Tin tức

Các loại kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu và nguyên tắc sử dụng

Ngày 14/11/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Sử dụng kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu đang được coi là biện pháp y khoa an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. Hầu hết các trường hợp được điều trị bằng kháng sinh đều thu về kết quả khả quan, ít để lại biến chứng hoặc tác dụng phụ. Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu thêm về các loại kháng sinh cơ bản có thể chữa viêm đường tiết niệu nhé!

1. Các loại kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu phổ biến

Các loại kháng sinh đều có thể hỗ trợ cải thiện và chấm dứt hoàn toàn tình trạng viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên không phải tất cả đều phù hợp với bệnh nhân. Tùy vào cơ địa cũng như diễn biến bệnh mà bác sĩ có thể đưa ra các chỉ định sử dụng thuốc khác nhau. Các nhóm thuốc thường được kê bao gồm:

Nhóm kháng sinh dẫn xuất Sulfamid

Sulfamid là kháng sinh viêm đường tiết niệu phổ biến và tương đối đặc biệt. Thay vì sử dụng cơ chế diệt cầu khuẩn như đa số các loại kháng sinh khác thì viên kháng sinh tổng hợp này chủ yếu kìm khuẩn và điều trị bệnh lý do cầu khuẩn tác động gây ra. Sở dĩ Sulfamid có khả năng kìm khuẩn vì loại thuốc này sẽ không cho cơ thể tổng hợp axit folic tạo tiền đề cho sự phát triển của vi khuẩn.

Phổ kháng khuẩn của loại thuốc này được đánh giá là rộng, tối ưu cho nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Cầu khuẩn mà Sulfamid kháng tốt nhất chính là khuẩn E.Coli - nguyên nhân chủ yếu gây ra các ca viêm đường tiết niệu.

Sulfamid là một trong các nhóm kháng sinh chữa viêm tiết niệu cơ bản

Sulfamid là một trong các nhóm kháng sinh chữa viêm tiết niệu cơ bản

Hiện nay các bác sĩ chia kháng sinh Sulfamid ra làm 4 dòng chính bao gồm:

  • Thuốc có khả năng hấp thụ nhanh, thải trừ nhanh (thường có thời gian thải trừ hoàn toàn là từ 6 đến 8 giờ dùng thuốc).

  • Thuốc thải trừ chậm (thuốc bị thải trừ sau khoảng vài ngày sử dụng).

  • Thuốc dùng tại chỗ (có tính chất khó tan trong nước).

  • Thuốc ít hấp thụ (thuốc này không bị hấp thụ mất qua đường tiêu hóa, làm giảm ý nghĩa của việc điều trị bằng thuốc).

Tuy nhiên nhược điểm của nhóm thuốc Sulfamid chính là dễ bị acetyl dẫn đến bí tiểu hoặc tiểu ra máu. Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn đến sỏi niệu quản, sỏi thận. Người bệnh thường phải uống nước thật nhiều để kiềm hóa nước tiểu, hạn chế gây sỏi. Đặc biệt, nhóm thuốc Sulfamid chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Nhóm kháng sinh Cephalosporin

Nhóm kháng sinh thứ hai mà chúng ta đề cập tới là Cephalosporin - nhóm thuốc được đánh giá là phù hợp cho hầu hết mọi lứa tuổi. Bản thân kháng sinh Cephalosporin lại được chia thành các loại nhỏ hơn và có các tác dụng cụ thể như sau:

  • Cephalexin là viên thuốc kháng sinh đầu tiên được phát triển từ nhóm thuốc gốc. Loại thuốc này chủ yếu ức chế quá trình tổng hợp vỏ tế bào của các vi khuẩn và tiêu diệt chúng. Cephalexin chống chỉ định dùng cho trẻ nhỏ.

  • Cephalothin có khả năng cải thiện hầu hết các bệnh lý sinh ra từ cầu khuẩn nhưng lại có tác dụng phụ là tiêu chảy và phát ban trên cơ thể người dùng thuốc. Đây là dạng thuốc tiêm tĩnh mạch, có thể dùng cho trẻ em.

  • Cefazolin lại là một loại thuốc tiêm tĩnh mạch khác có thể kháng khuẩn, tiêu viêm tốt. Các bệnh nhân đã sử dụng thuốc này thường phản hồi một số tác dụng không mong muốn đi kèm là đau họng, sưng lưỡi hoặc bệnh da liễu,...

