Tin tức
Một số tác nhân gây tình trạng viêm da dị ứng tiếp xúc
- 04/10/2021 | Những loại thực phẩm có thể gây dị ứng cần phải tránh xa
- 29/09/2021 | Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không và cách xử lý khi bị dị ứng
- 20/09/2021 | Dị ứng Amoxicillin: nguyên nhân, triệu chứng và các vấn đề liên quan
- 19/05/2021 | Giải đáp thắc mắc: Khi bị dị ứng dầu gội phải làm sao?
1. Bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc
Nhắc tới những vấn đề da liễu, chúng ta không thể bỏ qua tình trạng viêm da dị ứng tiếp xúc. Tỷ lệ người mắc bệnh ngoài da này tương đối cao và có xu hướng tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, đa phần bệnh nhân sẽ thấy dấu hiệu dị ứng ngoài da sau khi tiếp xúc với những sản phẩm chứa chất kích thích, trong thành phần có chất dễ gây dị ứng cho làn da,… Nếu sở hữu một làn da nhạy cảm, mọi người nên lưu ý vấn đề này và hạn chế tiếp xúc nhé!
Tình trạng viêm da dị ứng tiếp xúc khiến bệnh nhân cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu
Khi mắc bệnh viêm da dị ứng, mọi người thường thấy triệu chứng như: ngứa ngáy, khó chịu, xuất hiện các nốt ban đỏ trên bề mặt da. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân còn có mụn nước và dễ lây lan nếu bạn sờ, gãi,…
Nhìn chung, hiện tượng viêm da dị ứng chỉ xảy ra ở khu vực có tiếp xúc với các chất gây phản ứng chứ không xuất hiện trên toàn bộ cơ thể. Trong đó, những vùng da tiếp xúc nhiều với chất gây dị ứng sẽ có nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn. Điều này không chỉ gây ra khó chịu đối với người bệnh mà còn khiến họ mất tự tin bởi vẻ ngoài thiếu tính thẩm mỹ.
2. Viêm da dị ứng tiếp xúc hình thành do nguyên nhân nào?
Trên thực tế, bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc hình thành vì rất nhiều lý do khác nhau, các bác sĩ cho biết có hơn 3700 lý do gây tình trạng viêm da dị ứng. Chính vì thế mọi người không nên chủ quan, bỏ qua việc tìm hiểu những tác nhân gây bệnh. Việc xác định được nguyên nhân gây bệnh là rất cần thiết, giúp bạn điều trị tình trạng viêm da dị ứng hiệu quả hơn, đồng thời chủ động phòng bệnh trong những lần sau.
Các loại sơn móng tay không đảm bảo chất lượng có thể gây viêm da hoặc dị ứng
Đa phần mọi người phải đối mặt với hiện tượng viêm da dị ứng sau khi tiếp xúc với một sản phẩm mới, ví dụ như đồ mỹ phẩm có chứa các thành phần gây kích ứng cho làn da,… Nếu phát hiện dấu hiệu viêm da dị ứng do tiếp xúc với những đồ vật này, bạn nên ngưng sử dụng và tiếp xúc với chúng để tránh tình trạng thêm nghiêm trọng. Một số trường hợp lại bị dị ứng với đồ vật quen thuộc sau một thời gian sử dụng. Lúc này, việc xác định nguyên nhân gây dị ứng và viêm da tiếp xúc gặp nhiều khó khăn hơn.
