Tin tức
Khi nào cần bổ sung cholesterol và nên bổ sung bằng cách nào?
- 23/05/2021 | Chỉ số HDL cholesterol quá thấp ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
- 13/09/2021 | Điểm danh các nguyên nhân khiến cholesterol tăng cao
- 01/06/2021 | Tình trạng cholesterol máu cao thường xuất phát do đâu?
1. Nên duy trì cholesterol trong cơ thể ở mức độ nào?
Cholesterol là một chất có vai trò đặc biệt quan trọng với sức khỏe, tham gia vào nhiều hoạt động sống, trao đổi chất trong cơ thể.
Cholesterol có vai trò quan trọng với hoạt động sống và sức khỏe con người
Cơ thể con người có thể tự sản xuất cholesterol ở gan kết hợp với hấp thu từ thức ăn cho những vai trò sau:
-
Làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất của các tế bào.
-
Hỗ trợ bài tiết mật trong gan.
-
Hỗ trợ cho quá trình sản xuất nội tiết tố sinh dục.
Cholesterol trong cơ thể được chia thành hai loại dựa trên chất vận chuyển của chúng là LDL cholesterol và HDL cholesterol. HDL cholesterol thường được gọi là cholesterol tốt và chiếm tỉ trọng cao trong tổng lượng cholesterol do nó có tác dụng loại bỏ LDL ra khỏi mạch máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và duy trì hệ tim mạch khỏe mạnh.
Ngược lại, LDL cholesterol còn gọi là cholesterol xấu, dù chiếm tỉ trọng thấp nhưng là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, nhất là khi nồng độ chất này tăng cao.
Duy trì mức độ cholesterol ổn định bình thường giúp ngăn ngừa bệnh lý tim mạch
Cholesterol toàn phần là chỉ số đánh giá chung mức độ của cả hai loại cholesterol này trong cơ thể, nên duy trì ở mức độ lý tưởng là dưới 200 mg/dL (5.0 mmol/L). Ở khoảng 200 - 239 mg/dL (5.0 - 6.0 mmol/L) cholesterol toàn phần được gọi là mức giới hạn. Ngoài ra cần quan tâm đến chỉ số LDL cholesterol càng thấp càng tốt, tối ưu ở mức dưới 100 mg/dL (2.5 mmol/L). Ngược lại, HDL cholesterol nên ở mức cao từ 60 mg/dL (1.5 (2.5 mmol/L)trở lên.
2. Khi nào cần bổ sung cholesterol - chuyên gia trả lời?
Chưa có thước đo chính xác về mức độ cholesterol trong máu bao nhiêu là thấp và, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ tuổi, giới tính, điều kiện sức khỏe hay thậm chí liên quan đến chủng tộc. Vậy khi nào cần bổ sung cholesterol? Nhìn chung, nếu HDL cholesterol thấp dưới 40 mg/deciliter (1.0 mmol/L) máu hoặc LDL cholesterol chiếm tỉ trọng cao trong cholesterol toàn phần thì có thể xem xét bổ sung HDL cholesterol.
Lưu ý rằng cholesterol gồm 2 loại là cholesterol tốt và cholesterol xấu, khi bổ sung cần lưu ý cân bằng giữa 2 loại cholesterol này. Nếu bổ sung quá nhiều cholesterol xấu sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch dẫn đến bệnh lý và biến chứng nguy hiểm. Thay vào đó, bổ sung HDL cholesterol được ưu tiên theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các đối tượng dễ gặp tình trạng cholesterol thấp bao gồm:
-
Người mắc bệnh gan, suy dinh dưỡng, kém hấp thu.
-
Người bị bệnh bạch cầu.
-
Người mắc bệnh suy thượng thận.
-
Người bị suy giáp hoặc cường giáp.
-
Chế độ ăn thiếu Mangan hoặc ít chất béo.
