Tin tức

Một số thực phẩm bổ sung kẽm cho trẻ hiệu quả

Ngày 13/10/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Trẻ nhỏ sẽ duy trì sức khỏe tốt nếu được chăm sóc và ăn uống đủ chất, đặc biệt là bổ sung đầy đủ kẽm cho cơ thể. Đây là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển của bé. Các bậc phụ huynh nên chủ động tìm hiểu và lên thực đơn bổ sung kẽm cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi, giai đoạn phát triển.

1. Chế độ dinh dưỡng thiếu kẽm ảnh hưởng tới trẻ như thế nào?

Kẽm được biết tới là nhóm dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể, đặc biệt chúng ta nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất này cho trẻ nhỏ. Bởi vì hệ miễn dịch của trẻ chưa thực sự hoàn thiện và rất dễ suy giảm nếu bé ăn uống thiếu chất. 

bổ sung kẽm cho trẻ

Trẻ nhỏ cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết kẽm tham gia trong nhiều quá trình sinh học của cơ thể, tình trạng thiếu kẽm là nguyên nhân gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với bé. Tình trạng này gây ra một số dấu hiệu bất thường, ví dụ như trẻ thường xuyên chán ăn, dễ bị tổn thương ngoài da hoặc mắc bệnh nhiễm trùng. 

Về lâu về dài, việc thiếu hụt kẽm cũng dẫn tới sự phát triển chậm của bé so với bạn bè đồng trang lứa. Thậm chí, nhiều em phải đối mặt với vấn đề dậy thì muộn. Bên cạnh đó, thiếu kẽm cũng làm suy giảm chức năng của tuyến giáp và tăng nguy cơ bé mắc bệnh liên quan tới tuyến giáp.

Để ngăn ngừa những bệnh lý kể trên, các bậc phụ huynh nên chủ động tìm hiểu và xây dựng thực đơn bổ sung kẽm cho trẻ phù hợp với từng giai đoạn phát triển khác nhau.

2. Lượng kẽm cần bổ sung cho trẻ trong từng giai đoạn phát triển

Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là: bổ sung bao nhiêu kẽm cho trẻ là đủ? Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng trẻ nhỏ cần bổ sung nhiều kẽm hơn so với người trưởng thành. Bởi vì cơ thể của bé cần kẽm để các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể diễn ra thuận lợi, đảm bảo tốc độ phát triển về cân nặng, chiều cao của trẻ.

Cha mẹ nên bổ sung kẽm cho trẻ phù hợp với nhu cầu cơ thể

Cha mẹ nên bổ sung kẽm cho trẻ phù hợp với nhu cầu cơ thể

Trong đó, tùy từng giai đoạn phát triển, nhu cầu kẽm của bé sẽ có sự thay đổi nhất định. Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, cha mẹ nên bổ sung khoảng 2 mg kẽm mỗi ngày. Từ 7 tháng tuổi cho tới 3 tuổi, bé cần khoảng 3 mg kẽm mỗi ngày để duy trì sự phát triển của cơ thể. Đặc biệt giai đoạn từ 9 tuổi trở lên là lúc trẻ phát triển nhanh nhất và cần nhiều kẽm, khoảng 8 - 9 mg mỗi ngày.

Như vậy cha mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung kẽm cho trẻ một cách khoa học. Chúng ta không nên nạp vào cơ thể bé quá nhiều dinh dưỡng, điều này có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.

3. Một số loại thực phẩm bổ sung kẽm cho trẻ cha mẹ nên biết

Chắc hẳn mọi người đều biết nguồn bổ sung kẽm phổ biến nhất là thực phẩm dùng trong bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo và cho bé uống thực phẩm chức năng hoặc các loại sữa hỗ trợ bổ sung kẽm cho cơ thể. 

3.1. Thịt

Một trong những thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình Việt Nam là thịt. Đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng kẽm, protein chính của cơ thể, đặc biệt là thịt bò, thịt gà,… Chính vì thế, các bậc phụ huynh nên cho bé ăn thịt để bổ sung thêm dinh dưỡng thiết yếu.

