Tin tức
Mẹ bầu nên biết: Đi siêu âm thai có được ăn sáng không?
- 10/07/2020 | Đi siêu âm thai có được ăn không và nên khám thai khi nào?
- 07/07/2020 | Những điều cần biết khi đi siêu âm thai
- 07/07/2020 | Khi nào cần đi siêu âm thai và những điều cần lưu ý
1. Thế nào là siêu âm thai?
siêu âm thai là phương pháp tiên tiến hiện nay, giúp theo dõi sự phát triển và kiểm tra sức khỏe thai nhi. Kỹ thuật sử dụng sóng âm tần số cao mà tai không nghe thấy, thu được hình ảnh đen trắng hoặc màu của thai nhi.
Cơ chế hoạt động dựa trên sự phản xạ sóng âm khi đi qua tử cung mẹ và tiếp xúc với cơ thể thai nhi. Hình ảnh thu được là sự chuyển hóa sóng âm và được hiển thị trên màn hình máy tính.
Mẹ bầu nên tìm hiểu thông tin cơ bản về siêu âm thai
Lợi ích của siêu âm thai: Dựa trên hình ảnh thu được bác sĩ và mẹ bầu thấy được hoạt động và sự phát triển của em bé trong tử cung. Bên cạnh đó giúp bác sĩ phát hiện được các dị tật bẩm sinh hoặc bất thường ở thai nhi nếu có.
Qua sự hiểu biết về siêu âm thai các mẹ bầu thấy được lợi ích của việc siêu âm, chuẩn bị được điều kiện tốt nhất cho con. Nhưng bên cạnh đó, trong mỗi lần siêu âm thai, mẹ bầu thường không biết nên chuẩn bị gì trước khi siêu âm, khi đi siêu âm thai có được ăn sáng không là câu hỏi thường đặt ra.
2. đi siêu âm thai có được ăn sáng không?
Trước khi khám thai, tùy theo quá trình thăm khám và siêu âm thai mà chị em có thể ăn sáng hoặc nhịn ăn sáng.
Mẹ bầu cần phải nhịn ăn sáng khi nào?
Trường hợp ăn sáng
Khi chị em đi siêu âm khám thai bình thường, không cần làm các xét nghiệm kèm theo thì mẹ bầu nên ăn sáng bình thường. Tránh nhịn ăn sáng ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ như tụt đường huyết,… có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
Trường hợp nhịn ăn sáng
Là trường hợp thăm khám và siêu âm thai kèm theo làm các xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, kiểm tra đường huyết và tốc độ lắng của máu,... Vậy nên, việc ăn sáng trước khi siêu âm có thể gây ảnh ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm, dẫn tới sự sai lệch thông tin, việc chẩn đoán sẽ không chính xác. Vì vậy các bác sĩ thường khuyến cáo thai phụ là nên nhịn ăn sáng.
Sau khi lấy máu thì mẹ bầu nên bổ sung đồ ăn luôn, tránh trường hợp đường huyết hạ do đói sẽ gây ngất xỉu, ảnh hưởng không tốt tới thai nhi cũng như sức khỏe mẹ.
Ngoài việc đi siêu âm thai có được ăn sáng không, mẹ bầu cần lưu ý thêm một số điều sau để có kết quả chính xác:
-
Không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè,… trong vòng 12 giờ đồng hồ trước khi siêu âm. Tránh việc kết quả thăm khám, siêu âm sai lệch và ảnh hưởng tới chẩn đoán xét nghiệm của bác sĩ.
Tránh sử dụng chất kích thích trước siêu âm 12 giờ
-
Với thai nhỏ dưới 10 tuần, mẹ bầu nên uống nhiều nước và nhịn tiểu trước khi thực hiện siêu âm thai. Việc nhịn tiểu giúp cho việc siêu âm thuận lợi, quan sát được hình ảnh rõ nét hơn.
