Tin tức
Nhổ răng số 7 có bị hóp má không? Có cần trồng răng giả?
- 07/09/2021 | Thai phụ nên biết: mang thai có nhổ răng số 7 được không
- 03/03/2023 | Răng số 7 là răng nào? Khi nhổ bỏ có ảnh hưởng gì không?
- 01/10/2023 | Mất răng số 7 hàm dưới có trồng lại được không?
- 01/10/2023 | Mất răng số 7 hàm trên có nguy hiểm không?
- 01/10/2023 | Có nên trồng răng số 7 không? Thực hiện bằng phương pháp nào?
1.
Răng 7 nằm ở đâu và có chức năng gì?
Răng số 7 thuộc nhóm răng hàm, vị trí mọc là ở trước răng 8 - răng khôn. Nhóm răng hàm có 3 răng là răng 6, 7, 8. Nhóm răng hàm có kích thước lớn nhất so với những nhóm răng còn lại. Nếu răng khôn chưa mọc thì răng 7 sẽ là răng cối lớn nhất và có vị trí nằm trong cùng.
Một người phát triển đến tuổi trưởng thành thường có 28 cái răng vĩnh viễn, nếu mọc đủ cả 4 chiếc răng 8 thì tổng số răng có trên hàm sẽ là 32 chiếc. Hầu hết người trưởng thành sẽ có tổng bốn chiếc răng 7, phân bố đều hai bên trái - phải, 2 cái hàm trên, 2 cái hàm dưới. Răng số 7 hàm dưới, chân răng thường có 2 chân nhưng ở hàm trên thì lại có 3 chân răng.
Răng số 7 và răng số 6 cùng thực hiện chức năng xé nhỏ vụ thức ăn, thức ăn cùng enzyme nước bọt tiết hòa trộn vào nhau, sau đó xuống dạ dày để tiêu hóa tốt hơn. Trong quá trình nghiền nát thức ăn để tiêu hóa, răng 7 đóng vai trò chính. Đây là lý do, bạn sẽ gặp vấn đề lớn trong việc ăn nhai nếu răng 7 của bạn bị sâu, viêm tủy hoặc chức năng nhai nghiền thức ăn không còn nguyên vẹn. Bên cạnh đó, khi một chiếc răng 7 gặp vấn đề thì chiếc răng 7 ở phía đối diện cũng sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều.
Răng 7 tồn tại là để nghiền thức ăn thành các mảnh nhỏ. Sự có mặt của nó trong khoang miệng là vô cùng quan trọng. Đây là lý do khiến kẽ răng 7 dễ bị đọng lại thức ăn, các mảm bám hình thành, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập gây bệnh hơn các răng khác. Bác sĩ Nha khoa sẽ ưu tiên lựa chọn các phương pháp điều trị nhằm bảo tồn răng tối đa và chỉ chỉ định bệnh nhân nhổ khi các biện pháp bảo tồn không phát huy tác dụng nữa.
2. Nhổ răng 7 khi nào được chỉ định?
Răng 7 là răng đảm nhận chức năng nghiền vụn thức ăn, vì thế nhiều người còn gọi đây là răng cấm. Chính vì vậy, bạn không nên quyết định nhổ bỏ chiếc răng này nếu chưa được bác sĩ Nha khoa thăm khám, tư vấn chi tiết. Việc nhổ răng không dựa vào tư vấn chi tiết từ bác sĩ chuyên môn dẫn tới hậu quả nặng nề cho khả năng ăn uống, sức khỏe của hàm răng.
Để biết "Loại bỏ răng số 7 có gây má hóp không?", bạn cần hiểu rõ tình trạng bệnh lý răng miệng như thế nào thì phải nhổ răng số 7.
Răng số 7 của bạn sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Răng 7 không mọc thẳng một cách bình thường mà mọc ngầm gây nguy hại cho những chiếc răng bên cạnh;
- Răng 7 bị sâu nặng nề hoặc đang bị nhiễm trùng nghiêm trọng;
- Răng bị gãy, vỡ, sứt, mẻ do va đập hoặc tai nạn;
- Răng không còn chắc khỏe, tồn tại các bệnh lý như viêm nướu, viêm nha chu, viêm chóp chân răng, nhiễm khuẩn,…;
- Răng mọc xô hàm, mọc xiên,…
3. Nhổ răng số 7 có bị hóp má không?
Theo các bác sĩ Nha khoa, sau khi nhổ bỏ răng số 7, việc bị hóp má là có diễn ra. Bởi răng 7 ngoài chức năng nhai nghiền thức ăn thì có liên quan tới định hình tới thẩm mỹ gương mặt. Trường hợp răng 7 thiếu trên cung hàm sẽ tác động đến xương hàm và lúc này má của bạn sẽ bị hóp.
