Tin tức

Khí hư - Nỗi lo lắng thường trực của các chị em

Ngày 09/09/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Khi bước vào tuổi dậy thì, hầu hết các bé gái sẽ xuất hiện khí hư ở âm đạo (nên còn được gọi là dịch âm đạo). Nếu có bất thường nào xảy ra tại đây thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề về sức khỏe sinh dục. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây để nắm bắt được những thông tin liên quan nhé.

1. Đặc điểm của khí hư

Bình thường

khí hư bình thường có màu trắng trong, thường không có mùi hoặc chỉ có mùi nhẹ, số lượng dịch tiết nhiều hay ít chịu ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh nguyệt và sự thay đổi của nồng độ hoocmon sinh dục nữ. Khí hư đóng vai trò giữ ẩm, ổn định nồng độ pH trong môi trường sinh dục, ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, nó còn giúp bôi trơn khi quan hệ tình dục, trách sự tổn thương do cọ xát, giúp tinh trùng dễ di chuyển.

Bất thường

Vì môi trường ẩm ướt, có vị trí nằm gần niệu đạo nên các tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập vào âm đạo. Dịch tiết bất thường có thể là lời cảnh báo của các bệnh lý về đường sinh dục. Các dấu hiệu thường gặp:

  • Số lượng: Dịch âm đạo tiết ra quá nhiều trong một thời gian dài. Vào khoảng giữa chu kỳ, dịch tiết ra khá nhiều, gây một số tình trạng ẩm ướt hoặc khó chịu. Tuy nhiên, chị em không nên quá lo lắng vì sau giai đoạn rụng trứng, lượng dịch sẽ giảm đi, có thể kéo dài đến chu kỳ tiếp theo hoặc biến mất.

  • Màu sắc: màu sắc bất thường như trắng đục, xanh, đỏ,…

  • Tính chất: loãng, nhầy hoặc bám dính gây ngứa ngáy, khó chịu.

  • Mùi: không mùi hoặc có mùi tanh hôi.

  • Một số triệu chứng khác: sốt, tiểu khó, đau rát,…

Khí hư với lượng dịch tiết ra nhiều, tính chất khác thường,... có thể là dấu hiệu sớm của bệnh

Lượng dịch tiết ra nhiều, tính chất khác thường,... có thể là dấu hiệu sớm của bệnh

Các bệnh phụ khoa thường có triệu chứng biểu hiện ở khí hư có đặc điểm bất thường. Vì vậy bạn cần đặc biệt lưu tâm đến “cô bé” của mình, không nên chủ quan với bất kỳ dấu hiệu nào. 

2. Một số bệnh sinh dục phổ biến

Viêm âm đạo do trùng roi (Trichomonas vaginalis): 

Đây là căn bệnh do trùng roi gây ra, có thể lây lan qua đường tình dục hoặc các sinh hoạt thường ngày như sử dụng khăn tắm ẩm ướt, đi bơi,… Khí hư của người bệnh thường nhiều, loãng, màu vàng xanh và có bọt (đây là tính chất đặc thù của bệnh). Dịch tiết có mùi hôi khó chịu và không bị mất đi dù đã được vệ sinh. Ngoài ra, bệnh còn kèm theo các triệu chứng khác như ngứa ngáy, tiểu khó, đau khi quan hệ.

Viêm âm đạo do nấm: 

Nguyên nhân do nấm Candida gây nên, chủ yếu là chủng Candida albicans. Nấm khiến cho dịch âm đạo tiết ra nhiều nhưng không hôi, có màu trắng như váng sữa và bám dính thành mảng vào thành âm đạo. Người mắc phải thường bị ngứa liên tục, thường xuyên gãi nên có thể gây trầy xước và làm bệnh lan rộng nhanh hơn (tầng sinh môn, vùng bẹn,…).

Viêm âm đạo do vi khuẩn

Căn nguyên của bệnh không xuất phát từ việc lây lan, mà là từ các vi khuẩn yếm khí nội sinh phát triển quá mức ở âm đạo, chủ yếu là do Gardnerella vaginalis hoặc kết hợp cùng một số loại vi khuẩn khác. Bệnh thường gây mùi hôi rất khó chịu, khí hư chuyển màu xám trắng, niêm mạc sưng đỏ, đau,…

Viêm âm đạo do các bệnh lây truyền qua đường tình dục:

Việc quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn có thể dẫn đến các bệnh lý phụ khoa, gây viêm nhiễm âm đạo, có thể kể đến như bệnh lậu cầu.

