Tin tức
Mách bạn cách chữa dứt điểm chứng hôi miệng
- 24/04/2020 | Nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị nhiệt miệng hiệu quả
- 18/04/2020 | Ghi nhớ dấu hiệu bệnh tay chân miệng để bảo vệ sức khỏe cho trẻ
- 17/04/2020 | Trẻ em mắc bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?
1. “Thủ phạm” gây hôi miệng
Hơi thở hôi vào sáng sớm: Trải qua giấc ngủ dài trong suốt cả đêm, phần lớn chúng ta đều có hơi thở hôi nhưng mức độ sẽ khác nhau. Nguyên nhân gây hơi thở hôi là do chúng ta có thể mắc một số bệnh liên quan răng, miệng, mũi, họng,... và bị ứ đọng qua đêm.
hôi miệng khiến nhiều người tự ti khi giao tiếp.
Khô miệng: Ngoài giấc ngủ đêm, một số tình trạng gây khô miệng khác cũng khiến hơi thở có mùi hôi. Một số yếu tố gây khô miệng khác có thể kể đến như là mất nước, hội chứng Sjogren, tác dụng phụ của một số loại thuốc chống suy nhược, bệnh nhân gặp biến chứng khi xa trị bệnh ung thư vùng đầu mặt cổ.
Do chế độ ăn: Một số loại thực phẩm có thể khiến hơi thở có mùi như tỏi, các loại đồ ăn cay, các loại đồ uống có chứa cồn hoặc một số loại thuốc. Trong trường hợp hôi miệng do thuốc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ. Ngoài ra một số trường hợp ăn kiêng hoặc nhịn ăn cũng có nguy cơ mang hơi thở hôi. Vì khi ăn kiêng, quá trình phân hủy chất béo sẽ diễn ra mạnh mẽ và xuất hiện hóa chất có tên là Ketones - gây mùi khó chịu.
Hút thuốc lá: Khi hút thuốc, người hút sẽ nhả khói, hơi thở sẽ theo khói ra ngoài kèm theo mùi rất khó chịu. Người hút thuốc sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh về nướu và đồng thời tăng nguy cơ khiến hơi thở có mùi.
Do bệnh lý: Một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng hơi thở có mùi, chẳng hạn như các bệnh về mũi, viêm hay u bướu ở phổi hay ở họng,… Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu là do bệnh lý thì ngoài biểu hiện có mùi, cơ thể sẽ có thêm nhiều triệu chứng bất thường khác.
Bạn có thể tự xác định mùi cơ thể.
Hội chứng mùi cá: Bệnh lý này sẽ khiến hơi thở của bạn có mùi giống như mùi cá. Nguyên nhân là do cơ thể không thể phân hủy chất trimethylaminuria trong các loại thức ăn. Sau một quá trình tích tụ nó sẽ được giải phóng qua tuyến mồ hôi, qua đường tiểu và qua hơi thở khiến cơ thể có mùi hôi, khó chịu. Bệnh này hiếm gặp nhưng vẫn cần lưu ý.
Thực phẩm có thể khiến cơ thể có mùi.
Nguyên nhân từ miệng: Ở một số trường hợp, nguyên nhân hôi miệng chính là từ khoang miệng chứ không phải do các cơ quan bên trong, nghĩa là khi vi khuẩn, bực thức ăn tích tụ trong miệng sẽ khiến hơi thở có mùi hôi. Một số nguyên nhân cụ thể như chải răng không sạch, vẫn còn thức ăn trong kẽ răng, nhiều cao răng, bệnh nha chu, không làm sạch bựa lưỡi khiến lưỡi tích tụ nhiều vi khuẩn gây mùi,…
2. Làm thế nào để biết bạn đã mắc chứng hôi miệng
Dưới đây là một số cách giúp bạn chẩn đoán bệnh hôi miệng:
Tự xác định: Úp lòng bàn tay và thở ra bằng miệng sau đó, bạn ngửi mùi trong lòng bàn tay để chẩn đoán mùi hơi thở. Bên cạnh đó, có thể ngửi mùi của sợi chỉ nha khoa để nhận biết hơi thở của bạn có mùi hay không. Hoặc bạn có thể nhờ người khác xác định khi tiếp xúc gần với họ.
Dùng thiết bị y tế: Tự xác định sẽ không chính xác tuyệt đối vì tùy vào cách cảm mùi của mỗi người. Khi đến cơ sở y tế, bạn có thể được xác định mùi hôi của miệng bằng máy halimeter. Phương pháp này giúp xác định bệnh và nguyên nhân gây bệnh, từ đó tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả.
3. Phương pháp điều trị hôi miệng
Vệ sinh răng miệng đúng cách: Cần giữ thói quen vệ sinh răng sau ăn và cần phải chải răng đúng cách. Không chỉ vệ sinh răng miệng để bảo vệ sức khỏe răng miệng và cải thiện hơi thở. Thay bàn chải 4 tháng/lần.
Vệ sinh răng đúng cách để phòng bệnh.
Dùng chỉ nha khoa: Chải răng không thể loại bỏ được thức ăn và các mảng bám trong kẽ răng vì thế việc sử dụng chỉ nha khoa rất hiệu quả khi làm sạch thức ăn còn bám trong kẽ răng.
Làm sạch lưỡi: Trong khoang miệng, bạn không chỉ vệ sinh răng mà còn phải vệ sinh lưỡi vì lưỡi cũng có chứa nhiều vi khuẩn. Làm sạch cả răng và lưỡi sẽ giúp bạn cải thiện hơi thở có mùi.
Uống nhiều nước: Cơ thể cần phải được cung cấp đủ nước để đảm bảo một sức khỏe tốt và cũng là để giảm nguy cơ hôi miệng. Những người bị khô miệng do bệnh lý nên đến gặp bác sĩ để được điều trị.
Có chế độ ăn uống khoa học: Những người hơi thở có mùi cần tránh những loại hoa quả, hành tỏi và những đồ ăn cay nóng, các loại thực phẩm có chứa nhiều đường,..
Lấy cao răng 6 tháng/lần để loại bỏ yếu tố gây khiến hơi thở có mùi.
Những bệnh nhân bị bệnh do các loại bệnh lý khác như bệnh trào ngược dạ dày - tá tràng, bệnh gan,… thì cần phải điều trị dứt điểm. Tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để tìm phương pháp điều trị hiệu quả.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với 24 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh chính là một lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn khi gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Bệnh viện được đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và đảm bảo kết quả chẩn đoán, điều trị bệnh hiệu quả.
Quy trình khám bệnh rất chuyên nghiệp, hiện đại và nhanh chóng, khách hàng có thể đặt lịch trước và không phải chờ đợi lâu khi đến thăm khám. Từ đó tạo tâm lý thoải mái, dễ chịu cho mọi khách hàng khi đến với MEDLATEC.
Bạn còn thắc mắc về chứng hôi miệng hoặc muốn đặt lịch khám sớm hãy nhấc máy và gọi cho chúng tôi theo số 1900 56 56 56 để được chuyên gia tư vấn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!