Tin tức
Mách bạn cách nhận biết sỏi túi mật qua 4 triệu chứng điển hình
- 17/11/2021 | Bạn có biết sỏi túi mật hình thành thế nào? Gây biến chứng gì không?
- 26/02/2022 | Giải đáp: Sỏi túi mật nên ăn gì và kiêng gì để giảm thiểu triệu chứng
- 04/12/2021 | Nhận diện 4 triệu chứng của sỏi túi mật điển hình nhất
- 16/03/2022 | Chuyên gia giải đáp: Sỏi túi mật khi nào cần phải mổ?
- 04/11/2021 | Giải đáp nỗi lo: Bị sỏi túi mật khi mang thai có nguy hiểm không?
1. 4 triệu chứng giúp bạn nhận biết sỏi túi mật kịp thời
Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân mắc sỏi túi mật khá cao, đặc biệt là nhóm đối tượng phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai, người thừa cân béo phì, các trường hợp mắc viêm đường ruột,…
Sỏi túi mật là bệnh phổ biến ở Việt Nam
Sỏi mật được hình thành từ một số thành phần như muối canxi, sắc tố mật và cholesterol. Người bệnh có thể có một hoặc nhiều sỏi mật và kích thước, tính chất của sỏi cũng sẽ khác nhau. Tình trạng sỏi túi mật có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như số lượng, kích thước và tính chất của các loại sỏi.
Điều đáng lo ngại là ở giai đoạn đầu, bệnh sỏi túi mật xuất hiện những triệu chứng rất mơ hồ, dễ gây nhầm lẫn nên rất khó nhận biết. Nhiều trường hợp tình cờ phát hiện bệnh khi đi khám sức khỏe và cũng có nhiều bệnh nhân được chẩn đoán bệnh khi đã gặp phải những biến chứng nghiêm trọng.
Dưới đây là một số biểu hiện giúp nhận biết sỏi túi mật mà bạn cần lưu ý:
- Đau bụng hạ sườn phải
Khi sỏi di chuyển và cọ xát túi mật, người bệnh sẽ có cảm giác đau đột ngột. Sau đó những cơn đau này có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Cơn đau thường xảy ra sau khi người bệnh ăn những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và nhiều đạm.
Đau bụng là một biểu hiện của bệnh sỏi túi mật
Mức độ đau ở mỗi người bệnh có thể khác nhau. Nhiều trường hợp bệnh nhân chỉ có cảm giác đau tức hay đau âm ỉ. Bên cạnh đó, bệnh nhân lại xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác như chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn, vàng da, vàng mắt,…
Đau do sỏi mật khác đau do sỏi ống mật chủ. Cụ thể là những trường hợp đau bụng do ống mật chủ thường là những cơn đau dữ dội, đau lan ra nhiều vùng như vùng lưng và bả vai. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị rét run hoặc sốt nóng.
- Rối loạn tiêu hóa
Đây là một triệu chứng thường gặp của bệnh sỏi mật. Tuy nhiên, rất nhiều bệnh về đường tiêu hóa cũng xuất hiện triệu chứng này, nhất là các bệnh về dạ dày. Thông thường, rối loạn tiêu hóa ở bệnh nhân bị sỏi túi mật sẽ xuất hiện khi ăn quá no hoặc ăn thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ. Khi đó, sỏi mật chính là vật cản khiến dịch mật giảm và chất béo khó được tiêu hóa. Điều này dẫn đến tình trạng buồn nôn sau ăn.
- Sốt cao
Sỏi túi mật là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng đường mật. Vì thế có thể gây ra triệu chứng sốt cao, kèm theo đó là tình trạng tim đập nhanh hơn, vã mồ hôi và ớn lạnh,…
- Vàng da, vàng mắt
Vàng da, vàng mắt là một trong những dấu hiệu giúp nhận biết các bệnh về gan mật, trong đó có sỏi mật. Dòng chảy của dịch mật bị tắc nghẽn do sự xuất hiện của sỏi và khiến bilirubin bị tồn đọng trong máu gây vàng da.
2. Một số phương pháp điều trị sỏi túi mật hiệu quả
Trước hết, các bác sĩ cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng và chỉ định bệnh nhân thực hiện một số phương pháp để chẩn đoán bệnh chính xác, chẳng hạn như siêu âm, chụp CT, xét nghiệm chức năng gan, kiểm tra đánh giá về cholesterol máu,…
Để áp dụng đúng phương pháp điều trị sỏi túi mật, các bác sĩ sẽ dựa vào kích thước sỏi ra sao, số lượng sỏi bao nhiêu, tính chất sỏi như thế nào và một số biến chứng của bệnh nhân.
Cần lưu ý khi có biểu hiện vàng da
Với những trường hợp sỏi mật có kích thước lớn hơn 1cm, đồng thời sỏi không di động, bệnh nhân cần thay đổi chế độ ăn khoa học và thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh để giảm nguy cơ phát triển sỏi.
Lưu ý, tránh xa những loại thực phẩm chế biến sẵn, món ăn có chứa nhiều dầu mỡ,… Những trường hợp này không cần phải phẫu thuật, nhưng bệnh nhân cũng không nên chủ quan mà cần thường xuyên thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường và biến chứng của sỏi túi mật.
Với những phụ nữ mang thai mắc phải tình trạng sỏi túi mật nhưng không quá nguy hiểm, cũng không nên phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc điều trị. Bác sĩ có thể cân nhắc đến phương án điều trị sau sinh cho chị em để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Với những trường hợp sỏi túi mật có kích thường lớn hoặc tính chất nguy hiểm thì cần can thiệp phẫu thuật càng sớm càng tốt, ngay cả khi sỏi chưa gây ra triệu chứng nguy hiểm. Nguyên nhân vì những loại sỏi này có nguy cơ gây viêm tụy, viêm hoại tử túi mật. Đối với những trường hợp đã có triệu chứng sốt cao thì rất có thể đã xảy ra nhiễm trùng và bệnh nhân nên được điều trị càng sớm càng tốt.
Người bệnh bị sốt là một biểu hiện nguy hiểm vì cảnh báo nhiễm trùng đường mật
Khi áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi, các bác sĩ sẽ chỉ cần rạch 3 lỗ nhỏ trên thành bụng, sau đó sẽ đưa dụng cụ phẫu thuật vào vùng túi mật để gắp sỏi và đưa ra bên ngoài. Phẫu thuật nội soi được thực hiện nhanh chóng và bảo đảm an toàn, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi 1 đến 2 ngày là có thể sinh hoạt bình thường.
Trên đây là 4 dấu hiệu nhận biết sỏi túi mật và các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Nếu có những biểu hiện nghi ngờ bệnh, bạn không nên chủ quan mà cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám sớm.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ đáng tin cậy trong lĩnh vực thăm khám và điều trị các bệnh lý về gan mật. Để được tư vấn và đặt lịch khám sớm, mới bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!