  • Cephaloridine là thuốc dạng tiêm, chuyên tiêu diệt trực tiếp các cầu khuẩn và có thể gián tiếp gây ra chóng mặt, hạ huyết áp nhẹ.

Nhóm kháng sinh Cephalosporin chủ yếu là dạng tiêm

Nhóm kháng sinh Cephalosporin chủ yếu là dạng tiêm

Nhóm thuốc Cephalosporin cũng được khuyến cáo là không nên sử dụng bừa bãi. Tất cả các trường hợp muốn uống thuốc này đều cần có phác đồ điều trị phù hợp của bác sĩ chuyên khoa.

Nhóm thuốc diệt khuẩn Quinolon

Quinolon được mệnh danh là thuốc diệt khuẩn vì cách Quinolon hoạt động khá đặc biệt. Các thành phần trong thuốc không chỉ ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn mà còn ngăn cản quá trình tổng hợp ADN của chúng. Bằng nguyên lý này, Quinolon sẽ làm gián đoạn hoàn toàn quá trình hình thành và phát triển cầu khuẩn trong cơ thể người.

Ưu điểm lớn của Quinolon là giúp dứt điểm bệnh nhanh, tuy nhiên có thể gây ra tiêu chảy nhẹ, dị ứng ngoài da,...

Quinolon có thể dứt điểm bệnh nhanh nhưng lại để lại tác dụng phụ

Quinolon có thể dứt điểm bệnh nhanh nhưng lại để lại tác dụng phụ

2. Nguyên tắc lựa chọn kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu

Các loại kháng sinh có khả năng điều trị viêm đường tiết niệu hoàn toàn không được lựa chọn một cách tự nhiên mà phải tuân theo một số nguyên tắc chuyên khoa. Người bệnh không nên tự ý lựa chọn hoặc quyết định liều lượng thuốc mà cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Các nguyên tắc mà bác sĩ chuyên khoa thường sử dụng làm căn cứ để kê đơn kháng sinh bao gồm:

  • Dựa theo nguyên nhân gây bệnh: Bác sĩ sẽ tìm xem cầu khuẩn nào đang là nguyên nhân gây bệnh chính để chọn hoạt phổ kháng sinh định danh chính loại cầu khuẩn đó và tiêu diệt triệt để. Bác sĩ cũng có thể chọn phương án dùng thuốc có khả năng diệt khuẩn mạnh để loại trừ chúng.

  • Dựa vào sự phức tạp của ca bệnh: Nếu bệnh nhân chỉ viêm niệu đạo đơn thuần thì bác sĩ chỉ cần kê đơn tiêu viêm. Nhưng nếu đối tượng gặp tình trạng phức tạp hơn thì thuốc sử dụng cũng đa dạng hơn.

  • Dựa vào tình trạng kháng thuốc của bệnh nhân.

  • Dựa vào điều kiện điều trị của bệnh nhân.

3. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu

Để có thể đảm bảo hiệu quả của phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu bằng thuốc, chúng ta cần tuân thủ một số lưu ý sau:

  • Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều dùng, tần suất sử dụng thuốc vì bất cứ lý do gì. Nếu muốn thay đổi đơn thuốc thì bắt buộc phải thông qua sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

Chúng ta nên uống kháng sinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Chúng ta nên uống kháng sinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

  • Người bệnh không nên tự ý sử dụng các phương pháp chữa viêm tiết niệu dân gian hay Đông y trong thời gian uống thuốc.

  • Không quan hệ tình dục trong thời gian sử dụng thuốc điều trị.

  • Nên duy trì lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt nên uống nhiều nước và tránh các chất có cồn, chất kích thích.

  • Không nên tắm bồn hay thụt rửa âm đạo.

  • Bệnh nhân không nên nhịn tiểu tiện và đại tiện, có thể theo dõi màu sắc của chất thải và báo ngay cho bác sĩ nếu thấy biểu hiện bất thường.

Trên đây là phần giới thiệu một số nhóm kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu cơ bản mà MEDLATEC cung cấp cho bạn đọc. Chúng tôi khuyến cáo độc giả tham khảo ý kiến bác sĩ rồi mới sử dụng thuốc. Mọi thắc mắc của các bạn xin gửi về cho MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