Tin tức

Khe hở môi vòm miệng là gì? Cách điều trị ra sao?

Ngày 18/02/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Dị tật bẩm sinh có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là các dị tật vùng hàm mặt. Theo các số liệu thống kê, số lượng trẻ có khe hở môi vòm miệng khi sinh ra tương đối cao, tình trạng này gây mất thẩm mỹ cho gương mặt trẻ. Vậy khe hở môi vòm miệng là gì và bệnh nhân sẽ được điều trị như thế nào?

1. Giải thích: khe hở môi vòm miệng là gì?

Trên thực tế, dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt không phải là hiện tượng quá xa lạ. Trong đó, khe hở môi vòm miệng là tình trạng phổ biến hơn cả. Hiện tượng khe hở môi vòm miệng thường hình thành từ tuần thứ 4 - tuần thứ 12 của thai kỳ. 

Khe hở môi vòm miệng là gì?

Khe hở môi vòm miệng là gì?

Các số liệu thống kê cho thấy khoảng 40% trẻ bị dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt phải đối mặt với tình trạng kể trên. Đây là con số đáng lo ngại, cha mẹ cần ý thức được tầm quan trọng của việc khám sàng lọc để phát hiện sớm dị tật kể trên. 

Nếu tìm hiểu kĩ khe hở môi vòm miệng là gì, bạn sẽ biết rằng dị tật này ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ cho gương mặt trẻ. Các em bé khi lớn lên sẽ cảm thấy tự ti với vẻ ngoài khác biệt của mình. Các khe hở là nguyên nhân khiến môi hoặc xương hàm, mũi của trẻ có cấu tạo khác thường. Bên cạnh đó, dị tật vùng hàm mặt này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ. 

Cụ thể, bé sẽ gặp nhiều khó khăn khi bú sữa mẹ, dễ bị sặc hoặc trớ sữa… Trẻ có khe hở môi vòm miệng cũng có nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp cao hơn so với các bé khác. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy các em bé này rất dễ gặp phải chứng rối loạn tâm lý hoặc rối loạn phát âm. Điều này khiến hành trình nuôi con của các bậc phụ huynh cũng trở nên khó khăn và nhiều thử thách hơn.

2. Nguyên nhân gây hiện tượng khe hở môi vòm miệng

Song song với việc tìm hiểu khe hở môi vòm miệng là gì, các bậc phụ huynh cũng quan tâm tới nguyên nhân hình thành dị tật bẩm sinh kể trên. Nếu dị tật hình thành do các yếu tố chủ quan, chúng ta có thể chủ động phòng ngừa, tránh những ảnh hưởng xấu đối với sự phát triển của thai nhi.

Dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau

Dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau

Thực tế, dị tật vùng hàm mặt kể trên có thể xảy ra do yếu tố di truyền, nếu trong gia đình bạn có người thân từng gặp phải dị tật này thì thai nhi có khả năng cao gặp phải tình trạng khe hở môi vòm miệng. 

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu trong giai đoạn mang thai cũng có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành dị tật ở vòm miệng. Cụ thể, nếu bạn không bổ sung đầy đủ dưỡng chất như: vitamin B6, B12 hoặc axit folic thì thai nhi rất dễ bị dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt.

Nếu mẹ bầu không may nhiễm vi rút Rubella hoặc cảm cúm trong khoảng tuần thứ 4 - tuần 12 của thai kỳ thì thai nhi sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực và có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, đặc biệt là chứng khe hở môi vòm miệng.

Sau khi đã hiểu khe hở môi vòm miệng là gì và những ảnh hưởng của dị tật đối với trẻ, các bậc cha mẹ nên chủ động ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh xảy ra ở trẻ. Cụ thể, người mẹ nên quan tâm tới chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày trong thời gian mang bầu. Đặc biệt, mẹ bầu cần chăm sóc sức khỏe thật tốt, không tự ý sử dụng thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. 

3. Các dạng khe hở môi vòm miệng thường gặp

Vậy khe hở môi vòm miệng thường có những dạng nào? Hiện nay, hai tình trạng phổ biến nhất là khe hở môi vòm miệng toàn bộ và không toàn bộ. Đối với hiện tượng khe hở môi vòm miệng không toàn bộ, cha mẹ có thể thấy lưỡi gà của trẻ đi qua vòm miệng, tuy nhiên chưa tới lỗ răng cửa. Trong khi đó, nếu trẻ gặp phải hiện tượng khe hở môi vòm miệng toàn bộ, lưỡi gà sẽ đi qua lỗ răng cửa, thậm chí chúng kéo dài tới hốc mũi.

Trẻ nhỏ cần được điều trị, xử lý dị tật bẩm sinh

Trẻ nhỏ cần được điều trị, xử lý dị tật bẩm sinh

Dù trẻ gặp phải dạng dị tật nào đi chăng nữa các bậc phụ huynh cũng không nên chủ quan, bỏ qua việc theo dõi và điều trị. Nếu điều trị sớm, bé sẽ sinh hoạt dễ dàng hơn, hạn chế gặp bệnh về đường hô hấp hoặc khả năng ngôn ngữ.

4. Kinh nghiệm điều trị khe hở môi vòm miệng cho trẻ

Các bậc phụ huynh không chỉ tìm hiểu hiện tượng khe hở môi vòm miệng là gì mà còn quan tâm tới phương pháp điều trị tình trạng kể trên. Thông thường, trẻ sẽ được chỉ định phẫu thuật để giải quyết dị tật vùng hàm mặt.

Khi phẫu thuật cho trẻ có khe hở môi vòm miệng, chúng ta cần lựa chọn thời điểm thích hợp nhất, không nên nóng vội và cho con đi phẫu thuật quá sớm. Lúc này, sức khỏe của trẻ chưa đảm bảo để trải qua một ca phẫu thuật khó, mất nhiều thời gian. Hậu phẫu thuật, cha mẹ cũng mất nhiều thời gian, công sức để chăm sóc và phục hồi sức khỏe cho con.

Cha mẹ nên lựa chọn thời điểm phù hợp để cho bé phẫu thuật

Cha mẹ nên lựa chọn thời điểm phù hợp để cho bé phẫu thuật

Thời điểm thích hợp để tiến hành phẫu thuật cho trẻ là khi bé được 12 - 18 tháng tuổi. Thời điểm này, trẻ đã trở nên cứng cáp hơn, sức khỏe, cân nặng cũng đảm bảo để bé có thể vượt qua ca phẫu thuật. Đồng thời, từ 12 - 18 tháng tuổi, trẻ nhỏ đã bắt đầu tập phát âm, nếu ca phẫu thuật thành công thì bé có thể phục hồi tốt, hạn chế tình trạng ngọng ở trẻ nhỏ.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, cha mẹ nên luyện cho bé ăn bằng thìa thay vì bú mẹ. Bởi vì, trong giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật, bé phải hạn chế việc bú mẹ hoặc bú bình. Thói quen này có thể ảnh hưởng không tốt tới vết mổ của trẻ.

Mong rằng bài viết này có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc: hiện tượng khe hở môi vòm miệng là gì? Đồng thời, các bậc phụ huynh đã nắm được phương pháp điều trị, thời điểm thích hợp để xử lý dị tật cho trẻ.

Từ khoá: vitamin B6 cảm cúm

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.