Tin tức

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết ngay tại nhà

Ngày 22/06/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Như chúng ta đã biết thì sốt xuất huyết là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính có  thể bùng phát thành dịch. Tại Việt Nam, mỗi năm cứ vào mùa mưa tức là mùa sinh sản của muỗi vằn thì lại ghi nhận rất nhiều trường hợp bị sốt xuất huyết, đã có không ít ca bệnh phải nhập viện điều trị gây quá tải hệ thống y tế. Để giảm bớt  tình trạng quá tải này, cần phải lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà một cách hợp lý và khoa học.

1. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà

Khi người thân hoặc ngay chính bản thân bạn bị mắc sốt xuất huyết, mỗi gia đình cần phải lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết khoa học theo đúng hướng dẫn từ các chuyên gia y tế.

Giảm nhiệt cho cơ thể khi bị sốt:

  • Khi có biểu hiện sốt, trước tiên bạn hãy sử dụng các biện pháp chườm khăn mát lên trên trán (nhiệt độ nước bình thường, không dùng nước lạnh hoặc nước đá vì sẽ gây co mạch), đắp khăn mát hoặc khăn ấm vào các khu vực nách, trán, bẹn,... và dùng khăn ấm lau người;

  • Khi đang trong giai đoạn mắc sốt xuất huyết, bạn không nên đi tắm vì sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn;

  • Tuyệt đối không tự truyền dịch tại nhà do nếu tự ý truyền dịch khi không có chỉ định sẽ dễ dẫn tới tình trạng phù nề, tràn dịch màng phổi, suy hô hấp vô cùng nguy hiểm;

  • Mặc những bộ đồ làm từ chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi.

Cần mau chóng giảm nhiệt cho cơ thể khi có dấu hiệu sốt

Cần mau chóng giảm nhiệt cho cơ thể khi có dấu hiệu sốt

Sử dụng thuốc hạ sốt:

Nếu đắp khăn và lau người không cải thiện triệu chứng sốt và nhiệt độ cơ thể đang là trên 39 độ thì bạn có thể dùng thuốc hạ sốt chứa thành phần paracetamol. Cần tuân theo hướng dẫn sử dụng, mỗi lần nên cách nhau từ 4 - 6 giờ và tránh dùng quá liều vì có thể dẫn tới ngộ độc gan.

Cần hết sức lưu ý là khi bị sốt xuất huyết không được dùng các loại thuốc như ibuprofen hay aspirin vì chúng có tác dụng phụ làm tăng nặng thêm các triệu chứng nhức mỏi cơ, đau đầu, buồn nôn,...

Luôn bổ sung đủ nước cho cơ thể:

Sốt làm cơ thể mất nhiều nước nên người bệnh cần chú ý bổ sung nước khi bị sốt với số lượng như sau:

  • Trẻ từ 5 tuổi trở xuống: uống từ 0,5 - 1 lít nước/ngày;

  • Trẻ trên 5 tuổi: uống từ 1,5 - 2,5 lít nước/ngày;

  • Người lớn: 2,5 - 3 lít nước/ngày.

Nước ở đây có thể là nước lọc đun sôi để nguội, hoặc nước chứa ion bù điện giải. Bên cạnh đó bệnh nhân có thể bổ sung nước từ trái cây (bưởi, dừa, cam, chanh), súp cháo, sữa, nước canh. Đặc biệt các loại nước hoa quả rất giàu khoáng chất và vitamin C giúp củng cố tính bền chặt của thành mạch máu, tăng sức đề kháng cho cơ thể và đẩy lui các triệu chứng của sốt xuất huyết.

Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn:

Người bệnh cần được đảm bảo có đủ 4 nhóm dinh dưỡng như chất bột, đường, đạm, chất béo và không kiêng khem quá mức sẽ dẫn tới suy dinh dưỡng và không có đủ năng lượng để chống chọi với sự tấn công của virus.

Nếu trẻ em bị sốt xuất huyết đừng ép bé ăn khi bé không muốn mà hãy chia nhỏ các bữa ăn và thay đổi món để bé cảm thấy ngon miệng hơn. Trong trường hợp trẻ sơ sinh còn đang bú mẹ thì hãy cho bé bú nhiều hơn để giúp bé bù nước.

