Tin tức
Tắc tia sữa: nỗi ám ảnh kinh hoàng của các mẹ sau sinh
- 24/04/2020 | Trẻ bị chàm sữa: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và cách phòng ngừa
- 22/04/2020 | Sau khi sinh, các mẹ ăn gì để sữa mát và nhiều?
1. Tắc tia sữa được hiểu là như thế nào?
Tắc tia sữa là tình trạng một lượng sữa bị giữ lại phía bên trong bầu ngực tại các ống dẫn sữa. Điều này gây khó khăn cho quá trình bú sữa của bé yêu hay việc mẹ hút sữa tích trữ.
Tắc tia sữa không gây nguy hiểm tới tính mạng của mẹ. Tuy nhiên, nếu không được xử lý và khắc phục kịp thời, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản của mẹ. Cụ thể như bệnh lý viêm, nhiễm trùng tuyến vú, áp xe vú, u xơ tuyến vú. Ngoài ra, tắc sữa làm tăng khả năng mẹ có thể phải nuôi con bằng sữa ngoài.
Tắc tia sữa là tình trạng một lượng sữa bị giữa lại phía bên trong bầu ngực tại các ống dẫn sữa
2. Nguyên nhân gây tắc tia sữa sau sinh
Tắc tia sữa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:
-
Một lý do nào đó, mẹ không cho bé bú thường xuyên, đúng cữ hoặc không vắt sữa từ 5 giờ đồng hồ cho đến 1 ngày sẽ khiến tồn đọng sữa ở bầu ngực. Tình trạng này duy trì sẽ khiến mẹ bị tắc tia sữa sau một thời gian ngắn.
-
Mẹ gặp phải tình trạng căng thẳng, stress sau sinh gây ảnh hưởng đến quá trình kích thích tuyến sữa hoạt động. Căng thẳng khiến giảm sản xuất hormone oxytocin, làm ngừng hoạt động sản xuất sữa của cơ thể.
-
Sữa mẹ sản xuất quá nhiều nhưng bé không bú hết hoặc mẹ không vắt hết lượng sữa dư thừa là nguyên nhân gây ra tình trạng ứ đọng và tắc tia sữa. Điều này có thể khiến mẹ bị đau tức bầu ngực hoặc sốt nhẹ.
-
Mẹ mặc áo ngực quá chật hoặc bó sát cũng có thể gây ra tắc các tuyến sữa do ngực phải chịu áp lực lớn. Ngoài ra, mẹ thường xuyên nằm úp cũng sẽ gây ra tình trạng tương tự.
-
Bé ngậm vú mẹ sai cách khiến lượng sữa được sản xuất ra không được bú hết. Khi sữa tồn đọng quá nhiều sẽ gây tắc, viêm đường dẫn sữa.
-
Mẹ cũng có thể bị tắc tia sữa do nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể thông qua đường máu hoặc do quá trình vệ sinh đầu vú của mẹ khi cho con bú không được đảm bảo. Khi mẹ bị nhiễm khuẩn vú, hệ thống dẫn sữa trở nên bị viêm, sưng, ứ đọng làm sữa không thể giải phóng ra bên ngoài được.
-
Các nguyên nhân khác: ảnh hưởng của chế độ ăn uống, mẹ bị cảm lạnh, cơ địa,…
Mẹ cho bé bú sai cách, khiến lượng sữa sản xuất không được bú hết là nguyên nhân gây ra tình trạng ứ đọng, tắc tuyến sữa
3. Dấu hiệu khi mẹ bị tắc sữa
Các biểu hiện của tắc tia sữa thường tiến triển một cách từ từ, tuy nhiên, một vài trường hợp lại trở nên nhanh chóng và rất rõ rệt. Cụ thể như sau:
-
Mẹ cảm thấy một hoặc cả hai bên bầu ngực trở nên căng tức, có cảm giác đau nhức. Tình trạng này có chiều hướng tăng lên mỗi ngày.
-
Vùng vú của mẹ xuất hiện các khối tròn có bề mặt gồ ghề với những kích thước khác nhau. Khi sờ vào cảm thấy cứng, và đau.
-
Lượng sữa tiết ra rất ít hoặc không tiết ra dù mẹ đã chủ động vắt sữa ra bên ngoài.
