Tin tức
Lấy cao răng có tác dụng gì, chi tiết quy trình thực hiện
- 28/01/2021 | Cao răng và 1 số thông tin sẽ khiến bạn phải bất ngờ!
- 29/04/2022 | Cao răng là gì và những điều nên biết về lấy cao răng
- 20/04/2022 | Lấy cao răng có cần thiết không và khi nào nên lấy?
1. Vì sao cao răng hình thành?
Cao răng là lớp mảng bám trên bề mặt răng đã bị vôi hóa do sự tác động của các hợp chất có trong nước bọt muối như calcium phosphate, hình thành do:
- Thói quen ăn uống chứa nhiều đường và thực phẩm có tính axit cao kích thích sự hình thành của mảng bám.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách, thiếu sạch sẽ làm tăng khả năng bám dính của vi khuẩn và khoáng chất lên bề mặt răng.
- Một số người do cơ địa bị tích tụ mảng bám hơn mức bình thường.
- Duy trì thói quen xấu như nghiện hút thuốc lá, uống nhiều cà phê hoặc trà.
Tích tụ mảng bám, cao răng dễ gây nên nên bệnh lý Nha khoa
2. Tầm quan trọng của lấy cao răng đối với chăm sóc sức khỏe nha khoa
Lấy cao răng định kỳ không chỉ giúp cho nụ cười của bạn trở nên sáng bóng, tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày mà còn:
2.1. Ngăn ngừa bệnh lý răng miệng
Vôi răng chính là yếu tố làm mất thẩm mỹ răng miệng và là nguồn gốc dẫn đến nhiều bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,... Lấy cao răng định kỳ giúp loại bỏ các tác nhân gây hại này để giảm thiểu nguy cơ bị bệnh nha khoa.
2.2. Góp phần bảo vệ sức khỏe
Không chỉ ảnh hưởng đến răng miệng, viêm nhiễm do sự tích tụ mảng bám, nếu không được điều trị đúng cách, có thể xâm nhập vào máu, gây ra các bệnh lý tim mạch và các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Việc chăm sóc răng miệng bằng cách lấy cao răng thường xuyên, vì thế, góp phần bảo vệ sức khỏe.
2.3. Tăng sự tự tin về ngoại hình
Sở hữu hàm răng trắng, sáng bóng là yếu tố quan trọng để tạo ấn tượng tốt với người xung quanh khi giao tiếp. Lấy cao răng không chỉ loại bỏ các vết ố, mảng bám mà còn giúp nướu được chăm sóc kỹ lưỡng để góp phần tạo nên một nụ cười rạng rỡ, thơm miệng, tự tin.
3. Quy trình lấy cao răng và những điều cần lưu ý để tránh tích tụ vôi răng
3.1. Quy trình lấy cao răng
Thông thường, quy trình lấy cao răng sẽ diễn ra theo trình tự:
- Bước 1: Khám răng miệng
Bác sĩ Nha khoa sa sẽ tiến hành khám tổng quát răng miệng để đánh giá tình trạng mảng bám, vôi răng, sức khỏe của nướu. Điều này sẽ giúp bác sĩ có phương án xử lý cao răng.
- Bước 2: Lấy cao răng
Bác sĩ sử dụng máy rung siêu âm và dụng cụ chuyên dùng để loại bỏ mảng bám và vôi răng mà không gây đau đớn cho bệnh nhân.
Tại phòng khám nha khoa MedDental trực thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC, các bác sĩ sử dụng máy rung siêu âm và dụng cụ chuyên dùng để loại bỏ mảng bám và vôi răng mà không gây đau đớn cho bệnh nhân. Công nghệ này sử dụng lực rung từ đầu máy tác động vào các mảng bám cao răng làm đứt các tổ chức liên kết cao răng, giúp loại bỏ các mảng bám quanh răng mà không gây đau nhức, ê buốt.
Khách hàng lấy cao răng tại MEDLATEC
3.2. Lưu ý trước và sau khi lấy cao răng
Mặc dù lấy cao răng là một quá trình an toàn và đem lại hiệu quả tích cực trong quá trình chăm sóc răng miệng, nhưng để đảm bảo được điều này, trước khi lấy cao răng bạn cần tìm hiểu để chọn cơ sở Nha khoa uy tín. Việc chọn đúng địa chỉ lấy cao răng sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ tổn thương nướu, gây chảy máu hoặc viêm nhiễm do lấy cao răng không đúng kỹ thuật.
Sau khi hoàn tất quá trình lấy cao răng, bạn nên:
- Tránh ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh trong vài ngày đầu để giảm cảm giác nhạy cảm cho răng.
- Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride giúp củng cố men răng, bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây hại.
- Đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần và dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng sát khuẩn để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám còn sót lại.
- Hạn chế các thực phẩm có đường và tinh bột, ưu tiên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và các loại thực phẩm giàu canxi để p bảo vệ tốt cho sức khỏe răng miệng từ bên trong.
Đánh răng đúng cách giúp giảm nguy cơ tích tụ cao răng
4. Những sai lầm cần tránh khi lấy cao răng
Nên tránh những sai lầm sau đây để quá trình lấy cao răng đảm bảo hiệu quả chăm sóc sức khỏe nha khoa:
- Không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ Nha khoa
Nhiều bệnh nhân sau khi trải qua quá trình lấy cao răng lại bỏ qua các hướng dẫn của bác sĩ về quá trình chăm sóc sau đó. Điều này khiến cho tình trạng răng miệng dễ bị kích ứng, nhiễm trùng và mảng bám mới nhanh chóng hình thành.
- Tự ý giảm đau tại nhà
Sau khi lấy cao răng, cảm giác đau nhẹ ở vùng nướu có thể xuất hiện. Nhiều người tự ý mua và dùng thuốc giảm đau không được chỉ định từ bác sĩ. Điều này tiềm ẩn mối nguy hại cho gan nói riêng và sức khỏe nói chung. Thay vào đó, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ Nha khoa để hướng dẫn dùng thuốc giảm đau an toàn.
- Bỏ qua khám Nha khoa định kỳ
Việc chỉ lấy cao răng khi cảm thấy có vấn đề mà không đi tái khám định kỳ là một sai lầm phổ biến, nhiều người mắc phải. Khám răng định kỳ giúp bạn theo dõi sự phát triển của mảng bám và xử lý kịp thời những biến đổi bất thường. Điều này không chỉ bảo vệ răng miệng mà còn ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng về sau.
- Chỉ lấy cao răng mà không chú ý chăm sóc răng miệng mỗi ngày
Lấy cao răng định kỳ không thay thế được việc chăm sóc răng miệng hàng ngày: Dù quá trình này có hiệu quả loại bỏ mảng bám tốt, nhưng việc duy trì vệ sinh sạch sẽ hàng ngày vẫn là điều cần thiết để ngăn ngừa sự tích tụ của các chất bẩn, vi khuẩn.
Lấy cao răng tuy không phải là quá trình phức tạp nhưng cần được thực hiện tại cơ sở nha khoa uy tín. Quy trình này được thực hiện bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại sẽ đảm bảo hiệu quả, độ an toàn và giảm thiểu sự khó chịu cho người bệnh khi lấy vôi răng.
Trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường ở răng và nướu, quý khách hàng có thể liên hệ ngay Hotline 1900 4000 66 để được hướng dẫn đặt lịch khám cùng bác sĩ Nha khoa - Hệ thống Y tế MEDLATEC. Chủ động theo dõi để can thiệp kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý vùng răng miệng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
