Tin tức

Mọi vấn đề cần biết về bệnh áp xe tuyến Bartholin

Ngày 29/09/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Áp xe tuyến Bartholin tuy không phải là bệnh phổ biến nhưng các nguy cơ biến chứng mà nó gây ra lại dễ đe dọa thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Mặt khác, triệu chứng của bệnh lý này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khám và điều trị bệnh từ sớm là giải pháp tốt nhất để ngăn chặn những điều này.

1. Nguyên nhân gây ra và triệu chứng của bệnh áp xe tuyến Bartholin

1.1. Nguyên nhân gây ra áp xe tuyến Bartholin

Tuyến Bartholin nằm ở hai bên mép của âm đạo, tiết ra dịch nhờn để cho môi trường vùng kín luôn có đủ độ ẩm và cũng nhờ đó mà quá trình giao hợp bớt đau đớn và trở nên dễ dàng hơn. Áp xe tuyến Bartholin xảy ra khi tuyến bị viêm, tắc khiến cho dịch trong tuyến tích tụ lại và gây nhiễm trùng.

Quan hệ tình dục không an toàn có nguy cơ cao với áp xe tuyến Bartholin

Quan hệ tình dục không an toàn có nguy cơ cao với áp xe tuyến Bartholin

Các nguyên nhân chính gây nên áp xe tuyến Bartholin gồm những yếu tố sau:

- Đời sống tình dục không an toàn gây nhiễm lậu cầu và Chlamydia.

- Bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm âm hộ,... tạo cơ hội để tác nhân gây bệnh xâm nhập vào trong tuyến Bartholin và khiến cho tuyến này bị viêm tắc, ứ đọng dịch nhầy.

- Bị chấn thương ở vùng sinh dục ngoài.

1.2. Triệu chứng của bệnh áp xe tuyến Bartholin 

Sự ứ đọng dịch nhầy trong bệnh áp xe tuyến Bartholin sẽ khiến người bệnh gặp các triệu chứng:

- Đau, sưng ở một hoặc cả hai bên của môi bé, cơn đau đặc biệt nghiêm trọng khi quan hệ tình dục.

- Sờ thấy cục ở một hoặc cả hai bên môi bé, gây vướng.

- Có thể có tăng tiết dịch âm đạo hoặc có rối loạn tiểu tiện.

- Đau mỏi toàn thân và bị sốt.

Hầu hết các trường hợp áp xe ở tuyến này chỉ gặp tình trạng viêm tắc dịch nhầy, ứ đọng và sưng đau ở một bên của môi bé, rất hiếm khi xảy ra ở cùng hai bên của tuyến Bartholin.

2. Tính chất nguy hiểm và hướng xử trí khi bị áp xe tuyến Bartholin

2.1. Áp xe tuyến Bartholin nguy hiểm như thế nào?

Tùy vào mức độ bệnh mà áp xe tuyến Bartholin sẽ gây nên những ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe mỗi người. Đặc biệt, nếu không được điều trị sớm, bệnh lý này có thể gây ra:

- Đau đớn trong khi quan hệ tình dục.

- Nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa đe dọa sức khỏe sinh sản nữ giới.

- Thai phụ bị áp xe tuyến Bartholin nếu sinh thường có nguy cơ gây nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh.

- Nặng nhất, bệnh có thể gây nhiễm trùng huyết. 

2.2. Hướng xử trí với áp xe tuyến Bartholin

Nếu có những triệu chứng nghi ngờ bệnh lý này như đã nói ở trên, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ phụ khoa kiểm tra. Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra sự hiện diện của tuyến Bartholin và chỉ định biện pháp chẩn đoán bệnh phù hợp như:

Xét nghiệm dịch âm đạo giúp tìm kiếm tác nhân gây áp xe Bartholin

Xét nghiệm dịch âm đạo giúp tìm kiếm tác nhân gây áp xe Bartholin

- Lấy mẫu dịch âm đạo, cổ tử cung xét nghiệm tìm kiếm tác nhân gây ra bệnh lây qua đường tình dục.

- Tầm soát ung thư sớm cổ tử cung: PAP-Smear và HPV.

- Siêu âm vị trí nang tuyến Bartholin.

- Siêu âm đầu dò âm đạo đánh giá tử cung và hai phần phụ.

- Một số xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm trùng như: tổng phân tích tế bào máu, CRP, TPT nước tiểu.

Sau khi đã có kết quả xét nghiệm, bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân. Người bệnh cần lưu ý rằng, áp xe tuyến Bartholin rất dễ tái phát nên cần kiên trì điều trị theo đúng phác đồ bác sĩ đã chỉ dẫn.

Để điều trị áp xe tuyến Bartholin bác sĩ thường dùng thủ thuật mở thông dẫn lưu sau khi đã điều trị kháng sinh tích cực vài ngày trước đó cho người bệnh. Việc làm này sẽ giúp người bệnh có được cảm giác dễ chịu trong 24 giờ tiếp sau.

Những trường hợp cần khác, bác sĩ sẽ bóc u tuyến Bartholin. Với hướng xử trí này, đại đa số bệnh nhân sẽ không tái phát bệnh. 

Có khoảng 20% bệnh nhân áp xe tuyến Bartholin sẽ bị tái phát (chủ yếu với trường hợp tác nhân gây bệnh là do nhiễm trùng lây qua đường quan hệ tình dục không an toàn như: lậu, chlamydia.

Ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ người bệnh nên khám bác sĩ phụ khoa để được chẩn đoán và điều trị đẩy lùi áp xe tuyến Bartholin

Ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ người bệnh nên khám bác sĩ phụ khoa để được chẩn đoán và điều trị đẩy lùi áp xe tuyến Bartholin

Bệnh áp xe Bartholin có thể phòng ngừa bằng cách có đời sống tình dục an toàn và giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ để cho vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập cơ quan sinh dục và gây nhiễm trùng tại đây. Ngoài ra, khám phụ khoa định kỳ để làm xét nghiệm sàng lọc bệnh lây truyền qua đường tình dục, kịp thời điều trị bệnh từ sớm cũng là giải pháp hiệu quả để ngăn chặn những hệ lụy không đáng có do áp xe Bartholin gây ra.

Chuyên khoa Sản - phụ khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín trong điều trị các bệnh lý tuyến Bartholin. Nếu có triệu chứng nghi ngờ bệnh, quý khách hàng có thể đến đây để được bác sĩ đầu ngành trực tiếp kiểm tra, chỉ định xét nghiệm phù hợp. 

Bên cạnh đội ngũ Chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa hàng đầu, bệnh viện còn sở hữu hệ thống thiết bị Y khoa hiện đại trong đó có Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế với 2 chứng chỉ song hành là CAP và ISO 15189:2012. Chính những yếu tố này sẽ giúp quý khách hàng hoàn toàn yên tâm về kết quả kiểm tra, điều trị bệnh lý tuyến Bartholin tại bệnh viện.

Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch thăm khám áp xe tuyến Bartholin tại MEDLATEC hãy liên hệ trực tiếp tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn quy trình thực hiện nhanh chóng, chính xác.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.