Tin tức

Kỹ thuật tiêm insulin dưới da bụng đơn giản và không gây đau

Ngày 03/04/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Nguyễn Thị Ly
Tiêm insulin là phương pháp giúp ổn định đường huyết nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như mong đợi, bạn cần tiêm thuốc đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật tiêm insulin dưới da bụng đơn giản, hiệu quả và mẹo nhỏ giúp người bệnh hạn chế bị đau sau tiêm.

1. Những ai cần tiêm insulin?

Trước khi hướng dẫn kỹ thuật tiêm insulin dưới da bụng, MEDLATEC sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những trường hợp cần bổ sung loại hormone này. 

Hormone insulin giúp các tế bào sử dụng đường hiệu quả để tạo ra năng lượng cho cơ thể và đảm bảo đường huyết luôn ở mức ổn định. Nếu thiếu hụt loại hormone quan trọng này, lượng đường máu sẽ tăng cao và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là những trường hợp cần tiêm bổ sung insulin: 

- Người bệnh tiểu đường type 1: Là những trường hợp mà cơ thể người bệnh không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết. Việc tiêm insulin hàng ngày chính là cách bổ sung cho sự thiếu hụt này, giúp cơ thể ổn định lượng đường trong máu. 

Người bệnh tiểu đường có thể được chỉ định tiêm insulin dưới da

Người bệnh tiểu đường có thể được chỉ định tiêm insulin dưới da

- Người mắc bệnh tiểu đường type 2: Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc và điều chỉnh lối sống. Trong trường hợp bệnh nhân đã áp dụng phương pháp điều trị nêu trên nhưng vẫn chưa thể ổn định đường huyết, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp tiêm insulin. Bổ sung insulin cũng có thể được chỉ định trong những trường hợp khẩn cấp như người bị nhiễm trùng nặng, bệnh nhân bị tăng ceton máu cấp,…

- Mẹ bầu bị tiểu đường: Nếu như chế độ ăn uống và các phương pháp tập luyện không thể giúp mẹ bầu cần bằng đường huyết, chị em cũng có thể cần tiêm insulin để kiểm soát đường huyết trong suốt thai kỳ.

Lưu ý, bác sĩ sẽ là người kiểm tra và đưa ra phác đồ tiêm insulin đối với những trường hợp cần thiết. Người bệnh không tự ý điều trị bằng phương pháp này để phòng tránh những hậu quả sức khỏe không đáng có.

2. Những vị trí tiêm insulin 

Thực hiện tiêm insulin đúng kỹ thuật là cách giúp cơ thể hấp thụ thuốc hiệu quả. Vùng tiêm thuốc phù hợp nhất là vùng có lớp mỡ dưới da dày để thuốc có thể ngấm dần vào cơ thể. Dưới đây là một số vị trí tiêm insulin thường được lựa chọn: 

- Tiêm dưới da bụng: Đây là vị trí tiêm được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Vùng da bụng là nơi hấp thụ insulin nhanh chóng và hiệu quả. Hơn nữa, vùng bụng cũng là vị trí thuận lợi giúp người bệnh dễ dàng tiêm thuốc. 

Dưới da bụng là vị trí tiêm insulin thuận tiện

Dưới da bụng là vị trí tiêm insulin thuận tiện

- Tiêm vùng cánh tay: So với vùng bụng, vùng cách tay thường hấp thụ insulin chậm hơn. Ngoài ra, đây cũng là vị trí ít mỡ tích trữ, không phù hợp với những người bệnh có cơ địa gầy. 

- Vùng đùi: Nếu tiêm insulin ở vị trí này, bạn thường phải nhờ đến sự trợ giúp của người khác. 

Vùng đùi cũng là một vị trí tiêm insulin phổ biến. Tuy nhiên, việc tiêm insulin ở đùi thường cần sự giúp đỡ của người khác hoặc cần dùng bút tiêm insulin để việc tiêm thuốc trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đây cũng là vị trí tiêm phổ biến được nhiều người lựa chọn. 