Nhiều chị em phụ nữ đã và đang đối mặt với những triệu chứng bệnh viêm da dị ứng do sử dụng đồ trang sức có chứa niken hoặc một số loại sơn móng tay,… Các chất hóa học có trong sản phẩm này có thể gây dị ứng, viêm da nếu cơ địa của bạn nhạy cảm. Đó là lý do vì sao chúng ta nên lựa chọn đồ trang sức, mỹ phẩm chứa thành phần lành tính, thân thiện với làn da.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thuốc bôi chứa kháng sinh hoặc benzocaine là một trong những tác nhân gây dị ứng, viêm da. Tốt nhất mọi người chỉ sử dụng sản phẩm thuốc bôi ngoài da khi thực sự hiểu về thành phần, công dụng của chúng và tuân thủ theo kê đơn của bác sĩ. Nếu bạn có tiền sử bị viêm da dị ứng tiếp xúc với bất cứ thành phần nào của thuốc, đừng quên thông báo với bác sĩ để được dùng loại thuốc phù hợp và an toàn nhất.
Viêm da dị ứng cũng có thể xảy ra nếu bệnh nhân vô tình tiếp xúc với độc tố có trong một số loại cây, ví dụ như cây thường xuân hoặc cây sồi… Bởi vì dầu urushiol có trong độc tố của những loại cây trên có khả năng gây viêm da, dị ứng tương đối cao.
Bệnh viêm da, dị ứng do tiếp xúc gây mất thẩm mỹ cho làn da
Như vậy, dị ứng, viêm da vì tiếp xúc xảy ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau, mọi người nên biết cơ thể mình nhạy cảm với những thành phần, đồ dùng gì để tránh nhé!
3. Điều trị viêm da dị ứng tiếp xúc như thế nào cho hiệu quả?
Như đã biết, vấn đề viêm da dị ứng tiếp xúc khiến bệnh nhân cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu liên tục và gây mất thẩm mỹ cho vùng da tổn thương. Chính vì thế chúng ta nên quan tâm nhiều tới việc điều trị bệnh, hạn chế sự phát triển sang giai đoạn mãn tính của bệnh. Thông thường, thời gian chữa viêm da dị ứng do tiếp xúc sẽ kéo dài khoảng 2 - 4 tuần. Nếu da tổn thương nghiêm trọng thì bệnh nhân sẽ mất nhiều thời gian điều trị hơn.
Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp và đem lại hiệu quả tốt nhất. Trong đó, bệnh nhân ở mức độ nhẹ thường được khuyên sử dụng sản phẩm dưỡng da dịu nhẹ để kiểm soát triệu chứng bệnh.
Nếu bệnh ở mức độ trung bình, bệnh nhân có thể dùng corticosteroid dạng bôi
Đối với người bệnh ở mức độ trung bình trở lên, việc sử dụng corticosteroid đường bôi hoặc đường uống sẽ đem lại hiệu quả rõ ràng hơn. Đặc biệt, thuốc uống corticosteroid thường hoạt động mạnh hơn, dành cho người bệnh nặng. Lưu ý khi dùng corticosteroid đó là bạn phải tuân thủ hướng dẫn, kê đơn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng.
Khi điều trị viêm da dị ứng tiếp xúc, mọi người cố gắng không tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, như vậy chúng ta sẽ kiểm soát triệu chứng tốt hơn. Ngoài ra, bệnh nhân không được gãi, chạm vào các nốt ban đỏ để đề phòng nguy cơ nhiễm trùng hoặc da kích ứng nghiêm trọng. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng nước sạch thấm vào bông rồi nhẹ nhàng vệ sinh vùng da tổn thương, dị ứng. Nhờ vậy tình trạng da sẽ được cải thiện và các triệu chứng bệnh dịu bớt phần nào.
Nếu bạn duy trì điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tình trạng sẽ được cải thiện nhanh chóng và không để lại vết sẹo hay nốt mẩn đỏ xấu xí trên bề mặt da.
Khi dùng mỹ phẩm, bạn nên chọn sản phẩm dịu nhẹ, lành tính để hạn chế tình trạng viêm da hoặc dị ứng
Như vậy bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy vào cơ địa mỗi người. Nếu biết được làn da của mình nhạy cảm, dễ kích ứng với sản phẩm nào, bạn nên hạn chế tiếp xúc, sử dụng để giảm thiểu nguy cơ bị viêm da hoặc dị ứng nhé!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!