Tin tức

Kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị bệnh sán não

Ngày 07/11/2015
TS.BS Hồ Sỹ Triều - Trưởng khoa Điều trị - Viện Sốt rét và Ký sinh trùng Trung ương
Do thói quen ăn uống chưa bảo đảm vệ sinh, ô nhiễm môi trường,… là những nguyên nhân khiến tỷ lệ người dân nước ta nhiễm bệnh giun sán tăng cao. Với những thông tin bổ ích về nguyên tắc điều trị, cách phòng tránh bệnh sán lá gan lớn, sán lợn, nội dung “Kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị bệnh sán não”của TS.BS Hồ Sỹ Triều (Trưởng khoa Điều trị - Viện Sốt rét và Ký sinh trùng Trung ương) đã thu hút sự qua tâm của các quý vị tham dự. Đây cũng là một trong những báo cáo quan trọng của Hội nghị “Ứng dụng các xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý chuyên khoa Truyền nhiễm” do Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức ngày 06/ 11.


1. Phân loại

1.1.  Sán dây lợn Taenia solium

Dài khoảng 4-8m có khoảng 900 đốt bao gồm:  Đầu tròn kích thước lmm, có 2 vòng móc gồm 22 - 32 móc, có 4 giác bám cổ mảnh dài 5mm là nơi sinh ra đốt non thân gồm các đốt non phía cổ có chiều dọc dài hơn chiều ngang, chứa trứng, đốt sán có cả bộ phận sinh dục đực và cái, tử cung chia 7-11 nhánh, đốt già rụng từng khúc 5-6 đốt theo phân ra ngoài, không di động, vật chủ trung gian là lợn.

Nang ấu trùng sán dây lợn hình bầu dục và đầu sán có 4 gác bám và 2 vòng móc. Ấu trùng sán lợn sống ký sinh ở lợn và ở người. Ấu trùng sán lợn có kích thước 0.3mm, sau gây nhiễm 6 ngày, kích thước 6-9mm sau gây nhiễm 60-70 ngày và kích thước 8-15mm, sau gây nhiễm 177 -325 ngày.

Nang ấu trùng sán lợn khi ký sinh ở người to hơn khi ký sinh ở lợn. Nang ấu trùng sán lợn ký sinh dưới da, cơ người, kích thước 0,5 x 1,5 - 2cm. Có nang sau hàng chục năm phát triển tới kích thước 10 -15cm và chứa 50ml dịch. Có trường hợp các nang sán tập trung thành chùm như chùm nho, kích thước 10 - 20 cm và chứa tới 60ml dịch.

1.2. Ấu trùng sán dây lợn Cysticercus

Hình 1.1. Đầu sán dây T. solium, T. saginata và T. Asiatica (Nguồn WHO/FAO/OIE Guidelines, 2005 )[120]

2. Vị trí ký sinh của sán dây

Sán dây lợn T. solium, sán dây bò T. saginata, sán dây châu Á T. asiatica sống ký sinh ở ruột người.


Ấu trùng sán lợn T.solium sống ký sinh dưới da - cơ, ở mắt, trong và ngoài não người. Ngoài ra ấu trùng sán lợn còn có thể sống ký sinh ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể như: dây thần kinh, tuỷ sống và các cơ quan khác như tim, phổi, thận, gan...

3. Dinh  dưỡng của sán

Sán dây lợn, sán dây bò, sán dây châu Á, sống ký sinh ở đường ruột chiếm đoạt các chất dinh dưỡng và dưỡng chất của vật chủ.

Ấu trùng sán lợn ký sinh dưới da - cơ, ở mắt, trong và ngoài não và các cơ quan khác. Chúng chiếm chất dinh dưỡng của vật chủ.


4. Chu kỳ phát triển của sán

Hình 1.2. Chu kỳ phát triển của sán dây và ấu trùng sán lợn (nguồn CDC)


5.  Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh sán dây


5.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh sán dây


5.1.1. Đặc điểm lâm sàng nhóm bệnh nhân xét nghiệm có đốt sán dây trong phân


Triệu chứng lâm sàng đau bụng âm ỉ, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hoá, suy dinh dưỡng, suy nhược thân thể, ăn uống kém, đầy bụng, bán tắc ruột, ngủ ít về đêm.


