Tin tức

Kháng sinh nhóm Macrolid và những thông tin cần biết

Ngày 26/01/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Kháng sinh nhóm Macrolid là một trong những loại được ứng dụng rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, hệ lụy trong quá trình sử dụng đang gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng y khoa. Vì thế, mỗi cá nhân có thể tìm hiểu thêm thông tin về các loại kháng sinh thuộc nhóm Macrolid để đảm bảo an toàn nếu cần dùng.

1. Định nghĩa và phân loại kháng sinh nhóm Macrolid 

Định nghĩa 

Macrolid là nhóm kháng sinh phổ hẹp, có vòng lacton từ 12 - 17 nguyên tử Cacbon, tác dụng chủ yếu với một số vi khuẩn Gram dương và nhóm không điển hình. Nhóm kháng sinh này còn cho hiệu quả tốt với một số loại vi khuẩn nội bào nhưng không có tác dụng trên hầu hết các loại trực khuẩn Gram âm. 

Công thức hóa học của các loại kháng sinh nhóm Macrolid

Công thức hóa học của các loại kháng sinh thuộc nhóm Macrolid 

Các loại kháng sinh thuộc nhóm Macrolid được điều chế từ môi trường nuôi cyasa loại vi khuẩn có tên Streptomyces. Loại bán tổng hợp của kháng sinh nhóm Macrolid được bào chế từ tự nhiên sau đó thay đổi các thành phần thay thế. 

Phân loại kháng sinh nhóm Macrolid 

Các loại kháng sinh thuộc nhóm Macrolid có 2 dạng là tự nhiên và bán tổng hợp với sự khác nhau về số lượng các nguyên tử Cacbon. Cụ thể, các nhóm kháng sinh Macrolid được phân chia dựa như sau:

Dạng kháng sinh 

12C

14C 

15C

16C

17C

Tự nhiên 

Methymycin 

Picromycin 

Erythromycin 

Oleandomycin 

Lankamycin 

 

Leucomycin 

Spiramycin 

Josamycin 

Midecamycin 

Tylosin 

Lankacidin 

Bán tổng hợp 

 

Roxithromycin 

Clarithromycin 

Dirithromycin 

Flurithromycin 

Azithromycin 

Roxithromycin 

Miocamycin 

 

Cơ chế tác dụng của kháng sinh 

Cơ chế tác dụng của các loại kháng sinh nhóm Macrolid chủ yếu là kìm khuẩn thông qua quá trình ngăn cản sự tổng hợp protein. Trong một số trường hợp, khi ở nồng độ cao, các loại kháng sinh này cũng có tác dụng diệt khuẩn với một số chủng nhạy cảm. 

Tiều phân ribosom 50S của vi khuẩn sẽ được gắn với kháng sinh để cản trở sự hình thành của phức hợp acid amin Tarn. Các peptidyltransferase sẽ không kết nối để tạo liên kết peptide gắn với acid amin tiếp theo. Quá trình tổng hợp protein không được thực hiện khiến cho vi khuẩn không có khả năng phân chia và nhân lên.

Ở một khía cạnh khác, các loại kháng sinh thuộc nhóm Macrolid còn có tác dụng kích thích hoạt động của các đại thực bào di chuyển đến vị trí vi khuẩn. Khi đó, các loại mầm bệnh sẽ nhanh chóng bị đại thực bào tiêu diệt.

Cơ chế tác động của kháng sinh ngăn cản quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn

Cơ chế tác động của kháng sinh ngăn cản quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn

2. Tác dụng của kháng sinh nhóm Macrolid 

Tác dụng chính 

  • Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh thuộc nhóm Macrolid trong các trường hợp nhiễm khuẩn Gram dương, nội bào  mức độ nhẹ và vừa. Kháng sinh nhóm này được áp dụng chủ yếu với bệnh nhân nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm phổi hoặc sự tấn công của vi khuẩn tại các mô mềm, đường tiết niệu-sinh dục,...

  • Bên cạnh đó, các trường hợp bị dị ứng với Penicillin cũng được chỉ định sử dụng các loại kháng sinh thuộc nhóm Macrolid để thay thế. 

  • Ngoài ra, Clarithromycin cũng có thể được dùng phối hợp nhằm mục đích tiêu diệt vi khuẩn HP gây bệnh ở dạ dày - tá tràng. 

