Tin tức
Chuyên gia giải đáp: Sỏi túi mật khi nào cần phải mổ?
- 19/10/2021 | Những triệu chứng điển hình của sỏi mật ai cũng cần biết
- 16/03/2021 | Đau bụng dữ dội có phải là triệu chứng chính của sỏi mật?
- 15/03/2021 | Sỏi mật kích thước bao nhiêu phải mổ - thông tin ít người biết
1. Thông tin chung về bệnh sỏi túi mật
1.1. Thế nào là sỏi mật?
Thuộc bệnh lý về đường tiêu hóa, sỏi túi mật hình thành tại ống mật chủ, túi mật và hệ thống các đường dẫn mật ở trong gan. Hiểu theo nghĩa đơn giản thì sỏi mật được tạo thành khi các thành phần trong dịch mật kết tinh lại thành những khối cứng, rắn theo kích thước từ nhỏ đến lớn. Sỏi mật chia thành 2 loại là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật. Hầu hết các trường hợp là bị sỏi cholesterol.
1.2. Vì sao trong túi mật lại có sỏi?
Sỏi túi mật có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:
-
Hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao trong thời gian dài;
-
Giảm cân nhanh một cách thiếu khoa học: việc này sẽ kích thích gan tạo ra nhiều cholesterol, từ đó dễ tạo ra nhiều sỏi cholesterol;
-
Nhịn ăn: khi bỏ qua giờ ăn hoặc nhịn đói để giảm cân sẽ gây tác động xấu tới hệ tiêu hóa, ứ đọng dịch mật trong túi mật và gia tăng khả năng tạo sỏi;
-
Người bị béo phì: đây chính là một trong những tác nhân dễ làm tăng nguy cơ tạo sỏi túi mật nhất vì béo phì sẽ khiến mức cholesterol trong cơ thể tăng cao và khiến việc làm sạch túi mật gặp nhiều trở ngại;
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sỏi mật
-
Do mắc một số bệnh mạn tính: bệnh xơ gan, tiểu đường, viêm loét đại tràng,... cũng có thể dẫn tới sỏi mật;
-
Lạm dụng thuốc tránh thai: nếu dùng nhiều trong thời gian dài, thuốc tránh thai sẽ gây tác dụng phụ là tăng cholesterol trong máu và làm ứ đọng dịch mật;
-
Do di truyền;
-
Mắc bệnh thiếu máu tán huyết.
2. Cơn đau sỏi mật có đặc điểm gì?
Cơn đau do sỏi mật gây ra thường xuất phát ở vùng thượng vị hoặc vị trí vùng hạ sườn phải. Nó thường đến ngay khi vừa ăn xong, mức độ đau sẽ gia tăng đặc biệt là khi bạn vừa thưởng thức xong một bữa ăn thịnh soạn với nhiều dầu mỡ. Đôi khi cơn đau sỏi mật sẽ xuất hiện bất thình lình về đêm nên bệnh nhân thường hay bị mất ngủ vào khoảng thời gian này. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, người bệnh sẽ dần bị suy nhược cơ thể.
Định vị “tọa độ" của sỏi mật bằng cách phân biệt vị trí cơn đau:
-
Sỏi trong túi mật: bệnh nhân bị đau vùng hạ sườn phải trong khoảng 30 phút, có khi là vài giờ và mức độ đau ngày một tăng dần;
-
Sỏi gan hoặc sỏi ở ống mật chủ: bệnh nhân đau quặn thắt tại vùng hạ sườn phải, lan sang bên vai phải, sau lưng và vùng thượng vị.
Sỏi có thể nằm trong túi mật hoặc trong đường mật
Các viên sỏi mật thường gây tắc nghẽn, cản trở dịch mật chảy xuống đường tiêu hóa, gây nên hiện tượng đầy hơi, chán ăn, khó tiêu, cảm giác ngán ngẩm trước thức ăn chứa dầu mỡ. Những biểu hiện này sẽ xảy ra sau bữa ăn cùng các triệu chứng như sau:
-
Bụng đau dữ dội hàng giờ đồng hồ, không có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù đã sử dụng thuốc giảm đau;
-
Sốt cao trên 38 độ C, kèm vã mồ hôi, ớn lạnh. Đây rất có thể là biểu hiện của viêm túi mật và nhiễm trùng đường mật;
-
Ngứa da, vàng da và vàng mắt;
-
Chướng bụng, buồn nôn, nôn ói.
