Tin tức

Kháng insulin là gì và điều trị bệnh hiệu quả như thế nào?

Ngày 25/05/2021
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường và nhiều rối loạn liên quan như: béo phì, rối loạn dung nạp glucose, rối loạn lipid máu và tăng huyết áp là tình trạng kháng Insulin. Cơ chế gây ra tình trạng này là bất thường trong hệ thống tín hiệu insulin, nếu sử dụng tốt cơ chế này có thể điều trị và phòng ngừa tiểu đường. Vậy cụ thể kháng Insulin là gì?

1. Giải đáp thắc mắc: kháng Insulin là gì?

Chắc chắn nếu bạn đã từng tìm hiểu về bệnh tiểu đường hay rối loạn nội tiết sẽ biết hormone Insulin được tuyến tụy tiết ra nhằm điều hòa nồng độ glucose trong máu ổn định. Từ đó, Insulin giữ vai trò quan trọng trong phát triển mô và duy trì cân bằng glucose trong và ngoài tế bào. Insulin lưu thông cùng máu, ngoài ra cũng tác động đến nhiều quá trình chuyển hóa như: chuyển hóa lipid, tăng tổng hợp lipid tại gan, giảm giải phóng acid béo,…

Kháng insulin là gì chính là nguyên nhân trực tiếp gây đái tháo đường type 2

Kháng Insulin là nguyên nhân trực tiếp gây đái tháo đường type 2

Tình trạng kháng Insulin xảy ra khi mô đích giảm khả năng đáp ứng với hormone này ở nồng độ lưu hành bình thường. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phát triển bệnh đái tháo đường type 2, cũng là biểu hiện của một số rối loạn chuyển hóa khác như: Rối loạn dung nạp glucose, béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu,…

Nhằm hiểu rõ hơn về tình trạng này, các nhà khoa học vẫn thực hiện nhiều thực nghiệm về sinh lý bệnh để hiểu hơn về cơ chế kháng Insulin của cơ thể. Trong đó, mối liên hệ giữa trạng thái nồng độ bình thường của Insulin không đủ chuyển hóa lượng đường cơ thể nạp vào với sự đề kháng Insulin được khá nhiều người công nhận. 

Tình trạng kháng Insulin có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào

Tình trạng kháng Insulin có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào

Tình trạng kháng Insulin càng nghiêm trọng, Glucose trong máu càng tích tụ nhiều khi không được chuyển hóa tốt sẽ gây ra đái tháo đường type 2. Khác với đái tháo đường type 1 do thiếu Insulin, bệnh type 2 khó điều trị dứt điểm hơn, người bệnh có thể phải dùng thuốc và ăn kiêng suốt đời.

Bất cứ ai cũng có thể mắc phải tình trạng kháng Insulin này, tuy nhiên đối tượng nguy cơ cao khi có các yếu tố như:

  • Gen liên quan đến bệnh tiểu đường hoặc hội chứng chuyển hóa.

  • Trạng thái tinh thần Stress, căng thẳng kéo dài.

  • Ảnh hưởng của lối sống ít vận động, béo phì.

  • Thói quen ăn uống kém lành mạnh, nạp vào cơ thể lượng Glucose quá mức.

Những người thừa cân có tỉ lệ mắc đái tháo đường type 2 nói chung và tình trạng kháng Insulin nói riêng cao hơn bình thường, mặc dù các nhà khoa học chưa giải thích rõ được mối quan hệ. Giảm thiểu yếu tố nguy cơ và theo dõi, kiểm tra thường xuyên sẽ giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn trước tình trạng này.

2. Kháng Insulin có triệu chứng như thế nào?

Ngoài nắm được kháng Insulin là gì, hiểu rõ về triệu chứng sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm hơn.

Tình trạng kháng Insulin ban đầu có thể chưa có triệu chứng sức khỏe khi rối loạn chuyển hóa chưa thực sự rõ ràng. Bệnh gai đen với tình trạng xuất hiện những mảng tối màu ở háng, cổ và nách thường xảy ra ở bệnh nhân bị kháng Insulin. Không có phương pháp điều trị bệnh gai đen, song nếu bệnh nhân kiểm soát Glucose máu tốt cũng như bệnh lý kháng Insulin thì màu da sẽ trở lại bình thường.