Tác dụng phụ 

Bất kể một loại thuốc nào cũng có tác dụng chính và những tác dụng không mong muốn. Đó chính là “con dao hai lưỡi” mà mọi người cần phải có sự đề phòng. Đặc biệt, với các loại kháng sinh được dùng rộng rãi như hiện nay thì tác dụng điều là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi. Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi bệnh nhân sử dụng các loại kháng sinh nhóm Macrolid bao gồm: 

  • Những biểu hiện hay gặp nhất thường là tiêu chảy, nôn mửa, nổi mẩn đỏ, hoa mắt,...

  • Một số trường hợp nổi mề đay, ngứa ngáy, phát ban và có hiện tượng sốc phản vệ hay hội chứng Stevens - Johnson.

  • Những bệnh nhân sử dụng kháng sinh liều cao có thể dẫn đến độc với thính giác nhưng trong phạm vi có thể hồi phục được.

  • Quá trình thải độc tố ở gan có những bất thường, men gan tăng, ứ mật, tình trạng viêm gan hoặc biến chứng nặng hơn có thể dẫn đến tử vong. 

  • Hiếm gặp các ca bệnh do tác dụng phụ của kháng sinh nhóm Macrolid gây ảnh hưởng tim. Số ít trường hợp bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim, khó thở,...

Nổi mề đay gây ngứa ngáy, khó chịu là một trong số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc kháng sinh

Nổi mề đay gây ngứa ngáy, khó chịu là một trong số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc kháng sinh

Hầu hết các trường hợp tác dụng phụ của thuốc đều xảy ra ở đường tiêu hóa và không gây quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Những đánh giá của chuyên gia về kháng sinh nhóm Macrolid đa phần an toàn cho bệnh nhân, rất hiếm các trường hợp biến chứng nặng do tác dụng phụ. Tuy nhiên, cần được sử dụng theo sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, việc tự ý sử dụng, tăng giảm liều lượng đôi khi sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy và hiện tượng kháng kháng sinh. 

3. Một số loại kháng sinh điển hình nhóm Macrolid 

Hiện nay, trên thị trường, các loại kháng sinh thuộc nhóm Macrolid có rất nhiều với những tên biệt dược kháng nhau. Dưới đây là một số loại kháng sinh điển hình đại diện cho nhóm Macrolid: 

Erythromycin 

Đây là kháng sinh tồn tại ở dạng base nên dễ mất hoạt tính bởi các loại dịch acid. Loại kháng sinh này được sử dụng chủ yếu để kìm hãm quá trình sinh trưởng các loại vi khuẩn Gram dương. Thông thường, Erythromycin được chỉ định điều trị bệnh đường hô hấp do vi khuẩn và dự phòng thấp khớp cấp để thay cho Penicillin. Đặc điểm nổi bật của loại kháng sinh này là cho tác dụng hiệu quả với cả vi khuẩn nội bào, xoắn khuẩn và một số ít vi khuẩn cơ hội, an toàn cho phụ nữ có thai, đang cho con bú.

Spiramycin 

Đây là một loại kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn và tác dụng ở diện rộng hơn so với Erythromycin. Spiramycin không bị mất tác dụng bởi thức ăn khi sử dụng được tiêu hóa, khả năng hấp thu nhanh tuy nhiên không hoàn toàn. Kháng sinh này đa phần được kê trong toa thuốc điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, da, cơ, xương, hệ tiết niệu, sinh dục và phòng ngừa viêm màng não. 

Clarithromycin 

Clarithromycin được áp dụng với trẻ em khi đủ 12 tuổi trở lên, cho tác dung điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, các mô mềm, da, và vi khuẩn HP,... Kháng sinh Clarithromycin có khả năng hấp thụ nhanh thông qua đường tiêu hóa. Tại gan, thuốc bắt đầu chuyến hóa mạnh mẽ, thời gian bán thải chậm và được bài xuất ra ngoài chủ yếu qua nước tiểu. 

Azithromycin

Azithromycin với khả năng hấp thu nhanh qua đường uống, kháng sinh có thể phân bố rộng khắp các mô và dịch trong cơ thể. Thông thường, Azithromycin được chỉ định với bệnh nhân nhiễm khuẩn nội bào do có thể đạt nồng độ hiệu quả trong huyết tương. 

Azithromycin là kháng sinh điển hình được sử dụng nhiều thuộc nhóm Macrolid

Azithromycin là kháng sinh điển hình được sử dụng nhiều thuộc nhóm Macrolid

Những thông tin được chia sẻ nói trên về kháng sinh nhóm Macrolid hy vọng có thể giúp ích và mang lại kiến thức hữu dụng cho mọi người. Nếu bạn muốn được giải đáp các vấn đề liên quan, hãy gọi đến hotline: 1900.56.56.56 để được chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn và hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