-
Xuất hiện một số nốt sần nhỏ quanh ngực, vùng ngực có cảm giác nóng bất thường khi chạm vào.
-
Một vài trường hợp mẹ có thể xuất hiện các biểu hiện như sốt cao, mệt mỏi, nhức đầu,…
4. Cách điều trị
Để loại bỏ tình trạng, mẹ cần làm tan các vị trí tuyến sữa bị ứ đọng, vón cục. Khi bị tắc tia sữa, thực hiện các thao tác theo phương pháp khoa học dưới đây sẽ giúp ống sữa của mẹ lưu thông nhanh chóng. Gồm có:
-
Trước khi cho bé bú, mẹ nên cởi hoàn toàn áo ngực để lượng sữa được lưu thông không bị hạn chế. Làm ấm ngực bằng việc đặt một tấm gạc hoặc khăn ấm, kết hợp với massage nhẹ.
-
Mẹ nên cho bé bắt đầu với bên ngực bị tắc. Mẹ cần xoa bóp bầu vú nhẹ nhàng theo chuyển động tròn, bắt đầu từ khía sau của vùng tắc cho tới phía trước núm vú.
-
Khi mẹ bú không hết, mẹ cần dùng tay hoặc máy hút sữa để loại bỏ phần sữa còn dư, đảm bảo không có sữa đọng lại.
Massage nhẹ kích thích sữa là phương pháp hỗ trợ quá trình lưu thông ống dẫn sữa mà mẹ nên sử dụng
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng, trong trường hợp tắc sữa kèm biểu hiện sốt, mẹ nên dừng cho bé bú. Bởi bé có thể gặp phải các rối loạn về đường tiêu hóa sau khi bú sữa mẹ.
Nếu phát hiện sớm các triệu chứng của tắc sữa, mẹ có thể khắc phục ngay tại nhà khi áp dụng những cách làm dưới đây:
-
Mẹ có thể chườm nóng tại vùng ngực bằng việc sử dụng một túi chườm hoặc chai nước nóng ở mức độ vừa phải. Khi chườm, mẹ cần kết hợp massage để làm thông vùng tắc sữa nhanh và hiệu quả hơn.
-
Trong giai đoạn tia sữa mới bị tắc và vón cục nhẹ ở gần núm vú, mẹ có thể thông tắc bằng việc sử dụng các dụng cụ hút sữa đơn giản.
Mẹ có thể sử dụng các dụng cụ hút sữa để loại bỏ phần sữa dư thừa, tránh gây ứ đọng tại bầu ngực
Khi tắc sữa lâu ngày, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm hay áp xe vú thì mẹ cần sử dụng tới kháng sinh toàn thân dưới dạng uống hoặc tiêm, thậm chí phải tiến hành trích thảo mủ.
5. Ngăn ngừa tình trạng tắc tuyến sữa
Để hạn chế tình trạng tắc tuyến sữa xảy ra, mẹ nên lưu ý những vấn đề sau:
-
Thường xuyên cho bé bú đúng cữ, sử dụng tay hoặc máy vắt sữa để loại bỏ phần sữa thừa ra bên ngoài. Tránh tình trạng sữa ứ đọng lâu ngày gây tắc, viêm vú.
-
Bổ sung đủ hàm lượng nước cần thiết mỗi ngày.
-
Không sử dụng áo ngực quá chật, sai kích thước. Hạn chế các tác động gây áp lực nặng nên vùng ngực.
-
Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Mẹ cần tránh việc quá căng thẳng, cố gắng giữ cho mình một tâm trạng thoải mái, lạc quan và vui vẻ nhất có thể.
-
Mẹ nên tập các bài thể dục nhẹ như thiền, yoga, đi bộ,…
Mẹ nên tập các bài thể dụng nhẹ như thiền, yoga để duy trì một tinh thần thoải mái, lạc quan
Ngay khi phát hiện các dấu hiệu tắc tia sữa, mẹ nên nhanh chóng khắc phục, tránh trường hợp phát triển thành viêm nhiễm, áp xe vú gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong trường hợp đã áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà nhưng không đem lại hiệu quả, mẹ cần thăm khám và điều trị tại các bệnh viện, cơ sơ y tế uy tín.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!