3. Sỏi túi mật khi nào cần phải mổ?
3.1. Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa (hay dùng thuốc trị sỏi mật) được áp dụng với điều kiện:
-
Sỏi có kích thước nhỏ hơn 1 cm;
-
Chức năng túi mật vẫn được bảo toàn;
-
Thể tích sỏi chiếm dưới ⅓ tổng thể tích túi mật;
-
Không bị nghẹt ống dẫn mật;
-
Bệnh nhân hiện đang không dùng các thuốc khác như thuốc dạ dày, thuốc giảm mỡ.
Đến nay vẫn chưa có thuốc dùng trong điều trị tất cả các loại sỏi túi mật. Đối với sỏi mật cholesterol thì sẽ dùng loại thuốc có chứa thành phần giống với axit mật để bào mòn sỏi.
Bệnh nhân được chỉ định nên dùng thuốc vào buổi chiều thay vì buổi tối. Do buổi tối là thời điểm gan sản xuất dịch mật để tiêu hóa thức ăn, điều này sẽ kích thích việc tạo sỏi.
Bệnh nhân chỉ nên điều trị nội khoa sau khi đã thăm khám và được bác sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc, tự quy định liều lượng khi uống. Ngoài ra người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn, tái khám định kỳ để việc điều trị đem lại hiệu quả tốt nhất.
3.2. Phẫu thuật cắt túi mật
Sỏi túi mật khi nào cần phải mổ? Đó là khi:
-
Sỏi lớn hơn 2cm;
-
Thể tích sỏi chiếm hơn ⅔ tổng thể tích của túi mật;
-
Túi mật sứ (là khi thành túi mật rơi vào trạng thái bị bao bọc bởi canxi và dày lên) khiến chức năng co bóp và cô đặc dịch mật bị suy yếu;
-
Sỏi mật làm viêm túi mật, nhiễm khuẩn đường mật kèm theo một số triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng, đầy hơi, đau bụng, sốt cao,...;
-
Rủi ro gặp biến chứng cao: viêm túi mật, tắc ruột, viêm tuỵ cấp,...;
-
Túi mật xuất hiện cả sỏi lẫn polyp lớn trên 10mm.
Mổ cắt túi mật được coi là phương án nhanh nhất khiến sỏi mật biến mất
Ngày nay phẫu thuật cắt túi mật theo phương pháp nội soi được áp dụng khá rộng rãi nhờ ưu điểm ít xâm lấn, hạn chế rủi ro do biến chứng, ít gây đau đớn và bệnh nhân được xuất viện sớm, khả năng hồi phục hậu phẫu nhanh hơn rất nhiều.
Có một điều cần lưu ý là cắt túi mật đồng nghĩa với việc sẽ mất đi nơi tích trữ dịch mật hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Do đó bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa trong khoảng thời gian đầu sau phẫu thuật vì cơ thể chưa thích ứng kịp với thay đổi này. Tuy vậy, tình trạng này sẽ được cải thiện và dần biến mất sau từ 3 - 6 tháng.
Để được chẩn đoán về tình trạng hiện tại của túi mật, bạn hãy liên hệ đặt lịch hoặc tới ngay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây bạn sẽ hài lòng với dịch vụ thăm khám được dẫn dắt bởi đội ngũ các chuyên gia y tế đầu ngành và trang thiết bị máy móc hiện đại. Bên cạnh đó, MEDLATEC còn sở hữu chứng chỉ ISO 15189:2012 và CAP cho Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn, có khả năng cung cấp các kết quả xét nghiệm có hiệu lực tại nhiều nước trên thế giới.
Gọi ngay tới Tổng đài 1900 56 56 56 để được đội ngũ tổng đài viên của chúng tôi tư vấn chi tiết và đặt lịch khám ngay hôm nay bạn nhé!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!