Tin tức
Mách mẹ cách chăm trẻ sơ sinh 5 tuần tuổi
- 01/12/2022 | Cha mẹ để trẻ sơ sinh nằm nghiêng có tốt không?
- 09/12/2022 | Khi trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì để giúp con mau khỏi
1. Trẻ sơ sinh 5 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh 5 tuần tuổi có sự thay đổi khá nhanh chóng. Trung bình mỗi tháng, trẻ có thể tăng từ 0.7 đến 1kg và tăng chiều cao thêm khoảng 2,5 cm, chu vi vòng đầu của trẻ cũng sẽ tăng khoảng 2cm.
Trẻ có rất nhiều thay đổi ở tuần tuổi thứ 5
Dưới đây là một số thay đổi của trẻ sơ sinh 5 tuần tuổi:
- Những thay đổi về cơ thể ở giai đoạn 5 tuần tuổi như sau:
+ Trẻ có thể nằm sấp và ngẩng đầu lên một góc 45 độ. Lúc này, khi ôm trẻ vào ngực, trẻ có thể phản xạ quay đầu về phía sau. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần hỗ trợ cổ cho trẻ.
+ Khi cầm đồ chơi trong tay khoảng vài giây.
+ Trẻ cười nhiều hơn và khóc có chủ đích hơn, chẳng hạn như khóc khi đói, khó chịu, buồn ngủ. Nhiều trường hợp trẻ khóc nhiều cho đến tuần thứ 12. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này nhưng phần lớn là do bé cảm thấy quá tải vì sự phát triển nhanh về thể chất và trí não bộ. Bên cạnh đó, bé đã có thể nhận thức được nhiều điều xung quanh nhưng cảm thấy mệt mỏi vì khả năng giao tiếp hạn chế. Quấy khóc có thể được coi là cách trẻ giải tỏa sự mệt mỏi ra ngoài
- Phát triển về não bộ: Đây là giai đoạn mà não bộ của trẻ sẽ có rất nhiều sự thay đổi. Cha mẹ có thể cảm nhận rõ về sự thay đổi trong tính cách của trẻ, trẻ cảm thấy vui vẻ hơn với một số biểu hiện cụ thể như sau:
+ Trẻ có phản xạ tốt với âm thanh, hướng theo âm thanh. Khi phấn khích, trẻ có thể phát ra những tiếng ê a và cử động miệng.
+ Theo dõi sự di chuyển của những món đồ chơi mẹ đưa từ bên này sang bên kia, hoặc có thể theo dõi theo sự di chuyển của bố mẹ.
+ Trẻ thường nhìn sự vật lâu hơn.
+ Hành động theo ý muốn để thu hút sự chú ý từ mọi người xung quanh, chẳng hạn như ngọ nguậy hay quấy khóc.
2. Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh 5 tuần tuổi
Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh 5 tuần tuổi, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Khắc phục tình trạng quấy khóc ở trẻ: Nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ quấy khóc vào buổi tối. Theo một số chuyên gia, hệ thần kinh của trẻ đang được hoàn thiện dần và tập thích nghi với những kích thích từ môi trường xung quanh, đó chính là lý do phổ biến khiến bé khó chịu và thường xuyên quấy khóc vào cuối ngày.
Trẻ hay quấy khóc
Để khắc phục tình trạng quấy khóc vào buổi tối của trẻ, cha mẹ nên tập thói quen trước khi đi ngủ như tắt đèn, mở nhạc nhẹ khi đi ngủ,...
- Vệ sinh cho bé: Mẹ có thể tắm cho con 1 lần/ngày nếu thời tiết nắng nóng. Khi tắm cho trẻ, cần lưu ý dùng bông tắm mềm mại và dùng loại sữa tắm phù hợp để tránh làm khô da của trẻ. Nếu trẻ có “cứt trâu” trên đầu. Nên gội đầu thường xuyên hơn cho trẻ, dùng dầu gội thoa nhẹ nhàng lên tóc của trẻ và sau đó xả kỹ bằng nước ấm. Mẹ cũng có thể dùng dầu ô liu, dầu hạnh nhân để cải thiện tình trạng này hiệu quả hơn.
