Tin tức
Xét nghiệm C peptide giúp đánh giá tình trạng sản xuất insulin
- 16/12/2019 | Đối tượng nào cần đi xét nghiệm tiểu đường càng sớm càng tốt?
- 09/08/2019 | Xét nghiệm tiểu đường ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm
- 22/04/2019 | “Giắt túi” sổ tay kiến thức từ a-z về xét nghiệm tiểu đường
1. Xét nghiệm peptide C làm gì?
Peptide C là Peptide cùng lúc được sinh ra với insulin trong quá trình sinh tổng hợp của tế bào beta đảo tụy. Nhưng khác với Insulin, Peptide C có thời gian tồn tại lâu hơn, vì thế việc định lượng cũng dễ hơn. Có thể dựa trên đo nồng độ Peptide C để biết hàm lượng insulin trong máu, hoặc để đánh giá hoạt động của tế bào beta đảo tụy.
Nồng độ insulin đặc trưng để chẩn đoán và phát hiện bệnh tiểu đường, phân biệt các loại tiểu đường. Việc đo định lượng trực tiếp insulin không phải lúc nào cũng dễ dàng và cho kết quả chính xác. Vì thế có thể đo gián tiếp thông qua Peptide C . Ở tiểu đường tuýp 1, xét nghiệm thấy insulin lẫn Peptide C trong máu thấp do tuyến tụy không tiết ra insulin. Còn ở tiểu đường tuýp 2, lượng Peptide C lẫn insulin đều được sản xuất bình thường nên hàm lượng 2 chất trong máu trung bình đến cao.
Xét nghiệm C peptide đánh giá bệnh tiểu đường
Xét nghiệm C Peptide còn được dùng để tìm nguyên nhân gây chứng hạ đường huyết. Ví dụ như ở bệnh nhân sử dụng quá nhiều Insulin tổng hợp thì hàm lượng insulin trong máu cao, nhưng Peptide C trong máu lại thấp. Còn ở bệnh nhân u đảo tụy, do đảo tụy sản xuất quá nhiều insulin gây hạ đường huyết nên cả nồng độ Peptide C lẫn insulin đều cao.
2. Xét nghiệm C Peptide khi nào?
Như đã trình bày ở trên, mặc dù hàm lượng Peptide C và insulin là tương đương, song nếu đo được trực tiếp thì đo insulin vẫn được ưu tiên do cho kết quả chính xác hơn. Vì thế, xét nghiệm này sẽ chỉ định khi cần phản ánh chức năng tiểu đảo chính xác hơn.
Cụ thể, xét nghiệm C Peptide khi:
Bệnh nhân tiểu đường điều trị bằng thuốc tiêm insulin và người có kháng thể insulin
Bệnh nhân sử dụng thuốc tiêm insulin điều trị sẽ khiến nồng độ insulin tăng cao, ngoài insulin cơ thể tạo ra nên nếu đo trực tiếp, nồng độ insulin sẽ không phản ánh đúng hoạt động của tế bào beta. Khi đó, sử dụng xét nghiệm này sẽ cho kết quả chính xác
Bệnh nhân tiểu đường đang dùng insulin muốn theo dõi mức độ thuyên giảm bệnh
Xét nghiệm này sẽ phản ánh đúng lượng insulin cơ thể tạo ra hơn và xét nghiệm trực tiếp, từ đó biết được hiệu quả điều trị hay mức độ thuyên giảm bệnh, bệnh nhân có thể giảm hoặc không cần điều trị từ thuốc insulin nữa.
Xét nghiệm Peptide C phân biệt tiểu đường tuýp 1 và 2
Phân biệt tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2
Xét nghiệm phân biệt tiểu đường tuýp 1 và 2 đặc biệt có ích với bệnh nhân đái tháo đường mới chẩn đoán. Bệnh nhân nghi ngờ có u đảo tụy cũng có thể dùng xét nghiệm C Peptide để phản ánh tình trạng tăng của của Peptide này, tương đương với insulin tạo ra. Khi đã chẩn đoán do u đảo tụy thì xét nghiệm Peptide vẫn được dùng để đánh giá hiệu quả điều trị bằng thuốc, hoặc sau phẫu thuật loại bỏ u.