Viêm cổ tử cung: 

Bệnh viêm cổ tử cung có thể xảy ra do nhiều tác nhân khác nhau, nhưng hầu hết là do các vi khuẩn, virus gây bệnh, nhất là vi khuẩn lậu cầu và Chlamydia trachomatis. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng không rõ ràng và phần lớn bệnh nhân không biết rằng mình đã mắc bệnh. Tuy nhiên, bạn đọc có thể chú ý đến các dấu hiệu như xuất hiện dịch nhầy, mủ (màu đục, vàng hoặc xanh) bất thường, đi tiểu khó, đau rát, ngứa ngáy,… Nếu không điều trị kịp thời có thể để lại các biến chứng như viêm khung chậu, tăng tỷ lệ vô sinh,…

Một số bệnh khác: 

Viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, viêm lộ tuyến cổ tử cung,…

<a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/nam-candida--nguyen-nhan-chu-yeu-gay-viem-am-dao-s159-n18001'  title ='nấm Candida'>nấm Candida</a> khi soi trên lăng kính hiển vi

Nấm Candida khi soi trên lăng kính hiển vi

3. Chăm sóc thế nào để bảo vệ sức khỏe sinh dục?

  • Chú ý các dấu hiệu bất thường: không nên chủ quan trước bất kỳ dấu hiệu lạ nào trên cơ thể. Tình trạng kéo dài lâu sẽ gây thêm khó khăn trong việc điều trị.

  • Sinh hoạt: tránh tiếp xúc, làm việc trong môi trường ẩm ướt. Nếu ngành nghề bắt buộc, cần lưu ý các dụng cụ bảo hộ lao động và tắm rửa sạch sẽ sau khi làm việc. Hạn chế đi bơi, sử dụng bồn tắm,…

  • Sử dụng đồ dùng cá nhân: không nên sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, đồ lót,…

  • Vệ sinh: sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ thích hợp, chuyên dụng để đảm bảo sạch sẽ nhưng vẫn ổn định độ pH, nhất là trong thời kỳ hành kinh. Đảm bảo nguồn nước sạch và khăn mềm hoặc giấy lau không gây kích ứng da. Nên vệ sinh từ trước ra sau để tránh tình trạng nhiễm trùng. Tránh thụt rửa âm đạo dễ gây trầy xước, đưa vi khuẩn vào sâu trong cơ thể,…

  • Quan hệ tình dục an toàn: đảm bảo cơ thể sạch sẽ trước và sau khi quan hệ để tránh tình trạng viêm nhiễm. Sử dụng bao cao su nếu nghi ngờ hoặc có tiền sử mắc bệnh sinh dục.

  • Trang phục: nên lựa chọn chất liệu cotton thông thoáng, kiểu dáng thoải mái, thay mới khi thấy quần lót đã cũ, bẩn. Không nên mặc quần lót vào ban đêm (nếu lượng khí hư không nhiều) để tránh tình trạng bí mồ hôi, ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. 

  • Dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý: cân bằng sinh lý cơ thể chính là cách tốt nhất để phòng tránh mọi bệnh tật, kể cả bệnh phụ khoa. Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, thức uống có cồn,…. Duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ sâu và đủ giấc sẽ khiến tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. 

  • Rèn luyện: thường xuyên vận động bằng các bài tập lành mạnh như đi bộ, đạp xe, yoga,… giúp giải tỏa stress và nâng cao thể trạng.

  • Khám sức khỏe định kỳ: nên đi khám sức khỏe nói chung và khám phụ khoa nói riêng tầm 3 - 6 tháng một lần để được phát hiện, chữa trị sớm nếu như mầm mống bệnh xuất hiện.

Cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ để ngăn ngừa các bệnh đường sinh dục

Cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ để ngăn ngừa các bệnh đường sinh dục

4. Nên làm gì khi mắc bệnh?

Một phần nguyên nhân do vị trí phát bệnh kín đáo, một số bệnh tiến triển thầm lặng. Một phần do tâm lý ngại ngùng của các chị em khiến việc điều trị chậm trễ, diễn biến bệnh nặng sẽ dẫn đến các biến chứng về lâu dài. Vì vậy, việc đi thăm khám và chữa trị vô cùng cấp thiết và quan trọng để đảm bảo sức khỏe của chính bạn và người thương. Kiên trì điều trị và tuân theo chỉ định, tư vấn của bác sĩ, khiến bệnh tật nhanh bị đẩy lùi.

Điều trị sớm cho hiệu quả chữa trị cao hơn

Điều trị sớm cho hiệu quả chữa trị cao hơn

Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực y tế, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đảm bảo cho bạn hiệu quả chữa trị tốt nhất với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ tận tâm và chuyên nghiệp. Chúng tôi sẽ mang lại cho khách hàng cảm giác an tâm và hài lòng khi đến đây thăm khám và điều trị. Mọi thắc mắc xin liên hệ tổng đài 1900.56.56.56 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