Kháng Insulin giai đoạn đầu thường chưa gây tăng Glucose máu nhiều

Kháng Insulin giai đoạn đầu thường chưa gây tăng Glucose máu nhiều

Kháng Insulin nhẹ không gây Glucose trong máu tăng cũng như chưa phát triển bệnh đái tháo đường, vì thế thường không thể phát hiện bệnh. Khi mức độ kháng Insulin tăng dần, rối loạn đầu tiên thường xuất hiện là rối loạn lipid máu, giảm nhẹ Cholesterol tốt, tăng nồng độ Triglycerides. Tăng huyết áp cũng như triệu chứng có thể xuất hiện sớm ở bệnh nhân kháng Insulin.

Cơ thể giảm sản xuất và giảm đáp ứng nghiêm trọng với Insulin thì dấu hiệu đái tháo đường sẽ thể hiện rõ ràng như:

  • Đi tiểu nhiều lần.

  • Ăn nhiều, gầy sụt cân.

  • Tầm nhìn mờ, thị lực kém.

  • Thường xuyên có cảm giác khát nước.

  • Tăng huyết áp, tăng chỉ số khối cơ thể (người bệnh thấy tăng cân nhanh chóng) hoặc tăng riêng đột biến ở vùng bụng.

  • Tăng đường huyết lúc đói, cùng với đó chỉ số HDL và Triglycerides đều ở mức thấp.

Những dấu hiệu bệnh kháng Insulin thường liên quan đến rối loạn chuyển hóa gặp phải. Theo sau đó, nếu không kiểm soát tốt bệnh, biến chứng liên quan đến mạch máu có thể xảy ra. Biến chứng mạch máu nhỏ xuất hiện trước tại mắt, gây nhìn mờ hay tổn thương thận, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu kết hợp với yếu tố gây viêm gây xơ vữa động mạch.

Kháng Insulin có thể gây biến chứng mạch máu nếu không kiểm soát đường huyết tốt

Kháng Insulin có thể gây biến chứng mạch máu nếu không kiểm soát đường huyết tốt

3. Chẩn đoán và điều trị bệnh kháng Insulin và tiểu đường type 2

Xét nghiệm máu với chỉ số HbA1C thường được dùng để chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường type 2. Chỉ số HbA1C được xem là bình thường khi dưới 5.6%, nếu nằm trong khoảng 5,7 - 6,4% chỉ ra tình trạng tiền tiểu đường. Cần cẩn thận nếu xét nghiệm HbA1C cho kết quả từ 6.5% trở lên, rất có thể người bệnh đang mắc bệnh tiểu đường do kháng Insulin.

Ngoài ra, các xét nghiệm kiểm tra đường huyết tại những thời điểm khác nhau cũng có giá trị trong chẩn đoán tình trạng bệnh tiểu đường. Để phân biệt đường huyết cao do tiểu đường type 1 hay type 2, các xét nghiệm dung nạp Glucose tĩnh mạch, xét nghiệm ức chế Insulin và kỹ thuật kìm giữ đẳng đường huyết cường Insulin thường được áp dụng.

Sự khác biệt giữa bệnh tiểu đường type 2 với tiểu đường type 1 chính là tế bào không còn nhạy cảm với hormone Insulin, vì thế điều trị cũng khác nhau. Bệnh nhân kháng Insulin không nên sử dụng thuốc kích thích tế bào tuyến tụy tăng sản sinh Insulin mà cần dùng thuốc tăng sự nhạy cảm với hormone này, vừa đảm bảo hoạt động chuyển hóa Glucose, vừa đảm bảo số lượng tế bào beta tụy.

Người béo phì có nguy cơ kháng Insulin cao hơn

Người béo phì có nguy cơ kháng Insulin cao hơn

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ của hội chứng kháng Insulin như: vòng bụng lớn, béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp,… Người bệnh nên tăng cường hoạt động thể lực để tăng nhu cầu Glucose, giảm đề kháng Insulin và từ đó giảm triệu chứng đái tháo đường.

Bạn đã nắm được kháng Insulin là gì rồi đúng không? Có thể hiểu đơn giản tình trạng kháng Insulin là sự giảm trạng thái nhạy cảm của tế bào với hormone Insulin khiến Glucose không được vận chuyển tốt vào tế bào. Triệu chứng tiểu đường hoặc tiền tiểu đường do kháng Insulin có thể không rõ ràng, nhất là ở giai đoạn đầu của bệnh. Vì thế đối tượng nguy cơ cao được khuyến cáo nên kiểm tra sức khỏe và glucose máu thường xuyên.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