Tin tức
Lợi ích và nguyên tắc sử dụng máy đo nhịp tim tại nhà
- 04/11/2022 | Tìm hiểu về chỉ số nhịp tim và huyết áp
- 01/04/2024 | Chỉ số nhịp tim như thế nào là bình thường?
- 01/10/2023 | Nhịp tim trẻ em như thế nào là bình thường?
1. Ai nên dùng máy đo nhịp tim tại nhà?
Máy đo nhịp tim tại nhà thường được trang bị và sử dụng cho:
● Người thường xuyên vận động và tập luyện thể thao, chẳng hạn như đi bộ, chạy nhanh, đạp xe, bơi lội, các bộ môn phối hợp,… Lúc này, máy đo nhịp tim giúp bạn theo dõi hiệu suất luyện tập hay giám sát các dữ liệu liên quan trong quá trình tập luyện.
● Người đang giảm cân sử dụng thiết bị đo nhịp tim tại nhà để hỗ trợ việc tập luyện thông qua việc hiển thị mức calo bị đốt cháy, qua đó dễ dàng đạt được mục tiêu giảm cân như mong muốn.
● Người bị chấn thương đang trong quá trình điều trị và phục hồi. Lúc này, các dữ liệu trên thiết bị đo nhịp tim sẽ giúp bạn biết được sức mạnh, sức bền và sức chịu đựng của mình đang tiến triển đến đâu, khi nào thì có thể phục hồi được hoàn toàn.
● Người mắc bệnh tim mạch, huyết áp thông qua máy đo nhịp tim sẽ xác định được tình trạng sức khỏe, đặc biệt là kịp thời phát hiện những bất thường để nhanh chóng thông báo cho bác sĩ điều trị, phòng tránh nguy hiểm cho tính mạng.
Người thường xuyên tập luyện nên sử dụng máy đo nhịp tim để hỗ trợ quá trình luyện tập
2. Lợi ích khi dùng máy đo nhịp tim tại nhà
Máy đo nhịp tim tại nhà cùng các thiết bị chăm sóc sức khỏe gia đình khác mang đến nhiều lợi ích nổi bật.
Theo dõi tình trạng sức khỏe
Lợi ích lớn nhất của việc sử dụng máy đo nhịp tim tại nhà chính là theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Dù là người già hay trẻ nhỏ, người bệnh hay người khỏe mạnh thì cũng đều có thể sử dụng máy để theo dõi, nắm bắt tình hình sức khỏe, phòng tránh được những rủi ro.
Tầm soát bệnh tim mạch, huyết áp
Gia đình có tiền sử hoặc có người đang mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch thì trang bị máy đo nhịp tim tại nhà là rất cần thiết. Bởi thông qua thiết bị, bạn sẽ chủ động theo dõi được nhịp tim và huyết áp để nắm bắt được tình hình sức khỏe. Bất kỳ sự bất thường nào đều được phát hiện kịp thời và xử trí nhanh chóng, phòng tránh biến chứng.
Tiết kiệm thời gian và chi phí
Đây cũng là một trong những lợi ích nổi bật khi sử dụng máy đo nhịp tim tại nhà. Bạn và gia đình có thể sử dụng máy bất cứ lúc nào mà không cần phải mất thời gian hay công sức để di chuyển đến bệnh viện, phòng khám. Điều này là rất phù hợp với những người bận rộn hay gặp vấn đề về sức khỏe, việc đi lại gặp nhiều khó khăn.
Sử dụng thiết bị đo nhịp tim mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe
3. Nguyên tắc sử dụng máy đo nhịp tim tại nhà
Hiện có nhiều loại máy đo nhịp tim tại nhà, chẳng hạn như thiết bị đeo ngực, thiết bị đeo tay (cổ tay), thiết bị đặt trên thái dương hoặc trong tai,… Đối với thiết bị đeo ngực thì nhịp tim sẽ được ghi lại và phân tích thông qua điện tâm đồ. Còn các thiết bị đeo tay hay đặt trên thái dương, trong tai thì đo nhịp tim thông qua việc phân tích ánh sáng khúc xạ trở lại từ mạch máu chảy dưới da.
