Tin tức
Kinh nghiệm khi đi siêu âm thai lần đầu
- 07/07/2020 | Khi nào cần đi siêu âm thai và những điều cần lưu ý
- 17/07/2020 | Xóa bỏ mọi lo lắng khi đi siêu âm thai lần đầu
- 26/06/2020 | Mẹ bầu cần chuẩn bị gì khi đi siêu âm thai lần đầu?
1. Siêu âm thai là gì? Có ảnh hưởng gì đến thai không?
Nhắc đến Siêu âm thai, chắc hẳn mọi người sẽ rất quen thuộc về thuật ngữ này.
Siêu âm thai là một thăm dò trong sản khoa nhằm giúp bác sĩ có thể đánh giá hình thái thai nhi và các thành phần trong tử cung của người mẹ để phục vụ cho quá trình theo dõi thai sản và chuẩn bị sinh. Đây là một việc không thể bỏ qua khi đi khám thai định kỳ. Siêu âm thai vào từng thời điểm phù hợp sẽ đem lại cho bác sĩ những thông tin giá trị để đánh giá quá trình phát triển của thai cũng như phát hiện những bất thường có thể có.
Có những mốc siêu âm thai đáng chú ý sau các mẹ cần phải nhớ:
- Tuần thứ 5 - 8 của thai kỳ: Đây là thời điểm đi siêu âm thai lần đầu, bác sĩ sẽ đưa ra những nhận định chính xác tình trạng có thai hay không và xác định tim thai.
- Tuần thứ 11- 14: Kiểm tra dị tật bước đầu, nhất là đo khoảng sáng sau gáy để tầm soát nguy cơ mắc hội chứng Down trong bệnh lý di truyền liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể số 21 của thai.
- Tuần thứ 20 - 22: Khảo sát các bất thường về hình thái của thai nhi như: hở hàm ếch, dị tật đường tiêu hóa, bất thường thành bụng, dị dạng ống thần kinh,...
- Tuần thứ 30 - 32: Đánh giá hình thái của tim mạch, cấu trúc của não,... và kiểm tra các thông tin về bánh rau, dây rốn, nước ối.
- Tuần thứ 36 - 40: Cần siêu âm thai mật độ dày hơn, có thể hàng tuần để theo dõi những dấu hiệu chuyển dạ hoặc những bất thường cần can thiệp.
Cần lưu ý những gì khi đi siêu âm thai lần đầu?
Nhiều mẹ bầu sợ việc siêu âm sẽ làm ảnh hưởng đến thai. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng về việc này, siêu âm thai vẫn được coi là an toàn cho cả mẹ và bé. Nhưng các mẹ cũng không vì vậy mà thực hiện siêu âm quá nhiều lần. Hãy siêu âm thai định kỳ theo lịch hẹn hoặc theo chỉ định của bác sĩ khi có triệu chứng bất thường.
2. Đi siêu âm thai lần đầu khi nào?
Việc khám thai và đi siêu âm thai lần đầu có ý nghĩa rất quan trọng. Lúc này bác sĩ có thể nhận định được chính xác bạn có đang mang “mầm sống mới” trong bụng mình hay không.
Siêu âm là phương pháp chắc chắn nhất giúp phát hiện người phụ nữ có mang thai hay không
Theo các chuyên gia sản khoa, chỉ cần 2 đến 3 tuần bị chậm kinh, kèm theo các triệu chứng mang bầu như buồn nôn, nôn, mệt mỏi,... thì các chị em hãy dùng que thử thai để kiểm tra. Nếu que thử hiện hai vạch thì có thể bạn đã mang thai. Lúc này bạn có thể đi gặp bác sĩ sản khoa để xác định chính xác tình trạng thai sản của mình, nếu chắc chắn có thì bác sĩ sẽ nhận định vị trí cụ thể của phôi thai có làm tổ đúng chỗ chưa, có bị nằm ngoài tử cung hay không? Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những hướng xử lý kịp thời.