Thịt là nguồn dinh dưỡng giàu kẽm

Thịt là nguồn dinh dưỡng giàu kẽm

Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều thịt có thể gây ra tình trạng thừa cân, béo phì, bởi vì trong thịt còn có nhiều cholesterol cũng như chất béo. Tốt nhất mọi người hãy cân đối chế độ ăn uống hàng ngày, đảm bảo phù hợp với nhu cầu của trẻ nhỏ.

3.2. Mầm lúa mạch

Để bổ sung kẽm cho trẻ chúng ta có thể thêm mầm lúa mạch vào chế độ ăn uống của con. Mầm lúa mạch vốn được biết là nguồn cung cấp kẽm dồi dào và được các nước phương Tây ưa chuộng. Song, trẻ nhỏ thường không thích ăn mầm lúa mạch vì ít tạo cảm giác ngon miệng. Mọi người thường sử dụng mầm lúa mạch để chế biến bánh hoặc sữa, nhờ vậy em bé sẽ hứng thú ăn hơn nhiều.

3.3. Hoa quả

Trên thực tế các loại hoa quả cũng là thực phẩm hỗ trợ bổ sung kẽm cực kỳ hiệu quả cho trẻ nhỏ. Trong đó, một số loại giàu dinh dưỡng có thể kể đến là: quả lựu, bơ hoặc trái mâm xôi. Nhìn chung trẻ nhỏ khá thích ăn hoa quả, chính vì thế bạn không cần lo lắng bé không bổ sung đủ dinh dưỡng cho cơ thể. 

Bạn có thể cho bé ăn hoa quả, ví dụ như lựu, bơ hoặc trái mâm xôi

Bạn có thể cho bé ăn hoa quả, ví dụ như lựu, bơ hoặc trái mâm xôi

Chúng ta nên cho con ăn hoa quả vào đúng mùa để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm. Thông thường, mọi người sẽ cho bé ăn hoa quả sau bữa chính hoặc ăn vào các bữa phụ trong ngày.

3.4. Thực phẩm chức năng

Ngày nay, có nhiều loại thực phẩm chức năng hỗ trợ bổ sung kẽm cho trẻ khá tốt, bố mẹ nên tham khảo và cho con sử dụng nếu chế độ dinh dưỡng của bé không đảm bảo nhé! Khi dùng thực phẩm chức năng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và lựa chọn loại phù hợp với sức khỏe, thể trạng của con.

Để tăng hiệu quả sử dụng, cha mẹ nên cho bé uống viên kẽm sau bữa ăn khoảng 30 - 60 phút. Đặc biệt, bạn không để trẻ uống thực phẩm chức năng bổ sung kẽm, sắt và canxi trong cùng một lúc. Tốt nhất chúng ta nên chia thời gian uống thực phẩm chức năng hợp lý, cách nhau ít nhất 2 tiếng đồng hồ.

4. Cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ trong từng giai đoạn phát triển

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cung cấp dinh dưỡng chủ yếu. Chính vì thế, người mẹ nên chú ý tới chế độ ăn uống của mình, bổ sung các món ăn và thực phẩm chức năng giàu kẽm vào thực đơn hàng ngày. Như vậy cả mẹ và bé đều có sức khỏe tốt nhất, đảm bảo sự phát triển toàn diện của con trong giai đoạn đầu đời.

Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ dưới 6 tháng tuổi là sữa mẹ

Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ dưới 6 tháng tuổi là sữa mẹ

Kể từ tháng thứ 7, con bắt đầu tập ăn dặm, ba mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng cho con qua bữa ăn mỗi ngày. Khi bé lớn lên, chúng ta sẽ đa dạng các món ăn để kích thích vị giác và bổ sung đủ dưỡng chất cho trẻ lớn lên khỏe mạnh.

Như vậy việc bổ sung kẽm cho trẻ là rất cần thiết, giúp quá trình phát triển về cân nặng, chiều cao ổn định. Nhờ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, trẻ nhỏ sẽ sở hữu sức khỏe tốt và phát triển như bạn bè đồng trang lứa. Nếu bé có những triệu chứng của tình trạng thiếu kẽm, ba mẹ nên chủ động đưa con đi khám và điều trị kịp thời.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.