Ngoài ra, cholesterol thấp có thể liên quan đến di truyền, xảy ra sớm ở trẻ dưới 1 tuổi cần được phát hiện và bổ sung kịp thời.
Mức độ cholesterol thấp cũng có thể gây biến chứng tim mạch nguy hiểm
Mức độ cholesterol duy trì ở mức bình thường, tỉ lệ cholesterol tốt/ cholesterol xấu phù hợp là một trong những điều kiện đầu tiên để duy trì sức khỏe, ngăn ngừa biến chứng.
3. Nên bổ sung cholesterol bằng cách nào?
Hiện nay chưa có loại thuốc nào có tác dụng tăng cholesterol toàn phần, chỉ có thể sử dụng Statin để tăng HDL cholesterol. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây những tác dụng phụ nghiêm trọng cho sức khỏe nên cần dùng theo chỉ định của bác sĩ với liều lượng phù hợp.
Để bổ sung và duy trì cholesterol ở mức độ bình thường, chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống khoa học được khuyến khích.
3.1. Chế độ ăn uống bổ sung cân bằng cholesterol
Các thực phẩm sau chứa nhiều HDL cholesterol và có tác dụng làm giảm tác động xấu của LDL cholesterol nên tăng cường bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày:
Ngũ cốc nguyên hạt: thực phẩm này chứa nhiều chất xơ và làm giảm mức cholesterol xấu như vừng nguyên hạt, các loại đậu nguyên hạt, gạo lức, yến mạch, lúa mạch,… Với người thiếu cholesterol hoặc nồng độ LDL cholesterol quá cao, nên dùng ít nhất 2 phần ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày.
Các loại cá béo chứa hàm lượng HDL cholesterol cao
Các loại cá béo: đặc biệt giàu omega-3 làm tăng mức HDL cholesterol như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi,… Để bổ sung cholesterol cho cơ thể, nên dùng ít nhất 2 khẩu phần cá mỗi tuần.
Quả bơ: chứa hàm lượng folate - chất béo không bão hòa đơn cao, rất tốt cho sức khỏe cũng như làm tăng mức HDL cholesterol trong cơ thể, ngăn ngừa đột quỵ và đau tim.
Rượu vang đỏ: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, uống rượu vang đỏ với mức độ phù hợp có tác dụng làm tăng cholesterol tốt, giảm nguy cơ biến chứng tim mạch. Lượng uống phù hợp với mỗi người là 1 - 2 ly rượu vang đỏ mỗi ngày.
Hạt chia: Hạt chia hay hạt lanh được biết đến là nguồn cung cấp chất xơ và chất béo omega-3 dồi dào. Việc tiêu thụ hạt chia thường xuyên sẽ làm tăng cholesterol HDL và tăng mức độ cholesterol nói chung, ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe liên quan đến thiếu hụt cholesterol.
3.2. Chế độ sinh hoạt lành mạnh để tăng cường HDL cholesterol
Tập thể dục hàng ngày là cách tốt nhất để giảm LDL cholesterol, tăng HDL cholesterol tốt cho sức khỏe và ngăn ngừa các vấn đề tim mạch liên quan. Bạn có thể lựa chọn môn thể thao mình yêu thích, luyện tập 20 - 30 phút mỗi lần, duy trì 5 lần mỗi tuần đã có tác dụng tốt trong điều hòa cholesterol cơ thể.
Luyện tập thường xuyên cũng giúp tăng HDL cholesterol, giảm LDL cholesterol
Nếu bận rộn, hãy dành ít nhất 10 - 15 phút đi bộ mỗi ngày để tăng HDL cholesterol.
Qua bài viết này, MEDLATEC đã giải đáp đến bạn đọc thắc mắc khi nào cần bổ sung cholesterol cũng như cách bổ sung an toàn, tốt cho sức khỏe. Nếu bạn đang có những triệu chứng nghi ngờ thiếu hụt cholesterol hoặc mất cân bằng giữa HDL và LDL cholesterol, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn khám và điều trị sớm.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!