Tin tức

Mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được - Nguyên nhân và cách khắc phục

Ngày 31/03/2025
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được là tình trạng khá phổ biến ở mẹ sau sinh, gây khó chịu, đau tức ngực và có thể ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Vậy nguyên nhân do đâu và mẹ có thể làm gì để khắc phục? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Căng sữa ở bà mẹ là gì? 

Hiện tượng căng sữa xảy ra khi mô vú của bạn chứa quá nhiều sữa, máu và các chất lỏng khác. Các triệu chứng mà bạn có thể nhận thấy được:

Ngực căng cứng, đau và nhức:

  • Ngực sưng to, căng tức, chạm vào thấy cứng và đau.
  • Cảm giác nóng rát ở bầu ngực.
  • Căng tức kéo dài dù bé đã bú hoặc mẹ đã cố gắng vắt sữa.

Sữa không chảy ra:

  • Khi cho bé bú, sữa ra nhỏ giọt hoặc không ra dù mẹ đang có cảm giác căng nhiều sữa.
  • Dùng tay nặn hoặc máy hút sữa nhưng sữa ra rất ít hoặc không ra.

Núm vú bị đỏ hoặc thay đổi màu sắc:

  • Núm vú có thể đỏ, tím tái hoặc nhợt nhạt do bị tắc nghẽn.
  • Cảm giác nhói ở đầu ti khi bé bú hoặc khi cố gắng vắt sữa.

Xuất hiện cục cứng ở ngực:

  • Sờ thấy các cục cứng trong bầu ngực, có thể di chuyển hoặc không.
  • Những cục cứng này là dấu hiệu của tình trạng tắc tia sữa.

Sốt nhẹ hoặc mệt mỏi:

  • Nếu căng sữa kéo dài mà không tiết ra được sữa, mẹ có thể bị sốt nhẹ, ớn lạnh, đau đầu,...
  • Đây có thể là dấu hiệu viêm tuyến vú nếu không xử lý kịp thời.

Nếu tình trạng căng sữa kéo dài hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm, mẹ nên đi khám bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Hiện tượng căng sữa ở bà mẹ nhưng không ra sữa

Hiện tượng căng sữa ở bà mẹ nhưng không ra sữa

Nguyên nhân mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được.

Sau khi sinh con, một số mẹ có thể gặp phải tình trạng căng sữa – sữa vẫn đầy trong bầu ngực nhưng không thể chảy ra ngoài. Việc ứ đọng này khiến ngực căng tức, khó chịu và thậm chí có thể gây sốt nhẹ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

  • Sữa dư thừa nhưng không được giải phóng hết: Nếu bé không bú hết hoặc mẹ không hút bỏ phần sữa thừa sau mỗi cữ bú, lượng sữa còn đọng lại sẽ gây tắc nghẽn, làm ngực ngày càng căng tức.
  • Áp lực từ bên ngoài tác động lên ngực: Việc mặc áo ngực quá chật, áo bó sát, hoặc thường xuyên địu bé trước ngực có thể vô tình tạo áp lực lên các tia sữa, gây cản trở dòng chảy.
  • Không hút sữa thường xuyên hoặc hút không hiệu quả: Nếu mẹ ít hút sữa hoặc máy hút có lực hút yếu, sữa không được rút hết ra ngoài sẽ dễ gây tắc tia sữa , làm căng sữa. Điều này đặc biệt quan trọng với những mẹ có lượng sữa dồi dào.
  • Bé bú không đúng khớp ngậm: Khi bé không ngậm đúng khớp, việc bú mẹ trở nên kém hiệu quả, khiến sữa vẫn còn tồn đọng trong ngực, lâu ngày dẫn đến tình trạng căng sữa.
  • Thời gian giữa các cữ bú quá lâu: Nếu mẹ giãn cữ bú quá dài (từ 5 giờ trở lên) hoặc bỏ bú trong một khoảng thời gian dài, nguy cơ căng sữa sẽ tăng cao do sữa không được giải phóng kịp thời.
  • Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài: Tâm trạng tiêu cực có thể ảnh hưởng đến sự tiết sữa của mẹ. Khi căng thẳng, hormone oxytocin – yếu tố giúp đẩy sữa ra ngoài – bị suy giảm, khiến sữa khó tiết ra hơn. Vì vậy, mẹ hãy dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý để giữ tinh thần thoải mái, từ đó giúp quá trình tiết sữa diễn ra thuận lợi hơn.