Xét nghiệm C Peptide nước tiểu
Xét nghiệm C Peptide nước tiểu giúp đánh giá chức năng tụy ở phụ nữ bị tiểu đường thai kì, hoặc đánh giá chức năng tế bào beta liên tục trong hội chứng kháng insulin.
3. Quy trình xét nghiệm C Peptide
Trước khi xét nghiệm, những điều cần làm sẽ được bác sỹ dặn dò, tùy vào từng trường hợp bệnh nhân, lý do xét nghiệm hay tuổi tác, chế độ điều trị,… Một số trường hợp bệnh nhân cần nhịn đói trong 8 - 12 giờ trước khi xét nghiệm. Việc ngưng dùng thuốc điều trị tiểu đường cũng cần thiết nhằm hạn chế sai số khi đo C Peptide.
C Peptide giảm ở bệnh nhân sử dụng thuốc hạ đường huyết
Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm:
-
Bệnh nhân suy thận, có thể tăng nồng độ C Peptide hoặc giảm do Peptide C phân hủy trong thận.
-
Thuốc điều trị hạ đường huyết.
Xét nghiệm C Peptide thường dựa trên mẫu bệnh phẩm là máu lấy từ tĩnh mạch tay, với quy trình như sau:
-
Quấn dây chun đàn hồi quanh phần trên bắp tay, nhằm ngăn máu lưu thông, làm phình to tĩnh mạch phía dưới chỗ quấn, giúp việc chích kim dễ dàng hơn.
-
Dùng cồn để khử trùng.
-
Tìm ven, chích kim lấy máu.
-
Lượng máu vừa đủ (5 - 10 ml) lấy vào ống xi-lanh.
-
Tháo dây chun cho máu lưu thông.
-
Rút kim và ấn bông hoặc gạc vào chỗ chích.
-
Đè giữ bông ở chỗ kim chích để cầm máu, rồi băng lại.
Mẫu máu sẽ được bảo quản thích hợp, trước khi đưa tới phòng xét nghiệm phân tích.
4. Kết quả định lượng C Peptide có ý nghĩa gì?
Kết quả định lượng C Peptide tính theo đơn vị nanogram/ml như sau:
Kết quả bình thường
Kết quả xét nghiệm C Peptide là bình thường khi chỉ số Peptide C trong vùng 0,51 - 2,72 ng/ml (tương đương với 0,17 - 0,9 nmol/l).
Kết quả C Peptide thấp
Nồng độ C Peptide dưới giới hạn bình thường, nếu đường máu cao nữa thì có thể là dấu hiệu của đái tháo đường tuýp 1. Nếu C Peptide và đường huyết cùng thấp thì có thể do bệnh nhiễm trùng, addison hoặc gan.
Mức độ C Peptide cao có thể là dấu hiệu kháng Insulin
Kết quả C Peptide cao
Chỉ số Peptide C cao, cả đường huyết cũng cao thì đây là dấu hiệu kháng Insulin, hội chứng Cushing hoặc bệnh đái tháo đường tuyp 2. Nhưng nếu Peptide C cao, đường huyết thấp thì có thể là u đảo tụy, hoặc dùng thuốc hạ đường huyết sulfonylurea.
Như vậy, xét nghiệm C Peptide nên làm cùng với xét nghiệm đường huyết, sau đó kết hợp với tuổi, cân nặng, thời gian mắc bệnh của bệnh nhân sẽ chẩn đoán bệnh chính xác.
Nếu có thắc mắc cần hỗ trợ, bệnh nhân có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc liên hệ hotline 1900 565656 của bệnh viện để được giải đáp sớm nhất. Chắc chắn sự chuyên nghiệp và dịch vụ tốt tại MEDLATEC sẽ giúp bạn hài lòng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!