Tin tức
Mức chỉ số tiểu đường type 2 và cách kiểm soát hiệu quả?
- 06/05/2025 | Xét nghiệm HbA1c có ý nghĩa như thế nào đối với bệnh nhân tiểu đường?
- 06/07/2025 | Hướng dẫn chọn vị trí tiêm tiểu đường đúng cách, an toàn và hiệu quả
- 16/07/2025 | Bị tiểu đường ăn ổi được không? Lợi ích của ổi với người bệnh tiểu đường
1. Chỉ số tiểu đường type 2 là bao nhiêu? Vì sao cần theo dõi thường xuyên?
1.1. Tiêu chí chẩn đoán tiểu đường type 2?
tiểu đường type 2 xảy ra khi cơ thể không có khả năng sử dụng insulin hiệu quả hoặc không sản xuất đủ insulin làm tăng lượng đường trong máu. Theo tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường type 2 được Bộ Y tế ban hành vào năm 2020, để chẩn đoán tiểu đường type 2 cần dựa trên những tiêu chí sau:
- Tiêu chí 1: Chỉ số đường huyết khi đói ≥ 126mg/dL (7mmol/L).
- Tiêu chí 2: Chỉ số đường huyết đo được sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết ≥ 200mg/dL (11.1mmol/L).
- Tiêu chí 3: HbA1c ≥ 6,5% (48mmol/mol).
- Tiêu chí 4: Có dấu hiệu tăng đường huyết điển hình hoặc tăng đường huyết cấp với chỉ số đường huyết tương ≥ 200mg/dL (11.1mmol/L).
Nếu đáp ứng 2 tiêu chí đầu trên cùng một mẫu máu xét nghiệm, người bệnh sẽ được chẩn đoán mắc tiểu đường type 2. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được kết luận mắc bệnh lý này nếu đáp ứng 3 tiêu chí đầu với mẫu máu được lấy ở 2 thời điểm khác nhau. Riêng tiêu chí thứ 4 chỉ cần thực hiện 1 lần xét nghiệm là đủ cơ sở chẩn đoán.
Hình ảnh tham khảo về chỉ số tiểu đường type 2
1.2. Vai trò của việc theo dõi chỉ số tiểu đường type 2 thường xuyên
Việc theo dõi Chỉ số tiểu đường type 2 có ý nghĩa quan trọng đối với người bệnh:
- Kịp thời can thiệp để ngăn chặn các biến chứng:
- Tổn thương thần kinh, mắt, thận.
- Nguy cơ bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
- Loét bàn chân, da có vết loét chậm lành.
- Đánh giá hiệu quả điều trị để điều chỉnh phác đồ (nếu cần):
- Cho thấy hiệu quả từ quá trình dùng thuốc điều trị tiểu đường type 2 do bác sĩ chỉ định.
- Chế độ ăn uống, tập luyện của người bệnh có đang phù hợp hay không.
2. Chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2 bằng cách nào?
2.1. Các xét nghiệm giúp chẩn đoán tiểu đường type 2
Để chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm HbA1c: Xác định đường huyết của bệnh nhân trong vòng 2 - 3 tháng gần thời điểm xét nghiệm. Tuy nhiên cần lưu ý rằng xét nghiệm HbA1c không nên sử dụng trong các trường hợp làm thay đổi vòng đời của hồng cầu, vì kết quả có thể không phản ánh chính xác mức đường huyết thực tế. Các tình huống này bao gồm: thiếu máu tan máu, truyền máu trong vòng 3 tháng gần đây, bệnh thận giai đoạn cuối, hoặc đang điều trị bằng thuốc kích thích tạo hồng cầu (như Erythropoietin – EPO).
- Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Xác định đường huyết ngay tại thời điểm kiểm tra, nếu kết quả xét nghiệm ≥ 200mg/dL có thể nghi ngờ nguy cơ bị tiểu đường type 2.
- Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Đo chỉ số đường huyết lúc sáng sớm, sau 1 đêm nhịn ăn hoàn toàn.
Hình ảnh minh họa phương pháp kiểm tra chẩn đoán tiểu đường type 2
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số tiểu đường type 2
Kết quả đo chỉ số tiểu đường type 2 có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như:
- Chế độ ăn nhiều tinh bột, bỏ bữa.