Nguyên nhân việc căng sữa ở bà mẹ nhưng không ra sữa

Nguyên nhân việc căng sữa ở bà mẹ nhưng không ra sữa

Việc hiểu rõ nguyên nhân gây tắc tia sữa sẽ giúp mẹ có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, đảm bảo nguồn sữa luôn thông suốt để trẻ có đủ dinh dưỡng phát triển khỏe mạnh.

Cách khắc phục khi mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được tại nhà.

Nếu mẹ cảm thấy bầu ngực căng tức, khó chịu, hãy thử kết hợp những phương pháp sau để cải thiện tình trạng này:

  • Tiếp tục cho bé bú, ưu tiên bên ngực bị tắc: Lực hút tự nhiên của bé là cách hiệu quả nhất để thông tia sữa. Nếu không quá đau, hãy bắt đầu cữ bú với bên ngực đang bị tắc để bé giúp mẹ khai thông dòng chảy.
  • Chườm ấm bầu vú hoặc mat-xa, trước khi cho bé bú: Nhiệt độ ấm giúp làm mềm mô ngực, giúp sữa chảy dễ dàng hơn. Bạn có thể sử dụng khăn ấm hoặc túi chườm để áp lên vùng bị tắc trong vài phút trước khi cho con bú.
  • Thay đổi tư thế bú: Nếu thường xuyên bế bé bú, mẹ có thể thử tư thế ôm bóng hoặc nằm nghiêng.
  • Massage nhẹ nhàng: Trong lúc bé bú hoặc khi dùng máy hút sữa, hãy dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng từ ngoài bầu ngực hướng vào núm vú để giúp sữa lưu thông tốt hơn. Nếu kết hợp với chườm ấm trước đó, hiệu quả sẽ càng cao.
  • Bổ sung dinh dưỡng và nước đầy đủ: Cơ thể mẹ cần nhiều nước để duy trì lượng sữa dồi dào. Ngoài ra, hãy bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ tuyến sữa hoạt động hiệu quả.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Căng thẳng và mệt mỏi có thể làm giảm lượng sữa tiết ra, vì vậy mẹ hãy cố gắng ngủ đủ giấc và thư giãn bất cứ khi nào có thể. Nếu có người thân hỗ trợ chăm bé, mẹ nên tận dụng thời gian đó để nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe.

Khắc phục căng sữa ở bà mẹ tại nhà

Khắc phục căng sữa ở bà mẹ tại nhà

Để tránh bị căng sữa, bà mẹ có thể tham khảo cách phòng ngừa như sau:

  • Cho bé bú đều đặn, không để sữa bị ứ đọng trong bầu ngực. Nếu bé không bú hết, hãy dùng máy hút sữa để đảm bảo sữa được lấy ra hết.
  • Mặc áo ngực thoải mái, tránh các loại quá chật gây áp lực lên bầu ngực.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để giúp duy trì quá trình sản xuất sữa trơn tru.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tinh thần thoải mái bằng cách thiền, nghe nhạc nhẹ hoặc thực hiện các bài tập thư giãn.

Bằng cách chăm sóc cơ thể đúng cách và duy trì thói quen cho con bú đều đặn, mẹ có thể phòng tránh căng sữa và giúp bé yêu nhận được nguồn dinh dưỡng tốt nhất từ sữa mẹ. 

Nếu bạn hoặc người thân đang cần thêm thông tin chi tiết hoặc muốn được thăm khám và tư vấn dinh dưỡng, đừng ngần ngại liên hệ với Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn một cách tận tình và chu đáo.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