Tin tức
Khối u lành tính có đau không? Các loại u lành tính thường gặp
1. Khối u lành tính có đau không? Những triệu chứng thường gặp
Khi đề cập đến u lành tính, một trong những chủ đề được quan tâm là khối u lành tính có đau không. Hầu hết các trường hợp u lành đều không có hại, không gây đau đớn và không làm ảnh hưởng đến những bộ phận khác ở trên cơ thể. Thế nhưng, chúng vẫn có thể gây đau hoặc làm xuất hiện các vấn đề khác nếu có dấu hiệu đè lên các dây thần kinh, mạch máu hoặc làm kích hoạt sản xuất hormone quá mức,...
Khối u lành tính có đau không: Đa số các trường hợp đều không gây đau nhức
Tùy thuộc vào vị trí xuất hiện mà khối u có thể ảnh hưởng đến chức năng của một vài cơ quan xung quanh. Về cơ bản, các khối u lành khi phát triển đủ lớn có thể phát hiện được dễ dàng, nhất là với những khối u nằm ở gần da hoặc ở các mô mềm thì có thể nhận biết bằng mắt hoặc sờ thấy trực tiếp.
2. Nguyên nhân hình thành các khối u lành tính
Tuy chưa xác định rõ nguyên nhân hình thành của các khối u lành nhưng vẫn có thể điểm qua một số yếu tố liên quan. Thông thường trong cơ thể, tế bào cũ sẽ chết đi và dần được thay thế bằng những tế bào mới mạnh khỏe hơn. Khi những tế bào mới này có sự bất thường trong hoạt động, chúng sẽ tiến hành phân chia và phát triển nhanh hơn bình thường, hình thành các khối u.
Nhiều yếu tố khách quan có thể là nguyên nhân hình thành u lành tính
Ngoài ra, một số tác nhân từ môi trường bên ngoài cũng làm tăng rủi ro xuất hiện khối u trong cơ thể:
● Các chất độc từ môi trường bên ngoài như bức xạ, hóa chất,...
● Di truyền.
● Chế độ ăn uống không lành mạnh.
● Thường xuyên căng thẳng.
● Bị chấn thương.
● Bị viêm hoặc bị nhiễm trùng,...
3. Những loại u lành tính thường gặp
Như vậy, bạn đã có cho mình lời giải đáp cho thắc mắc khối u lành tính có đau không. Sau đây là một số loại u lành thường gặp:
- U tuyến (tên khác là Adenoma): đây là dạng u lành tính có thể xuất hiện trên một tuyến (như tuyến yên) hoặc cơ quan (ruột kết, gan,...) trong cơ thể.
- U mỡ (hay Lipoma): u lành tính, phát triển từ tế bào mỡ. Dạng u này phổ biến nhất là ở cổ, cánh tay, lưng,... xuất hiện dưới da và có thể nhìn, sờ thấy được.
- U sụn: dạng u lành hình thành trong sụn.
- U máu: thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng cũng có thể xuất hiện ở người lớn. U máu có thể hình thành trên da hoặc trong cơ quan nội tạng như gan, não,...
- U xơ: một dạng u lành khá phổ biến, hình thành trong mô sợi. U xơ thường xuất hiện ở da, miệng, tử cung,...
- Mụn ruồi: đây là một dạng u sắc tố lành tính. Ung thư da thường hay bị nhầm lẫn là mụn ruồi nên người bệnh cần đặc biệt lưu ý nắm được dấu hiệu phân biệt.
Mụn ruồi là một loại u sắc tố lành tính thường gặp nhất
- U cơ: là một dạng u lành, phát triển từ cơ, thành mạch máu hoặc có thể xuất hiện ở tử cung, dạ dày.
- Lymphangioma: là u lành và phát triển trong hệ thống bạch huyết.
- U màng não: tuy là u lành nhưng có sự phát triển về kích thước nên cần thăm khám, điều trị can thiệp.
- Ngoài ra, còn rất nhiều loại u lành khác như myoma, u thần kinh, u xương lành tính, u xơ da,....
4. Chẩn đoán u lành như thế nào?
Để chẩn đoán u lành, bác sĩ sẽ áp dụng một số kỹ thuật như: siêu âm, chụp X - quang, CT Scan, chụp cộng hưởng từ. Các khối u lành thường được xác định nhờ viền rõ nét, không có dấu hiệu tăng sinh, xâm lấn ra xung quanh. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kết hợp thêm một số phương pháp khác để tăng tính chính xác như:
- Xét nghiệm máu để kiểm tra dấu ấn sinh học ung thư.
- Sinh thiết khối u.
5. U lành tính điều trị như thế nào?
Như đã nói từ đầu, u lành tính không cần can thiệp y tế. Nếu khối u có kích thước nhỏ, không ảnh hưởng đến các cơ quan khác cũng như tính thẩm mỹ, các bác sĩ sẽ khuyên người bệnh theo dõi thêm và không cần xử lý.
Tùy từng trường hợp mà phương pháp điều trị u lành sẽ được chỉ định phù hợp
Nhưng trong một số trường hợp, khi có các dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị. Liệu pháp điều trị như thế nào sẽ tùy thuộc vào vị trí của khối u cũng như kích thước khối u. Ví dụ như u lành tính trên da (mụn ruồi) có thể tẩy laser đơn giản, u xơ tử cung có thể điều trị bằng thuốc,... nhưng những khối u lớn khác, nằm trong cơ quan nội tạng thì phải sử dụng các phương pháp phức tạp hơn, như phẫu thuật,... Trong một vài trường hợp, xạ trị cũng có thể áp dụng với u lành tính khi phương pháp phẫu thuật không thể chạm đến khối u một cách an toàn.
Lưu ý: Một vài loại u lành tính có thể phát triển thành ung thư nếu không được theo dõi và điều trị. Vì vậy, việc thăm khám sức khỏe định kỳ và tái khám theo chỉ định của bác sĩ là rất cần thiết.
Hy vọng, những thông tin về chủ đề khối u lành tính có đau không và một số kiến thức khác về u lành tính được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về dạng u này. Về cơ bản, các khối u lành tính không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng để phòng ngừa những diễn biến xấu có thể xảy ra, việc thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín là điều nên làm. Một địa chỉ bạn có thể lựa chọn thăm khám là chuyên khoa Ung bướu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn chi tiết hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
