Tin tức
Mebendazole - Thuốc điều trị ký sinh trùng đường ruột và lưu ý khi dùng
- 14/01/2025 | Thuốc Micezym 100: Những điều cần lưu tâm trước khi sử dụng
- 14/01/2025 | Dùng thuốc nhuận tràng cho người táo bón: Những điều cần lưu tâm
- 14/01/2025 | Tìm hiểu các loại thuốc hạ huyết áp khẩn cấp
- 15/01/2025 | Các thuốc điều trị viêm phế quản ở trẻ em và lưu ý khi dùng thuốc
- 15/01/2025 | Phenobarbital - Loại thuốc giúp an thần, chống động kinh
1. Mebendazole là thuốc gì và tác dụng của thuốc
Mebendazole có chứa thành phần hoạt chất Mebendazole với dạng điều chế phổ biến là viên nén và dung dịch uống. Tuy nhiên trong bài viết này, MEDLATEC xin phép chỉ tập trung phân tích Mebendazole bào chế theo dạng viên nén, hàm lượng tương ứng 100mg và 500mg.
Mebendazole bào chế theo dạng viên nén dễ dùng
Thành phần cơ bản của thuốc Mebendazole là hoạt chất Mebendazole, một chất dẫn của Benzimidazole Carbamate. Tác dụng chính của loại thuốc này là ngăn chặn và kìm hãm sự sản sinh của ký sinh trùng trong đường ruột như giun sán.
Ngoài ra, Mebendazole còn hỗ trợ điều trị nhiễm trùng gây ra bởi nhiều loại ký sinh trùng quen thuộc như giun kim, giun tóc,... Không những vậy, thuốc cũng có tác dụng khá tốt trong điều trị giun xoắn ngoài, giun chỉ ngoài.
Mebendazole giúp ngăn chặn và kìm hãm sự phát triển của ký sinh trùng trong đường ruột
2. Chỉ định và chống chỉ định
Trước khi sử dụng Mebendazole, bạn cần nắm rõ thông tin về đối tượng chỉ định và chống chỉ định của loại thuốc này. Cụ thể như sau:
2.1. Chỉ định
Thuốc được chỉ định dùng cho các đối tượng như:
- Người bị nhiễm một loại giun hoặc nhiễm cùng lúc nhiều loại ký sinh trùng trong đường ruột.
- Người bị nhiễm giun ngoài như giun xoắn ngoài, giun chỉ ngoài.
2.2. Chống chỉ định
Một số trường hợp không nên dùng Mebendazole là:
- Người mẫn cảm với một hoặc nhiều thành phần trong thuốc Mebendazole.
- Phụ nữ đang trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Người bị viêm loét đại tràng.
- Người bị viêm ruột Crohn.
- Trẻ em dưới 2 tuổi.
3. Hướng dẫn cách dùng và liều dùng
Nhìn chung, cách sử dụng Mebendazole tương tự như các loại thuốc trị giun thuốc khác. Điều quan trọng là trước khi dùng thuốc, bạn phải nắm rõ liều lượng phù hợp áp dụng.
3.1. Cách dùng
Khi dùng thuốc Mebendazole, bạn có thể nhai hoặc nuốt ngay. Trường hợp không thể nhai, nuốt bình thường, bạn nên nghiền nhỏ và trộn cùng thức ăn.
Thuốc Mebendazole thích hợp nhai hoặc nuốt trực tiếp
3.2. Liều dùng
Với Mebendazole, liều lượng dùng thuốc thực tế được quyết định dựa theo loại ký sinh trùng cần tiêu diệt. Cụ thể như:
- Người bị nhiễm giun tròn: Uống 100mg/lần, duy trì dùng thuốc 2 lần/ngày trong khoảng 5 ngày.
- Người bị nhiễm giun chỉ, giun kim: Uống 100mg/lần, mỗi ngày uống 1 lần, duy trì trong 14 ngày.
- Người bị nhiễm giun đũa: Uống 100mg/lần, mỗi ngày uống 2 lần, duy trì dùng thuốc trong 3 ngày.
- Người bị nhiễm giun đũa mèo: Uống 200mg/lần, mỗi ngày uống 2 lần, duy trì dùng thuốc trong 20 ngày. Trường hợp tình trạng nhiễm giun tái phát, thời gian dùng thuốc có thể điều chỉnh dài hơn.
- Người bị nhiễm giun móc, giun tóc: Uống 100mg/lần, mỗi ngày uống 2 lần, duy trì dùng thuốc trong 3 ngày.
- Người bị nhiễm giun đũa chó mèo: Uống 100mg đến 200mg/lần, uống mỗi ngày 2 lần, duy trì dùng thuốc trong khoảng 5 ngày. Trường hợp cần thiết, người bệnh cần dùng thêm thuốc chống viêm.
- Người bị nhiễm sán kim, nang sán: Liều lượng áp dụng vào khoảng 40mg đến 50mg/kg/ngày. Trong thời kỳ ấu trùng phát triển, bạn có thể chia thành nhiều lần uống trong ngày. Trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định để người bệnh kết hợp thêm một vài phương pháp loại bỏ ký sinh trùng khác như tiêm, hút.
