Tin tức

Kiểm soát cảm xúc tiêu cực - làm thế nào không phải ai cũng biết

Ngày 19/08/2021
Tham vấn y khoa: ThS.BS Hoàng Thị Thúy
Cảm xúc của con người liên tục thay đổi trong ngày. Lúc thì bạn cảm thấy vui, có lúc lại thấy buồn, đôi khi cảm xúc hạnh phúc bỗng dâng trào nhưng chỉ được ít giờ cảm giác lo sợ thậm chí giận dữ lại đan xen. Nếu bạn không biết cách kiểm soát cảm xúc, nhất là các cảm xúc tiêu cực thì rất có thể sẽ tạo ra hành vi sai trái.

1. Cảm xúc là gì? Vì sao phải kiểm soát cảm xúc?

1.1. Cảm xúc là gì?

Cảm xúc là sự rung động, là phản ứng của con người trước sự  tác động của các yếu tố ngoại cảnh. Tức là có 1 tác động ngoại cảnh nào đó diễn ra trong cuộc sống của bạn và não bộ sẽ diễn đạt điều đó. Cảm xúc chia thành 2 loại chính là: cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực.

Chẳng hạn, nếu não diễn giải 1 vấn đề gì đó bổ ích, lý thú thì sẽ giải phóng các loại hormone serotonin, oxytocin và dopamine. Các hormone này giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Lúc này cảm xúc trong bạn sẽ bao gồm: hứng thú, vui vẻ, hạnh phúc, hài lòng hoặc kích thích.

Kiểm soát cảm xúc

Nếu não diễn giải 1 vấn đề gì đó bổ ích, lý thú thì cảm xúc lúc này là tích cực 

Và nếu xuất hiện 1 mối đe dọa hoặc 1 sự kiện ngoại cảnh không mong muốn, não bộ của bạn lập tức tiết ra các hormone gây căng thẳng như cortisol và adrenaline. Các hormone này khiến bạn có cảm giác sợ hãi, lo lắng, buồn bã, giận dữ,... 

Như đã nói, cảm xúc của con người luôn thay đổi vì mỗi ngày sẽ có rất nhiều các yếu tố ngoại cảnh tác động buộc não bộ phải diễn giải liên tục. Vậy vì sao phải kiểm soát cảm xúc mà không để cảm xúc được bộc lộ một cách tự nhiên?

1.2. Vì sao bạn cần học cách kiểm soát cảm xúc?

Cảm xúc thực sự có 1 sức mạnh nhất định đối với suy nghĩ. Có thể nói cảm xúc đặt trên nền tảng của suy nghĩ. Việc kiểm soát cảm xúc, nhất là các cảm xúc tiêu cực sẽ giúp bạn suy nghĩ và quyết định đúng đắn.

Thật vậy, não bộ biểu thị cảm xúc trước nhận thức, tức là cảm xúc sẽ xuất hiện trước suy nghĩ. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, cảm xúc không chỉ tác động mà còn thúc đẩy thực hiện các phản ứng hành vi ngay lập tức. Theo đó, việc ra quyết định ra sao có thể nói phụ thuộc rất lớn vào cảm xúc.

Trên thực tế, việc học cách kiểm soát các cảm xúc tiêu cực khó hơn là quản lý cảm xúc tích cực. Bởi nếu ai đó không có kỹ năng kiểm soát tốt các cảm xúc tiêu cực sẽ rất dễ dẫn đến những hành vi sai trái. 

Cảm xúc tiêu cực rất có hại

Cảm xúc tiêu cực rất có hại

Cảm xúc tiêu cực bao gồm: buồn bã, đau khổ, tức giận, ghen tị, căm ghét,... Chúng khiến bạn cảm thấy không thích người khác thậm chí là không thích chính mình. Cảm xúc tiêu cực làm giảm sự tự tin, lòng tự trọng cũng giảm và giảm cả nhiệt huyết đối với cuộc sống.

Một khi cảm xúc tiêu cực không được kiểm soát chúng sẽ khiến bạn có những suy nghĩ và hành động không theo lý trí. Điều này chỉ khiến cảm xúc đau khổ, tức giận kéo dài. Tình trạng này kéo dài càng lâu có thể gây hại, chẳng hạn bạn có thể thể hiện sự tức giận bằng bạo lực với người khác thậm chí với chính mình. 

Đây chính là lý do vì sao bạn cần học cách kiểm soát cảm xúc, nhất là những cảm xúc tiêu cực. 

Nếu duy trì cảm xúc tiêu cực quá lâu bạn có thể thể hiện sự tức giận bằng các hành vi bạo lực

Nếu duy trì cảm xúc tiêu cực quá lâu bạn có thể thể hiện sự tức giận bằng các hành vi bạo lực

2. Làm thế nào để kiểm soát cảm xúc?

Lời giải đáp cho thắc mắc trên chính là "sử dụng lý trí". Từ đó có thể thay đổi phản ứng cũng như hành động của mình theo hướng tích cực trước mọi tác động ngoại cảnh. Bạn sẽ chỉ nghe những gì muốn nghe nhớ những gì muốn nhớ và làm những gì bản thân muốn .