5.1.2. Đặc điểm lâm sàng nhóm bệnh nhân xét nghiệm có trứng sán dây trong phân


Triệu chứng lâm sàng buồn nôn, không nôn, rối loạn tiêu hoá, ăn uống kém, ngủ ít về đêm, đau bụng âm ỉ, nhức đầu và không triệu chứng lâm sàng.


5.1.3. Đặc điểm lâm sàng nhóm bệnh nhân đốt sán dây bò ra hậu môn


Triệu chứng lâm sàng đốt sán dây thỉnh thoảng bò ra hậu môn, buồn bực rất khó chịu vùng hậu môn, nhức đầu, đau bụng âm ỉ, rối loạn mu hoá, bán tắc ruột [35],


5.2.1. Đặc điểm cận lâm sàng nhóm bệnh nhân xét nghiệm phân có đốt hay trứng sán dây


Rodriguaez. C. R. 1999 tại Mêxico tỉ lệ nhiễm bệnh sán dây là 0,2% - 1,5%. Trong đó, bệnh nhận có trứng sán dây trong phân là 28% và bệnh có đốt sán dây trong phân là 38% [132].


Garcia. N. J. (2003) tại Guatemala, tỉ lệ mắc bệnh sán dây là 1% - 5,5%. Trong đó, bệnh nhân có đốt sán dây trong phân là 21,7%, bệnh nhân ấu trùng sán lợn là 3,2% [92]. 


Sakai. H. (2001), tỉ lệ mắc bệnh sán dây là 2% - 2,5%. Trong đó, có trứng sán dây trong phân là 19,7% và bệnh nhân có đốt sán dây trong phân là 38% [133].


Onah. D. N. (2002) nghiên cứu tại Nigeria năm 2002 xét nghiệm 1.525 mẫu phân bệnh nhân tại bệnh viện, tỉ lệ bệnh nhân có đốt sán dây là 28% và tỉ lệ bệnh nhân có trứng sán dây trong phân là 8,6%.

Đoàn Hạnh Nguyên, Hồ Sỹ Triều từ năm 1996 - 2000 nghiên cứu 4044 lượt bệnh nhân đến khám tại Viện sốt rét - KST - CT TƯ, tỉ lệ nhiễm sán dây 4,7% và tỉ lệ mắc bệnh ấu trùng sán lợn 19,1%. Trong đó có 633 sán dây và bệnh nhân ấu trùng sán lợn. Bệnh nhân xét nghiệm có trứng sán dây trong phân là 21,1%, bệnh nhân có đốt sán dây trong phân là 32% và bệnh nhân có đốt sán dây bò ra hậu môn là 46,9% [41].

Nguyễn Văn Đề và cs (2005) điều tra sán dây xét nghiệm bằng kĩ thuật Kato-Katz tại 2 xã thuộc tỉnh Hoà Bình và Sơn La, tỉ lệ nhiễm sán dây là 0,4 và 0,3%. Trong đó, bệnh nhân có trứng sán dây trong phân là 18%, bệnh nhân có đốt sán dây trong phân là 34% và năm 2006 tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ tỉ lệ nhiễm bệnh sán dây là 10,4%. Trong đó, nhân có trứng sán dây trong phân là 11,2% và bệnh nhân có đốt sán dây bò ra hậu môn là 53% [18].


5.2.2. Xét nghiệm bạch cầu ái toan trong máu (BCAT)


Tỉ lệ tăng bạch cầu ái toan (BCAT) trong máu.


5.2.3. Xét nghiệm huyết thanh miễn dịch (ELISA)


Đối với KN toàn nang:


- Ở hiệu giá KT 1/20: chéo với Ascaris lumbricoides, Balantidium coli, Enterobius vermicularis, Giardia lamblia, Hymenolepis nana, gium móc, Schistosoma mansomi, Strongyloides stercoralis, Taenia spp.


- Ở hiệu giá KT 1/100: chéo với Enterobius vermicularis, giun móc, Strongyloides stercoralis, Taenia spp.