- Dinh dưỡng: Ở giai đoạn này, trẻ không chỉ phát triển vượt bậc về thể chất và còn có những phát triển quan trọng về não bộ. Bé có nhiều thay đổi về cảm xúc, dễ quấy khóc hơn bình thường, thức dậy nhiều lần vào cả ban ngày hay ban đêm và đặc biệt trẻ cần bú nhiều hơn.
Mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn
Mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn, đảm bảo lượng sữa 1 ngày từ 750ml-950ml, nên chia trung bình theo cữ, cứ 3 giờ/ cữ. Không nên sợ mình ít sữa vì trẻ bú mẹ càng nhiều thì sữa sẽ tiết ra càng nhiều. Ngược lại, trẻ bú mẹ càng ít thì sữa mẹ tiết ra càng ít. Hơn nữa, khi cho trẻ bú một bên thì bầu ngực bên kia của mẹ sẽ tiếp tục tiết ra sữa nên vẫn đảm bảo trẻ có sữa bất cứ khi nào cần.
- Ngủ: Trong thời gian trẻ ngủ, hormone tăng trưởng sẽ tiết ra nhiều hơn. Do đó, trẻ sơ sinh 5 tuần tuổi cần được ngủ đủ giấc để đảm bảo phát triển cả về thể chất và tinh thần. Nếu trẻ không được ngủ đủ giấc sẽ có thể mệt mỏi và phản ứng chậm hơn, tương tác xã hội không tích cực. Để đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho con, mẹ cần đảm bảo phòng ngủ của con thoáng mát, yên tĩnh, sử dụng ánh sáng phù hợp.
Những tuần tuổi đầu tiên, trẻ thường ngủ từ 18 đến 20 giờ, mỗi giấc ngủ của trẻ kéo dài từ 30 phút đến 3 giờ và trẻ có thể ngủ ở bất cứ thời điểm nào trong ngày. Trẻ 5 tuần tuổi giảm thời gian ngủ hơn so với thời kỳ sơ sinh trung bình 15 giờ mỗi ngày, với khoảng 7 giờ ngủ vào ban ngày và khoảng 8 đến 9 giờ ngủ vào ban đêm. Với những trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu hình thành chu kỳ thức ngủ. Ở giai đoạn này, những giấc ngủ ngày của trẻ sẽ ngắn hơn.
- Gần gũi hơn với trẻ, kết nối tình mẫu tử thiêng liêng:
Giai đoạn này, trẻ quấy khóc rất nhiều và còn được gọi là tuần khủng hoảng của trẻ. Để giúp trẻ vượt qua khủng hoảng, mẹ cần dành nhiều thời gian tương tác và gần gũi với trẻ, chẳng hạn như cho trẻ da tiếp da với mẹ, trò chuyện với trẻ, âu yếm trẻ,... Những hành động này của mẹ sẽ khiến trẻ có cảm giác an tâm hơn, cảm giác được yêu thương và che chở. Từ đó, trẻ sẽ vượt qua khủng hoảng một cách dễ dàng hơn.
Gần gũi với trẻ để kết nối tình mẫu tử thiêng liêng
Chăm sóc con yêu là niềm hạnh phúc của cha mẹ nhưng hành trình này chưa bao giờ dễ dàng. Cha mẹ cần tìm hiểu những kiến thức cơ bản về sự phát triển, thay đổi của trẻ theo từng mốc khác nhau để chăm con tốt hơn, đảm bảo con luôn khỏe mạnh và phát triển theo đúng lứa tuổi. Tình yêu dành cho con và sự kiên nhẫn sẽ có thể giúp bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng này.
Để được tư vấn thêm hoặc đặt lịch khám sớm cho trẻ, mời bạn liên hệ đến Chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!