Dù chọn thiết bị nào chăng nữa thì nguyên tắc chung khi sử dụng máy đo nhịp tim tại nhà trong điều kiện bình thường, không vận động là:
● Trước khi đo 30 phút, không sử dụng chất kích thích, không vận động mạnh hay làm việc nặng. Bởi đây là các yếu tố có thể khiến tim đập nhanh hơn, nhịp tim tăng lên nên kết quả đo sẽ không được chính xác.
● Đảm bảo không gian thực hiện đo nhịp tim được mát mẻ, thoáng đãng. Vì nhiệt độ và độ ẩm cao cũng sẽ khiến tim bơm máu nhiều hơn và đập nhanh hơn bình thường.
● Lúc chuẩn bị đo, bạn cần nằm, ngồi hay ở trong một tư thế thoải mái nhất. Nhưng lưu ý là không nên đo khi đứng vì ở tư thế này, mạch máu đang co lại để đẩy máu từ tĩnh mạch về tim nhằm duy trì sự ổn định của huyết áp. Vì vậy mà nhịp tim khi đứng có thể cao hơn bình thường.
● Thực hiện hít thở sâu 5 - 6 phút và để cơ thể thật thư giãn trong 5 - 10 phút. Đến khi cảm thấy tinh thần ổn định, không bị hồi hộp, căng thẳng hay bị tác động bởi bất kỳ yếu tố nào thì có thể tiến hành đo nhịp tim.
● Quá trình đo nên ngồi im, không nói chuyện, đùa giỡn; không di chuyển, cử động để tránh làm sai lệch kết quả.
● Đọc kết quả trên máy đo nhịp tim. Nếu nhịp tim cao thì có thể bạn đang căng thẳng, hãy nghỉ ngơi, thư giãn và đo lại sau đó. Nếu nhịp tim thấp thì bạn cần tăng cường tập luyện để nhịp tim tăng lên mức bình thường.
Nên giữ tư thế và tâm lý thoải mái trước và trong khi sử dụng máy đo nhịp tim
4. Địa chỉ khám và điều trị bệnh lý tim mạch uy tín, chất lượng
Trường hợp nhịp tim cao hoặc thấp hơn chỉ số trung bình dù bạn đã đo lại nhiều lần và đảm bảo các yếu tố thuận lợi khi đo thì có thể đi kiểm tra sức khỏe để bác sĩ có những chỉ định phù hợp.
Nếu phân vân không biết nên đến khám các vấn đề về tim mạch, huyết áp ở đâu, bạn có thể lựa chọn Chuyên khoa Tim mạch của Hệ thống Y tế MEDLATEC bởi những lý do sau.
● Chuyên khám và điều trị nội khoa các bệnh lý về tim mạch, huyết áp.
● Chẩn đoán và phát hiện bệnh tim bẩm sinh, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
● Tư vấn, hướng dẫn chế độ ăn uống, luyện tập, sinh hoạt cho người mắc bệnh huyết áp, mỡ máu,…
● Điều trị rối loạn nhịp, đặt stent, máy tạo nhịp tim,…
● Chuyên khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ và chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực.
● Trang bị hệ thống máy móc, vật tư hiện đại, tân tiến, giúp bác sĩ chẩn đoán nhanh, chính xác và có hướng điều trị hiệu quả.
● Thanh toán các danh mục, kỹ thuật chuyên khoa theo quy định của Bảo hiểm y tế.
Nếu gặp vấn đề về sức khỏe tim mạch, quý khách an tâm đến khám tại MEDLATEC
Để được tư vấn thêm về dịch vụ, đặc biệt là hỗ trợ đặt lịch khám trước, quý khách hãy gọi đến số 1900 56 56 56 của MEDLATEC ngay từ hôm nay.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!