Đối với KN dịch nang:


Ở hiệu giá 1/20: chéo với Ascais lumbricoides, Enterobhis vermicularis, Giardia lamblia, giun móc, Schistosoma, Strongyloides stercoralis.


- Ở hiệu giá 1/100: chéo với Giardia lamblia, giun móc.


6. Chẩn đoán bệnh sán dây


6.1. Chẩn đoán bệnh sán dây


Chẩn đoán lâm sàng:


+ Nôn ra đốt sán dây.


+ Đốt sán dây bò ra hậu môn.


+ Triệu chứng lâm sàng: đau bụng âm ỉ, rối loạn tiêu hoá, cơ thể suy nhược, ăn uống kém.


Chẩn đoán dịch tễ:


+ Có tiền sử ăn thịt lợn, trâu, bò, chưa nấu chín, ăn tiết canh, nem thính, nem chua.


+ Làm nghề giết mổ lợn, trâu, bò.


+ Sinh sống ở vùng có bệnh nhân mắc bệnh sán dây.


Chẩn đoán cận lâm sàng: 


+ Xét nghiệm phân, có trứng sán dây trưởng thành.


+ Xét nghiệm phân, có đốt sán dây trưởng thành.


+ Xét nghiệm soi dưới kính hiển vi xác định đốt sán dây trưởng thành.


6.2. Chẩn đoán bệnh ấu trùng sán lợn ký sinh ở não


Chẩn đoán lâm sàng:


+ Nang sán ký sinh dưới da - cơ.


+ Nang sán ký sinh ở mắt.


+ Triệu chứng lâm sàng: Nhức đầu, động kinh, nói khó, liệt dây thần kinh sọ não, giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần.


Chẩn đoán dịch tễ:


+ Cư trú ở vùng có bệnh nhân mắc bệnh sán dây lợn.


+ Ăn rau sống, uống nước lã không đun sôi, ăn thịt lợn chưa nấu chín.


+ Vùng có bệnh nhân mắc bệnh ấu trùng sàn lợn.


Chẩn đoán cận lâm sàng:


+ Chụp MRI hoặc CT Scan thấy nang sán ký sinh ở não.


+ Chẩn đoán miễn dịch ELISA.

6 .3. Chẩn đoán bệnh ấu trùng sán lợn không triệu chứng lâm sàng

Chẩn đoán cận lâm sàng:


+ Kỹ thuật ELISA.


+ Chụp CT scan hoặc chụp MRI sọ não.


+ Sinh thiết nang dưới da cơ.


Chẩn đoán dịch tễ:


+ Cư trú ở vùng có bệnh nhân mắc bệnh sán dây lợn.


+ Làm nghề giết mổ lợn.


+ Tiền sử ăn thịt lợn, tiết canh lợn, ăn rau sống, uống nước không sôi.


7. Điều trị bệnh sán dây trưởng thành


7.1. Nguyên tắc điều trị bệnh SD và bệnh ATSL.


7.1.1. Tiêu chuẩn chọn thuốc điều trị


Thuốc phải có hoạt thổ rộng, thuốc có tác dụng với nhiều loại sán và trùng cùng một lúc.


Thuốc phải đạt hiệu quả cao trong điều trị.


Thuốc ít tác dụng phụ, chỉ độc với sán, không độc với người.


Thuốc sử dụng dễ dàng qua đường uống.


Dạng thuốc sử dụng đơn giản, tiện lợi, rẻ tiền.


7.1.2. Sử dụng thuốc trong điều trị


Việc sử dụng thuốc cho cá nhân bệnh phải lựa chọn từng loại thuốc phù hợp với tình trạng sức khoẻ, cơ địa người bệnh, sao cho hiệu quả trong điều trị theo dõi được tác dụng phụ của thuốc.


Đối với cộng đồng cần có phác đồ phù hợp, dễ sử dụng, có thể điều hàng loạt cho cộng đồng và phải đạt hiệu quả cao.