Ngoài tình trạng hóp má diễn ra thì sau khi nhổ bỏ răng hàm lớn thứ 2 này, bạn còn phải đối mặt với các vấn đề như sau:
- Ăn nhai kém hơn bởi răng 7 là răng chủ lực trong việc nhai nghiền, tiêu hóa thức ăn;
- Phần ổ răng 7 bị thiếu sẽ là môi trường lý tưởng để các mảnh vụn thức ăn đọng lại. Lúc này vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh trưởng mạnh mẽ, gây ra các bệnh lý về răng miệng;
- Khớp cắn của hàm theo thời gian sẽ bị xô lệch vì những chiếc răng khác đã không còn ở đúng vị trí khi răng 7 bị mất đi.
Răng 7 là chiếc răng quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn và định hình thẩm mỹ gương mặt
4. Sau khi loại răng cấm có cần thay thế bằng răng giả không?
Thiếu răng 7 làm tăng nguy cơ xương hàm bị tiêu biến, các răng khác bị xô lệch, tác động xấu đến kết cấu xương quai hàm. Tình trạng này nếu không được khắc phục, theo thời gian, các cơ trên dương mặt của chúng ta sẽ bị thúc đẩy quá trình xệ xuống vì mất đi điểm bám, lão hoá vì thế cũng diễn ra sớm hơn.
Việc cần thiết phải thực hiện sau khi nhổ răng 7 là lựa chọn phương pháp phục hình răng phù hợp, vừa đảm bảo ăn nhai diễn ra dễ dàng, giữ được thẩm mỹ khuôn mặt. Và trồng răng implant là biện pháp phục hình răng khắc phục được hầu hết các vấn đề của bạn.
Ưu điểm của phương pháp trồng răng implant là bạn sẽ không còn phải lo lắng đến tình trạng tụt lợi, tiêu xương, hóp má. Bên cạnh đó, bạn có thể ăn nhai một cách bình thường, như đang sở hữu chiếc răng 7 "thật". Tuy phương pháp này có chi phí cao hơn so với các biện pháp phục hình răng khác nhưng với những hiệu quả mà nó mang lại nên vẫn được đa số bệnh nhân lựa chọn áp dụng.
Giải pháp phục hình răng implant là cách tốt nhất để tránh bị hóp má và đảm bảo chức năng nhai của hàm
5. Nhổ răng số 7 theo tiêu chuẩn y khoa
Một quy trình nhổ răng được xem là chuẩn y khoa nếu có thực hiện đủ các bước sau:
- Bước 1: Khám và chụp X-quang xương hàm mặt
Trước khi tiến hành nhổ, bệnh nhân cần được bác sĩ thăm khám tổng quát, đánh giá đúng tình trạng đang gặp phải. Phim chụp X-quang là căn cứ quan trọng để bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
- Bước 2: Lấy máu để làm xét nghiệm
Để đảm bảo tính an toàn cao nhất trong và sau khi nhổ răng, bệnh nhân cần lấy máu thực hiện xét nghiệm. Bác sĩ thông qua kết quả xét nghiệm sẽ biết bệnh nhân có đủ điều kiện để nhổ răng ngay không.
- Bước 3: Vệ sinh và sát khuẩn vùng bên trong miệng
Nhằm không cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, y tá phòng khám sẽ làm vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.
- Bước 4: Gây tê
Bác sĩ sẽ tiêm tê vùng răng cần nhổ bỏ. Việc gây tê giúp bệnh nhân không phải chịu đau đớn trong khi nhổ.
- Bước 5: Thực hiện các thao tác lấy răng ra khỏi ổ răng
Một số dụng cụ chuyên dụng trong Nha khoa như kìm, kẹp và dao rạch đã được vô trùng sạch sẽ hỗ trợ bác sĩ thực hiện các thao tác nhổ răng. Bác sĩ có thể dùng chỉ khâu lại vị trí vừa nhổ răng nếu cần. Bệnh nhân cắn gạc hoặc bông vô trùng để cầm máu trong vòng 30 phút.
- Bước 6:
Một đơn thuốc bao gồm các thuốc chống viêm, giảm đau sẽ được bác sĩ kê để bệnh nhân sử dụng ở nhà. Bệnh nhân cần uống thuốc đúng như trong đơn kê. Bên cạnh đó, việc vệ sinh răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ cũng rất quan trọng để vết thương nhanh phục hồi nhất.
Nếu bạn đang tìm địa chỉ nhổ răng 7 an toàn thì Hệ thống Nha khoa MEDDENTAL thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC chính là một gợi ý hữu ích. Khi lựa chọn MEDDENTAL, bạn sẽ được thăm khám và điều trị bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, MEDDENTAL luôn sử dụng các thiết bị y khoa hiện đại để hỗ trợ hiệu quả nhất cho các bác sĩ trong quá trình khám chữa các bệnh lý về răng miệng.
Hệ thống Nha khoa MEDDENTAL - Địa chỉ nhổ răng 7 uy tín
Để đăng ký đặt lịch khám sớm, mời quý khách hàng liên hệ tổng đài 1900 400 066 của Hệ thống Nha khoa MEDDENTAL, đội ngũ tổng đài viên luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!