4. Các tác dụng phụ khi dùng Mebendazole
Mebendazole không phải lúc nào cũng khiến người dùng gặp phải tác dụng phụ. Mặc dù vậy trong một vài trường hợp, loại thuốc này vẫn gây phản ứng phụ ảnh hưởng đến sinh hoạt.
4.1. Tác dụng phụ bình thường
Tác dụng phụ nhẹ của thuốc Mebendazole khi sử dụng có thể gặp là:
- Gây đau tại vùng bụng.
- Gây đau dạ dày.
- Buồn nôn.
- Cơ thể choáng váng, chóng mặt.
- Đi ngoài phân lỏng.
- Đau đầu.
- Cảm thấy buồn ngủ.
Người dùng Mebendazole đôi khi sẽ cảm thấy hơi đau bụng
5.2. Tác dụng phụ nghiêm trọng không thường xuyên xuất hiện
Một số tác dụng phụ nặng khác có thể xuất hiện khi dùng thuốc là:
- Bị cơn đau bụng dữ dội.
- Biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng như lên cơn sốt, da xuất hiện vết bầm tím, cơ thể mệt mỏi.
- Nước tiểu chuyển sang màu sẫm.
- Da dần chuyển vàng.
- Cơ thể có dấu hiệu suy nhược.
- Cơ thể lên cơn co giật.
5.3. Tác dụng phụ nghiêm trọng hiếm gặp
Ở một số trường hợp hiếm gặp, người dùng có thể gặp phải những tác dụng phụ nặng như:
- Cảm thấy ngứa ngáy, da nổi ban.
- Bị sưng vùng mặt, vùng họng và vùng lưỡi.
- Cảm thấy khó thở.
- Chóng mặt.
Ngay khi nhận thấy cơ thể biểu hiện triệu chứng nghiêm trọng, dấu hiệu của phản ứng thuốc nặng, bạn phải nhanh chóng nhờ người xung quanh đưa đến cơ sở y tế để được trợ giúp.
6. Một vài lưu ý khi dùng Mebendazole
Để hạn chế phần nào rủi ro khi dùng thuốc Mebendazole, bạn cần ghi nhớ những lưu ý sau:
- Nếu sử dụng thuốc Mebendazole dạng liều cao, bệnh nhân phải thường xuyên làm xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, xét nghiệm công thức máu. Loại thuốc này thường không được khuyến nghị dùng cho người bị suy gan.
- Sau khi dùng thuốc, bệnh nhân cần thực hiện vệ sinh để phòng tránh hiện tượng tái nhiễm ký sinh trùng.
- Thận trọng khi cho trẻ dùng thuốc.
- Khi được kê đơn sử dụng Mebendazole, bạn nên thông báo chi tiết cho bác sĩ tình hình bệnh nền, các loại thuốc và thực phẩm chức năng gan dùng, nhất là sản phẩm hỗ trợ bổ sung vitamin.
- Mebendazole có khả năng phản ứng với một số loại thuốc trị động kinh như carbamazepine. Vì thế nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc trị động kinh nào, bạn hãy thông báo cho bác sĩ khi được kê đơn sử dụng Mebendazole.
- Nếu có kế hoạch mang thai, đang trong thời kỳ cho con bú, bạn phải trao đổi với bác sĩ trước khi được kê đơn dùng thuốc Mebendazole.
- Thận trọng theo dõi sự thay đổi của cơ thể, thông báo kịp thời cho bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu nhận thấy triệu chứng nghiêm trọng.
Mebendazole khả năng tương tác với nhiều loại thuốc trị động kinh
Ngoài ra, để phòng ngừa tình trạng tái nhiễm giun, bạn nên chú ý vệ sinh cơ thể hàng ngày, khử trùng đồ đạc cá nhân, làm sạch môi trường sống xung quanh. Đồng thời, bạn nên duy trì lịch tẩy giun 4 đến 6 tháng/lần.
Lưu ý:
- Thông tin và liều dùng Mebendazole đề cập trong bài viết áp dụng cho Mebendazole 100mg.
- Cách dùng và liều lượng sử dụng Mebendazole được MEDLATEC hướng dẫn trong bài viết này không có giá trị thay thế cho tư vấn của chuyên gia y tế. Để hạn chế tối đa rủi ro ngoài ý muốn, bạn vẫn nên tham khảo chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên môn.
Như vậy, MEDLATEC vừa giúp bạn đọc tổng hợp thông tin cơ bản về thuốc trị giun Mebendazole. Khi được chỉ định sử dụng loại thuốc này, bạn hãy tuân thủ thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu đang gặp vấn đề về đường ruột, cơ thể biểu hiện tình trạng nhiễm ký sinh trùng, bạn hãy đi khám thay vì tự ý dùng thuốc tại nhà. Một địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín bạn có thể tin tưởng tìm đến là Chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!