-
Mẹ bầu cần mặc đồ rộng rãi thoải mái khi đi siêu âm. Việc này giúp thai nhi không bị gò bó, và khi bôi gel và di chuyển đầu dò thuận lợi, hình ảnh thu được rõ ràng.
-
Khi có thắc mắc, câu hỏi liên quan đến thai nhi mẹ bầu nên hỏi bác sĩ ngay để được giải đáp cụ thể.
-
Tuân thủ hướng dẫn, lời dặn dò và cách chăm sóc thai nhi của bác sĩ.
-
Bên cạnh đó, mẹ bầu cần tìm cơ sở siêu âm uy tín chất lượng để có một kết quả chính xác, sớm phát hiện dị tật bất thường nếu có. Chuẩn bị cho bé một điều kiện thuận lợi nhất ra đời.
Ngoài những lưu ý trước khi đi siêu âm trên thì trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần lưu ý chế độ dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Kết hợp sự chăm sóc cũng như vận động để có sức khỏe tốt cho thai nhi và mẹ. Hãy thư giãn, thoải mái, lạc quan tránh căng thẳng áp lực khi mang thai vì sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của siêu âm, những các mẹ cũng không nên lạm dụng siêu âm quá nhiều, tránh những trường hợp không mong muốn.
Mẹ bầu nên nhớ các cột mốc khám thai định kỳ để có thể trả lời được câu hỏi mỗi lần đi siêu âm có được ăn sáng hay không nhé! Các mốc khám thai này rất quan trọng cho việc theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như sớm phát hiện các dị tật bất thường nếu có để có hướng xử lý kịp thời.
3. Các mốc khám thai định kỳ cần nhớ
Mẹ bầu cần nhớ các mốc khám thai định kỳ cho bé để chuẩn bị kịp thời và biết trước được câu trả lời mỗi lần đi siêu âm thai có được ăn sáng không,
Mẹ bầu nên nhớ định kỳ khám thai và siêu âm
Thời điểm trễ kinh nguyệt và có dấu hiệu mang thai
Khi đó mẹ bầu cần đi khám và siêu âm để xác định có thai hay chưa. Nếu có thai thì xác định vị trí thai nằm trong hay ngoài tử cung mẹ, số lượng phôi thai cũng như kiểm tra nhịp tim của thai nhi.
Mốc từ tuần tuổi thứ 11 - 14 thai kỳ
Đây là thời điểm chính xác nhất để kiểm tra nhịp tim và dự kiến ngày sinh. Đặc biệt là kiểm tra khoảng sáng sau gáy, giúp xác định được nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể, dự đoán nguy cơ mắc các hội chứng như Down, Edward,… Từ đó có hướng xử lý điều trị phù hợp.
Mốc từ tuần tuổi thứ 20 - 22 thai kỳ
Là giai đoạn hình thái cơ thể bắt đầu hình thành một số cơ quan nội tạng, một số bộ phận quan trọng. Việc siêu âm giúp bác sĩ phát hiện được các dị tật nội tạng, hở hàm ếch hoặc sứt môi nếu có.
Mốc từ tuần tuổi thứ 30 - 32 thai kỳ
Là giai đoạn cuối thai kỳ, việc siêu âm giúp bác sĩ giúp xác định trọng lượng, kích thước thai nhi đạt tới, dây rốn, thể tích nước ối trong tử cung và đặc biệt kiểm tra các dị tật bất thường về não, mạch máu và tim của thai nhi.
Trước khi đón em bé ra đời
Trước khi sinh, mẹ bầu được siêu âm lần cuối để xác định ngôi thai và tình trạng của thai nhi. Từ đó giúp bác sĩ xác định đây là ca sinh khó hay dễ, nên sinh thường hay sinh mổ.
Trên đây là những chia sẻ nhằm giải đáp thắc mắc khi đi siêu âm thai có được ăn sáng không của MEDLATEC. Để được tư vấn mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe, hoặc thông tin dịch vụ siêu âm thai ở MEDLATEC, mẹ bầu hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!