- Thừa cân, béo phì khiến cơ thể giảm khả năng sử dụng insulin.
- Giảm cân giúp cải thiện đường huyết rõ rệt.
- Căng thẳng kích thích cơ thể tiết hormone làm tăng đường huyết.
- Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng quá trình điều hòa insulin làm rối loạn chỉ số đường huyết.
3. Kiểm soát chỉ số tiểu đường type 2 bằng cách nào hiệu quả nhất?
Muốn kiểm soát chỉ số tiểu đường type 2 hiệu quả người bệnh cần thực hiện kết hợp đồng thời các phương pháp sau:
3.1. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học
Bệnh nhân đã được chẩn đoán tiểu đường type 2, để kiểm soát đường huyết cần chú ý bổ sung rau xanh như mồng tơi, cải bó xôi, rau muống, bông cải xanh,... để làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu.
Người bệnh cũng nên ưu tiên chọn ăn ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, bánh mì đen thay vì ăn cơm trắng hay bánh mì trắng. Chia nhỏ thành 5 - 6 bữa ăn trong ngày, duy trì khung giờ ăn uống cố định cũng giúp ổn định đường huyết.
Điều trị bằng thuốc kết hợp điều chỉnh chế độ ăn giúp người bệnh kiểm soát tốt chỉ số tiểu đường
3.2. Duy trì thói quen vận động thể chất
Tập luyện giúp cơ thể tăng độ nhạy với insulin, tiêu hao lượng đường dư thừa trong máu và cải thiện tim mạch, huyết áp. Để kiểm soát chỉ số tiểu đường type 2, người bệnh có thể lựa chọn các hình thức vận động như: đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe,...
Người bệnh cần chú ý khởi động kỹ và không tập quá sức. Người bệnh cũng nên nhớ mang theo kẹo để dự phòng trường hợp tụt đường huyết khi tập.
3.3. Kiểm soát cân nặng
Thừa cân, nhất là béo bụng sẽ làm giảm độ nhạy của insulin và khiến chỉ số tiểu đường type 2 khó kiểm soát. Người bệnh cần giảm dần khẩu phần ăn, nhất là tinh bột và chất béo để giảm 5 - 10% trọng lượng cơ thể nhằm cải thiện chỉ số HbA1c. Ưu tiên giảm tinh bột hấp thu nhanh (gạo trắng, bánh mì trắng), và chọn chất béo tốt (omega-3, dầu ôliu) thay vì loại bỏ toàn bộ chất béo.
3.4. Giảm căng thẳng và nâng cao chất lượng giấc ngủ
Căng thẳng kéo dài làm tăng tiết cortisol khiến đường huyết tăng cao. Vì thế, để kiểm soát tốt chỉ số tiểu đường type, người bệnh cần đảm bảo:
- Ngủ đủ 7 - 8 giờ/đêm, không thức khuya.
- Thực hiện các hoạt động yêu thích, tập hít thở sâu, thiền định,... để cơ thể được thư giãn.
3.5. Dùng thuốc điều trị theo chỉ định và theo dõi đường huyết định kỳ
Bệnh nhân tiểu đường type 2 có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc hạ đường huyết hoặc tiêm Insulin nếu không đáp ứng thuốc uống hoặc tăng
đường huyết nghiêm trọng. Người bệnh không được tự ý dừng hoặc thay đổi liều dùng để tránh tăng đột ngột chỉ số đường huyết.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần kiểm tra đường huyết thường xuyên tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ và xét nghiệm HbA1c 3 - 6 tháng/lần để đánh giá hiệu quả điều trị, ngăn chặn nguy cơ biến chứng.
Theo dõi, thực hiện tốt các biện pháp giúp kiểm soát chỉ số tiểu đường type 2 có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình điều trị, đảm bảo sức khỏe của người bệnh. Nếu nghi ngờ tăng chỉ số tiểu đường type 2, quý khách hàng có thể đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC hoặc liên hệ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi qua Hotline 1900 56 56 56 để được chẩn đoán và định hướng phác đồ điều trị phù hợp.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