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đánh giá tử cung, vòi trứng, làm thêm các xét nghiệm máu và nước tiểu bổ sung để đánh giá toàn diện sức khỏe của mẹ và thai nhi, tầm soát các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, bệnh lý gan, thận,… hay những bất thường khác để có hướng điều trị bổ sung cũng như có những phương án dự phòng các nguy cơ tai biến sản khoa có thể gặp phải.
Việc đi siêu âm thai lần đầu này có thể được bác sĩ chỉ định bằng phương pháp siêu âm đầu dò âm đạo để đem lại hình ảnh chính xác và rõ nét nhất.
3. Đi siêu âm cần chuẩn bị những gì?
Việc chuẩn bị trước khi đi siêu âm thai lần đầu cũng là một vấn đề cần quan tâm. Trước tiên là phải chuẩn bị tâm lý thật thoải mái và thư giãn, vui vẻ. Bởi nếu bạn căng thẳng có thể không tốt cho thai hoặc ảnh hưởng tới quá trình thăm khám của bác sĩ.
Khi đi siêu âm thai lần đầu, các chị em hãy lựa chọn cho mình trang phục thật thoải mái và rộng rãi để thuận tiện hơn cho việc thăm khám, siêu âm. Nhất là hãy đi dép hoặc giày thấp tránh những sang chấn đáng tiếc có thể xảy ra nhé.
Ở lần đi siêu âm thai đầu tiên, không nhất thiết các mẹ phải nhịn ăn, nhưng cần phải uống nhiều nước làm cho bàng quang căng nước tiểu, từ đó giúp bác sĩ dễ dàng quan sát các hình ảnh buồng tử cung, túi ối, phần phụ trên siêu âm.
Các chị em hãy lựa chọn cho mình trang phục thật thoải mái để thuận tiện hơn cho việc siêu âm nhé
Ngoài việc siêu âm, các mẹ cũng nên quan tâm đến các chỉ số khác của mình như: Cân nặng, huyết áp, nhịp tim, chu vi vòng bụng, các chỉ số về khung chậu và các kết quả xét nghiệm.
Khi thăm khám xong, bác sĩ sẽ tư vấn kết quả khám và xét nghiệm và thăm dò, cũng như sẽ giải thích những biến đổi của cơ thể mà bạn sẽ gặp phải. Đồng thời, bác sĩ sẽ hướng dẫn về việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi và vận động giúp bạn có một thai kỳ thực sự an toàn.
Hãy chuẩn bị sẵn những câu hỏi mà mình muốn tham vấn ý kiến của bác sĩ để được giải đáp một cách cụ thể nhất nhé. Đồng thời, hãy lắng nghe và ghi nhớ những khuyến cáo của bác sĩ, nhất là nhớ lịch tái khám cũng như các mốc kiểm tra đặc biệt.
Ngoài ra, bác sĩ có thể kê cho bạn các sản phẩm bổ sung sắt, canxi, acid folic, vitamin, khoáng chất,... nhằm đảm bảo mẹ đủ chất dinh dưỡng và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Hãy hỏi kỹ hướng dẫn sử dụng và các tác dụng phụ nếu có của thuốc nhé.
Một điều quan trọng nữa là bạn hãy chọn một địa chỉ đáng tin cậy để theo dõi, kiểm tra sức khỏe của mình và của bé trong suốt quá trình mang thai.
Ở bệnh viện MEDLATEC chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn khi cần. Với kinh nghiệm hoạt động hơn 24 năm, Bệnh viện MEDLATEC tự hào có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại sẽ đảm bảo mang đến cho bạn những dịch vụ tốt nhất. Ngoài ra bệnh viện còn thực hiện khám BHYT tại BVĐK MEDLATEC - 42 Nghĩa Dũng và PKĐK MEDLATEC - 99 Trích Sài - Tây Hồ, áp dụng bảo lãnh viện phí với gần 40 đơn vị bảo hiểm bảo lãnh. Hãy gọi điện cho chúng tôi qua số tổng đài 1900565656 để được tư vấn cụ thể và đặt lịch khám thai định kỳ để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!