanh, điều này cũng có thể dẫn đến khàn tiếng nhưng không đau họng.
- Chấn thương thanh quản, đặc biệt là tình trạng trật khớp sụn phễu có thể khiến người bệnh bị thay đổi về giọng nói.
- Chứng khó phát âm cũng có thể dẫn khiến bệnh nhân bị thay đổi giọng nói, giảm khả năng phát ra giọng nói.
2. Điều trị khàn tiếng nhưng không đau họng
Để khắc phục hiệu quả tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng, bác sĩ cần dựa vào từng nguyên nhân gây bệnh cụ thể:
Người bệnh có thể được chỉ định thuốc điều trị phù hợp
- Đối với những nguyên nhân lành tính: Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc phù hợp. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần thực hiện một số phương pháp điều trị hỗ trợ khác như uống nhiều nước, uống trà thảo mộc, tăng độ ẩm không khí trong phòng, hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng, không uống bia rượu và tránh hút thuốc lá,...
- Đối với những trường hợp có hạt dây thanh, polyp dây thanh, nang ở dây thanh thì có thể được điều trị bằng thuốc. Nếu thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật.
- Nếu khàn tiếng nhưng không đau họng là do ung thư, người bệnh thường được điều trị bằng một số phương pháp như sau:
+ Hoá trị: Dùng thuốc đặc trị bệnh. Khi điều trị bằng các loại thuốc hóa học liều cao, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như rụng tóc, chán ăn, cơ thể mệt mỏi,...
+ Xạ trị: Là phương pháp dùng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.
+ Phẫu thuật để loại bỏ khối u ung thư. Phương pháp này có thể được kết hợp hóa trị, xạ trị để đạt được hiệu quả tốt nhất.
+ Liệu pháp miễn dịch: Là phương pháp dùng các chất ức chế để giúp hệ thống miễn dịch nhận biết được tế bào ung thư và tiêu diệt chúng.
+ Liệu pháp nội tiết: Phương pháp này có tác dụng ngăn chặn nguồn nội tiết tố nuôi dưỡng tế bào ung thư, khiến chúng không còn khả năng phát triển.
+ Chăm sóc giảm nhẹ: Phương pháp này giúp giảm thiểu triệu chứng và giảm nguy cơ tác dụng phụ do thuốc hay các phương pháp điều trị khác gây ra. Chẳng hạn như dùng các loại thuốc chống nôn, thuốc giảm đau, thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập vật lý trị liệu, chăm sóc sức khỏe tinh thần,...
Bạn nên đi khám sớm nếu có dấu hiệu bất thường
Với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu rõ nguyên nhân gây khàn tiếng nhưng không đau họng và một số cách khắc phục tình trạng này. Tuy rằng, khàn tiếng không kèm theo biểu hiện đau họng là vấn đề lành tính, nhưng bạn không nên chủ quan. Nếu tình trạng này kéo dài trên 3 tuần và xuất hiện kèm theo hiện tượng nổi hạch, sụt cân không rõ nguyên nhân, cơ thể suy nhược,... thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Quý khách hàng có biểu hiện nghi ngờ và có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, có thể liên hệ đến Chuyên khoa Tai mũi họng của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!