3. Kỹ thuật tiêm insulin dưới da bụng

Như đã nêu trên, tiêm insulin dưới da bụng được nhiều người lựa chọn vì đây là vùng có thể hấp thụ insulin nhanh chóng và là vị trí rất thuận tiện khi tiêm thuốc nên được phần lớn bệnh nhân lựa chọn. 

Dưới đây là một số kỹ thuật tiêm insulin dưới da bụng an toàn và hiệu quả. 

3.1. Chuẩn bị 

Trước khi tiêm thuốc, bạn cần thực hiện một số bước sau: 

- Rửa tay sạch sẽ để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng vết tiêm. 

- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết, chẳng hạn như kim tiêm, bông, cồn y tế và lọ đựng insulin.

3.2. Kỹ thuật tiêm insulin dưới da bụng

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách tiêm thuốc dưới da bụng: 

- Trước hết, bạn sờ da vùng bụng và xác định vị trí tiêm thuốc. Cần lựa chọn vùng lành lặn, không bị thương, không có vết xước và không bị sần sùi. 

- Dùng cồn y tế để lau sạch vùng da tiêm thuốc.

- Chờ đến khi cồn bay hơi, người bệnh thực hiện lắc đều nhẹ lọ thuốc. Tiếp đó, l véo da tạo thành nếp gấp và đâm kim vuông góc vào mặt da sao cho đầu mũi kim đâm hết vào trong da. Đẩy pittông đến khi cạn ống tiêm và giữ kim tại vị trí tiêm khoảng 5 giây.

- Sau đó, nhẹ nhàng rút kim ra khỏi da.

- Dùng bông sạch để nén nhẹ vùng tiêm khoảng vài giây. 

3.3. Một số lưu ý 

- Quan sát vị trí tiêm sau khi tiêm thuốc. Nếu có bất thường, cần liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cách xử trí hiệu quả. 

- Lưu trữ insulin ở nhiệt độ phù hợp theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Không tái sử dụng kim tiêm để tránh nhiễm trùng.

4. Mẹo giảm đau sau tiêm insulin

Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp người bệnh giảm đau, giảm khó chịu sau tiêm insulin:

- Lựa chọn đúng vị trí tiêm: Nên lựa chọn da vùng bụng vì đây là vùng da mềm và có thể hấp thụ insulin khá hiệu quả. 

- Lưu ý về nhiệt độ thuốc: Insulin ở nhiệt độ phòng thường ít gây khó chịu hơn so với insulin ở nhiệt độ thấp. Do đó, trước khi tiêm, bạn nên làm ấm thuốc bằng cách để insulin trong lòng bàn tay khoảng 30 giây. 

- Tiêm insulin đúng kỹ thuật: Khi tiêm thuốc, người bệnh cần thực hiện đều đặn với tốc độ vừa phải. Việc tiêm thuốc quá chậm hay quá nhanh đều có thể gây ra cảm giác khó chịu. Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý, giữ nguyên hướng kim khi đâm vào, không rung lắc khi đẩy pittông. Khi rút kim ra, bệnh nhân cần thực hiện nhẹ nhàng.

- Lựa chọn kim tiêm chất lượng: Người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn kim tiêm chất lượng với những đặc điểm như đầu kim nhỏ, sắc. Đây cũng là yếu tố có thể góp phần giúp bạn giảm đau khi tiêm. 

Ngoài những lưu ý nêu trên, người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái khi tiêm, hít thở sâu. Nếu thường xuyên bị đau sau tiêm, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và lựa chọn phương pháp phù hợp. 

Trên đây là những thông tin về kỹ thuật tiêm insulin dưới da bụng giúp người bệnh đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, những thông tin này chỉ mang tính tham khảo, bạn cần đi khám và thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị. 

Người bệnh tiểu đường nên thường xuyên tái khám để theo dõi tình trạng bệnh

Người bệnh tiểu đường nên thường xuyên tái khám để theo dõi tình trạng bệnh

Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề này hoặc có nhu cầu đặt lịch khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách có thể liên hệ qua tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ và hướng dẫn cụ thể. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