Trong trường hợp triệu chứng sốt xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh cần nhập viện để điều trị ngay

Trong trường hợp triệu chứng sốt xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh cần nhập viện để điều trị ngay

Sau khi hết bệnh hãy cho trẻ ăn nhiều hơn vì điều này để bù lại lượng dinh dưỡng đã mất trong thời gian bé bị ốm. Phục hồi thể chất sau khi khỏi ốm bằng các món ăn chứa nhiều vitamin A, D, sắt, kẽm,...

Khi xuất hiện triệu chứng nặng cần nhập viện ngay:

Những biện pháp trên thường chỉ áp dụng đối với trường hợp bị sốt xuất huyết nhẹ. Có những người bị sốt xuất huyết mức độ nặng và nguy cơ gặp biến chứng nghiêm trọng như chảy máu nội tạng, sốc, thậm chí là tử vong. Do vậy, nếu nhận thấy mình hoặc người thân có các triệu chứng sau hãy mau chóng nhập viện:

  • Nôn (tối thiểu là 3 lần/24 giờ);

  • Bụng đau dữ dội;

  • Nôn ra máu, thấy có lẫn máu trong phân;

  • Chảy máu mũi hoặc chảy máu chân răng;

  • Bồn chồn, mệt mỏi, cáu kỉnh.

2. Lưu ý khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà

Khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà, chúng ta cần lưu ý theo dõi các tình trạng sốt, xuất huyết (dưới da, chân răng, nôn máu, đái máu, ỉa máu,...) và các tình trạng tinh thần (đề phòng xuất huyết não), hiện tượng thiếu máu (da xanh, niêm mạc nhợt nhạt,...), ngoài ra là các lưu ý về:

  • Thận trọng khi cho bệnh nhân dùng các loại thuốc hạ sốt: nếu chưa rõ nguyên nhân dẫn tới sốt là gì, bạn không nên tự ý dùng hoặc cho người bệnh uống thuốc hạ sốt. Thay vào đó, hãy hạ nhiệt cơ thể bằng cách chườm mát vùng trán, mặc quần áo rộng rãi và nằm ở nơi thoáng mát;

  • Chế độ ăn uống: như đã đề cập, bệnh nhân cần được bổ sung đủ nước theo nhiều hình thức khác nhau và tránh ăn những loại thực phẩm như sau:

  • Thức ăn màu đỏ hoặc đen vì chúng sẽ dễ khiến phân có màu tối, người bệnh khó phân biệt được với triệu chứng xuất huyết tiêu hóa do sốt xuất huyết gây nên hay đó đơn thuần chỉ là màu của thực phẩm;

  • Không ăn các món nhiều dầu mỡ vì dễ gây khó tiêu, đầy bụng, không tốt cho hệ tiêu hóa trong khi cơ thể đang phải dùng nhiều sức lực để chống lại bệnh;

  • Hạn chế ăn trứng cũng như những thực phẩm chứa nhiều protein vì đây là chất làm tăng sinh nhiệt lượng trong cơ thể, khó hạ sốt;

  • Tránh ăn đồ cay nóng do những thực phẩm này sẽ làm nghiêm trọng hơn tình trạng viêm nhiễm;

  • Uống đủ nước nhưng không phải là nước ngọt, nước có gas, rượu bia và cà phê. Các loại đồ uống này sẽ làm suy giảm năng lượng và sức đề kháng của cơ thể;

  • Những thức uống như trà, cà phê, bia rượu, chất kích thích và đồ uống có cồn khiến huyết áp tăng nhanh, giảm tác dụng của thuốc và gây hại cho cơ thể, nhất là khi hệ miễn dịch đang phải “bận rộn” chống lại virus sốt xuất huyết.

Bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn những món mềm, dễ tiêu hóa 

Bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn những món mềm, dễ tiêu hóa

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC vẫn đang triển khai dịch vụ xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết. Khi thực hiện xét nghiệm tại Bệnh viện, khách hàng có thể tin tưởng vào chất lượng chẩn đoán vì đây là đơn vị quy tụ các chuyên gia đầu ngành về các bệnh truyền nhiễm, đồng thời Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC đã được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và mới đây nhất là CAP do Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp. Ngoài ra, để tiện lợi hơn cho việc điều trị, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà MEDLATEC đang cung cấp.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu khám, tư vấn, hãy liên hệ tới hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tổng đài viên sẽ kết nối và tư vấn cụ thể hơn cho quý khách.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.