Tuy vậy, việc chọn thuốc đặc hiệu và phác đồ để đạt được hiệu quả cao và an toàn đối với bệnh ấu trùng sán lợn hiện nay còn gặp khó khăn, chưa có phác đồ tối ưu nào cho điều trị bệnh này, đặc biệt đối với ấu trùng sán lợn ký sinh ở não.


7.1.3. Chống tái nhiễm


Điều trị cần phối hợp quản lý sán tẩy ra và chống tái nhiễm nhằm đảm bảo kết quả điều trị và khống chế lây lan cho cộng đồng.


7.2. Các thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sản dây và ấu trùng sán lợn


7.2.1. Thuốc Praziquatel 


Praziquantel 600mg/viên.


Praziquantel có biệt dược là Biltneide (Bayer AG), Distocide, stocide Trematodicide, (Shin poong Pharmaceutical Co. Ltd), Cysticide, Cesol Cestox (E. Merck), Pyquiton (China):

Cơ chế tác dụng: Thuốc ngấm vào sán nhanh, làm tăng tính thấm của bào ký sinh trùng đối với lon hoá trị 2 như Ca+ dẫn đến tăng nồng độ Ca++ trong tế bào sán, làm vỡ tế bào và ký sinh trùng chết. Sự tác động lên tế bào của Praziquantel có khác nhau giữa các loài sán. Ngoài ra Praziquantel còn làm giảm nồng độ glycogen nội sinh và làm giảm giải lactat của ký sinh trùng.


Tác dụng phụ: Thường ở mức độ nhẹ, dễ mất và bệnh nhân có thể chịu đựng được. Đó là các biểu hiện chóng mặt, nhức đầu, ngủ gà, buồn nôn, khó chịu vùng hạ vị, mẩn ngứa và có thể sốt.


Năm 1985 Prazinquantel được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh mục thuốc thiết yếu.


7.2.2. Thuốc Albendazol


Albendazol có biệt dược là Alzental, Zentel, Alben, SKE 62979...


Tên hoá học: Methy-[5-Propythio-lH-Benzimidazole-2-y1] Carbamate.


Cơ chế tác dụng: Thuốc ức chế hấp thụ glucoza làm giảm dự trữ glycogen và giảm ATP cần thiết cho hoạt động của giun sán thiếu năng lượng và bị liệt. Do vậy, khi điều trị giun sán chết đói và được tống ra ngoài theo phân rải rác cả tuần.


Tác dụng phụ: ít và thoảng qua, đó là các triệu chứng đau đầu, đau thượng vị, ỉa chảy, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, giun chui lên miệng. 


Chống chỉ định và thận trọng: chống chỉ định với phụ nữ có thai và trẻ em dưới 24 tháng; thận trọng với người suy gan, thận hay dị ứng với thuốc sử dụng.


7.3. Phác đồ điều trị sán dây trưởng thành


Praziquantel 5-10 mg/kg cơ thể, một liều duy nhất. Kết quả khỏi đạt trên 95% - 100%.


Praziquantel 10-20 mg/kg cơ thể, một liều duy nhất. Kết quả khỏi bệnh đạt trên 95% - 100%.

8. Phòng chống bệnh sán dây

8 .1. Phòng chống bệnh sán dây trưởng thành


Không ăn thịt lợn, gan lợn, trâu, bò chưa nấu chín và các thực phẩm khác như: nem thính, nem chua, thịt lợn tái, gan tái, thịt trâu bò tái....


Kiểm tra chặt chẽ các lò mổ lợn, trâu, bò và loại bỏ những con vật mang ấu trùng sán.


Không ăn rau sống, không uống nước lã.


Không nuôi lợn, trâu, bò thả rong [2] [34] [46].

9. Phác đồ điều trị

9.1. Phác đồ Albendazol liều 15 mg/kg/ngày

- Praziquantel 15-20mg/kg một liều duy nhất.


- Albendazol 7,5mg/kg/lần x 2 lần/ngày x 30 ngày x 2-3 đợt.


- Mỗi đợt cách nhau 10-20 ngày.


9.2. Phác đồ Praziquantel liều 30 mg/kg


- Praziquantel 15mg/kg/lần x 2 lần/ngày x 10 ngày x 2-3 đợt.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.