Tuy nhiên, bạn nên hiểu rằng kiểm soát cảm xúc không phải là đè nén cảm xúc. Đè nén cảm xúc là cố ép xuống, nén chặt cảm xúc lại không cho bộc phát. Còn quản lý cảm xúc tức là cảm xúc vẫn được thể hiện ra bên ngoài nhưng ở 1 mức độ và có chừng mực nhất định.

Kiểm soát cảm xúc tốt là bạn vẫn để cảm xúc được thể hiện ra ngoài nhưng ở một mức độ và có chừng mực

Kiểm soát cảm xúc tốt là bạn vẫn để cảm xúc được thể hiện ra ngoài nhưng ở một mức độ và có chừng mực

Một số cách bạn có thể tham khảo:

  • Bạn hãy cố gắng ngừng suy nghĩ về những vấn đề đã và đang gây ra cảm xúc tiêu cực trong bạn.

  • Bạn hãy học cách chấp nhận rằng những cảm xúc tiêu cực như tức tối, ghen tị, khó chịu,... đôi khi xảy ra mà không hề tránh khỏi. Đồng thời tự động viên mình để cảm thấy tốt hơn.

  • Bạn có thể thư giãn đầu óc để quản trị cảm xúc bằng một số hoạt động như: ngồi thiền, đọc sách, đi bộ nhẹ nhàng, nghe nhạc hoặc trò chuyện cùng bạn bè người thương,...

Quản trị cảm xúc bằng cách trò chuyện, tâm sự cùng người thương, bạn bè

Quản trị cảm xúc bằng cách trò chuyện, tâm sự cùng người thương, bạn bè

  • Để kiểm soát cảm xúc hiệu quả nhất trước hết bạn cần tìm ra căn nguyên gây ra cảm giác tiêu cực và các sự việc khiến cảm giác tiêu cực bùng phát.

  • Bạn hãy tập thể dục hàng ngày để làm giảm tăng tiết các hormone gây căng thẳng. Nhờ vậy bạn có thể kiểm soát, điều chỉnh cảm xúc tiêu cực tốt hơn.

  • Bạn hãy thỏa thuận với những cảm xúc hàng ngày, nhất là cảm xúc tiêu cực và tự động viên bản thân cố gắng quản trị các cảm xúc tiêu cực trong các lần sau tốt hơn.

Dù có khá nhiều phương pháp để quản trị cảm xúc và cảm xúc tiêu cực nhưng để cảm xúc được kiểm soát một cách tốt nhất, bạn cần phải thấu hiểu cảm xúc của mình. Vậy phải làm sao để có thể thấu hiểu cảm xúc của chính mình?

3. Thấu hiểu cảm xúc của chính mình không khó

Để thấu hiểu cảm xúc của bản thân bạn hãy bắt đầu bằng việc suy nghĩ về các tình huống, sự việc gây ra căng thẳng và những cảm xúc tiêu cực xảy ra trong cuộc sống, công việc. Dựa vào đó để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. 

Bạn hãy suy nghĩ lại những tình huống khiến bạn căng thẳng để tìm giải pháp thấu hiểu cảm xúc

Bạn hãy suy nghĩ lại những tình huống khiến bạn căng thẳng để tìm giải pháp thấu hiểu cảm xúc và kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn

Bạn có thể làm theo gợi ý sau mỗi khi muốn thấu hiểu cảm xúc của mình và kiểm soát cảm xúc hiệu quả:

  • Tình huống khiến những cảm xúc tiêu cực xuất hiện có thể đến từ 1 sự kiện ví dụ như khối lượng công việc bạn phải đảm nhận đã quá tải. Bạn hãy bắt đầu suy nghĩ xung quanh các sự kiện xảy đến.

  • Thông qua những suy nghĩ này, bạn bắt đầu thấu hiểu cảm xúc của mình và tự làm chủ được các cảm xúc tiêu cực bằng cách loại bỏ các tác nhân gây ra cảm xúc tiêu cực đó. Bạn có thể:

  •  Cắt giảm bớt khối lượng công việc để giảm căng thẳng, áp lực.

  • Bạn hãy giao tiếp một cách quyết đoán để không bị những đồng nghiệp khác chèn ép để thoát khỏi cảm xúc bản thân đang bị chà đạp.

Kiểm soát cảm xúc đặc biệt là kiểm soát những cảm xúc tiêu cực không phải chuyện dễ dàng đối với nhiều người. Bạn nên học cách quản trị cảm xúc hay thấu hiểu cảm xúc của mình một cách từ từ, đừng tự tạo áp lực cho chính mình. 

Trong trường hợp dù đã nỗ lực rất nhiều nhưng bạn vẫn không thể tự quản trị cảm xúc thông qua một số gợi ý phía trên, bạn nên nhờ đến sự trợ giúp từ các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