Tin tức
Bị tiểu đường ăn ổi được không? Lợi ích của ổi với người bệnh tiểu đường
- 03/07/2025 | Người bị bệnh tiểu đường uống cà phê sữa được không?
- 13/07/2025 | Người bị bệnh tiểu đường có ăn được sữa chua không? Ăn sao cho đúng?
- 14/07/2025 | Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Làm cách nào chẩn đoán đúng?
1. Thành phần dinh dưỡng của quả ổi
Ổi là loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng cao so với nhiều loại trái cây khác. Trong 100g ổi chứa khoảng 5.4g chất xơ có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đường trong máu, giảm nguy cơ tăng đường huyết sau ăn.
Ngoài ra, ổi còn chứa hàm lượng vitamin C cao gấp 4 lần cam. Vitamin C đóng vai trò tăng cường sức đề kháng, bảo vệ mạch máu và chống oxy hóa – những yếu tố có lợi cho người tiểu đường.
Trong ổi còn chứa vitamin A, E, kali, magie, chất chống oxy hóa như lycopene, quercetin, carotenoid,... vừa tốt cho sức khỏe tổng thể, vừa giúp chống lại quá trình oxy hóa, ngăn ngừa biến chứng tổn thương thần kinh, mạch máu và võng mạc do tiểu đường gây ra.
Ổi giàu chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe
2. Người bị tiểu đường ăn ổi được không? Ổi có lợi ích gì đối với bệnh nhân tiểu đường?
2.1. Bị tiểu đường có được ăn ổi không?
Ổi là loại trái cây giàu dinh dưỡng. Vậy người bị tiểu đường ăn ổi được không? Câu trả lời là bệnh nhân tiểu đường có thể ăn ổi. Chỉ số đường huyết (GI) của ổi chỉ khoảng 12 - 24 nên không làm tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn.
Khác với các loại trái cây ngọt đậm như xoài chín, nhãn hay sầu riêng, ổi chứa hàm lượng đường đường tự nhiên thấp, dồi dào chất xơ, vitamin C và các chất chống oxy hóa. Những thành phần này đều có lợi với quá trình kiểm soát đường huyết. Nếu được sử dụng đúng cách và tiêu thụ với hàm lượng hợp lý thì ổi vừa không làm tăng đường huyết vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
2.2. Lợi ích của ổi đối với người bệnh tiểu đường
Những lợi ích của việc dùng ổi đúng cách đối với bệnh nhân tiểu đường có thể kể đến như:
- Ổn định đường huyết sau ăn:
Ổi là thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp nên khi ăn vào, đường trong ổi được hấp thụ từ từ, không làm đường huyết tăng đột ngột. Ngoài ra, ổi chứa chất xơ hòa tan, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu đường từ thức ăn. Nhờ đó, người bị tiểu đường có thể duy trì được mức đường huyết ổn định hơn sau bữa ăn.
- Hỗ trợ kiểm soát cân nặng:
Thừa cân, béo phì làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường type 2. 100g ổi chỉ chứa khoảng 68 calo, thấp hơn nhiều loại trái cây khác như chuối, xoài hay sầu riêng nên rất phù hợp để đưa vào chế độ ăn kiểm soát cân nặng ổn định.
Ổi còn giàu chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế cảm giác đói và thèm ăn. Người bị tiểu đường khi duy trì được cân nặng hợp lý sẽ dễ dàng kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ kháng insulin và ngăn ngừa biến chứng tim mạch.
- Hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng tiểu đường:
Người bị tiểu đường có nguy cơ cao bị tổn thương mạch máu do các gốc tự do gây viêm và tổn thương nội mô mạch máu. Các chất chống oxy hóa trong quả ổi như vitamin C, A, lycopene, beta-carotene và flavonoid giúp: trung hòa gốc tự do, giảm viêm mạch máu, bảo vệ tế bào tụy,... nhờ đó góp phần ngăn ngừa biến chứng tiểu đường như tổn thương võng mạc, thận, tim mạch,...
- Tăng cường miễn dịch:
Bệnh nhân tiểu đường thường dễ bị suy yếu miễn dịch nên có nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng da khiến vết thương lâu lành. Ổi giàu vitamin C, A – vi chất quan trọng giúp tăng sức đề kháng, thúc đẩy tổng hợp collagen giúp vết thương mau lành, bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus.
- Hỗ trợ chức năng tiêu hóa
Người bị tiểu đường thường gặp các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, táo bón, khó tiêu. Hàm lượng chất xơ trong ổi giúp: tăng nhu động ruột, giảm táo bón, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, giảm cholesterol xấu,... Nhờ vậy, khi tiêu thụ với hàm lượng hợp lý, ổi giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và hỗ trợ quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn.
Ổi phù hợp để đưa vào chế độ ăn cho người cần giảm cân lành mạnh
3. Cách ăn ổi an toàn cho người tiểu đường
Để khai thác tối đa những lợi ích trên, tránh lo lắng bị tiểu đường ăn ổi được không, khi ăn loại trái cây này, người bệnh tiểu đường cần chú ý:
- Chọn loại ổi vừa chín tới, tránh ăn ổi đã chín mềm vì lúc này hàm lượng đường fructose cao hơn, dễ làm chỉ số đường huyết tăng nhanh.
- Mỗi ngày chỉ nên ăn 100 - 150g ổi, tương đương khoảng 1/2 đến 1 quả ổi nhỏ để kiểm soát tốt lượng carbohydrate nạp vào và không làm tăng đường huyết quá mức.
- Thời điểm ăn ổi tốt nhất là giữa buổi sáng hoặc giữa buổi chiều, cách xa bữa ăn chính 1 - 2 tiếng. Không ăn ngay sau bữa chính, vì lúc đó tổng lượng carbohydrate trong cơ thể tăng cao.
- Không nên ăn ổi kèm với muối tôm, đường hay các loại muối chấm chứa đường.
- Ưu tiên ăn ổi tươi thay vì nước ép vì nước ép ổi đã mất chất xơ nên dễ làm tăng tốc độ hấp thu đường. Nếu muốn uống nước ép ổi, bạn hãy chú ý không cho thêm đường và chỉ uống với hàm lượng rất nhỏ (100 - 150ml).
- Kiểm tra đường huyết sau ăn ổi 1 - 2 giờ để biết ổi có làm tăng đường huyết quá mức không. Nếu thấy đường huyết tăng nhẹ, bạn có thể giảm lượng ổi trong lần ăn tiếp theo.
Người bệnh cần được bác sĩ tư vấn để biết bị tiểu đường ăn ổi được không và ăn như thế nào là hợp lý
Tình trạng bệnh lý của mỗi bệnh nhân không giống nhau nên nếu đang băn khoăn về vấn đề “bị tiểu đường ăn ổi được không”, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được trả lời chính xác. Biết cách sử dụng thực phẩm hợp lý, duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh và theo dõi đường huyết thường xuyên sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt bệnh lý này.
Nếu thường xuyên cảm thấy khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi không rõ nguyên nhân, sụt cân nhanh hoặc vết thương lâu lành,... quý khách hàng có thể liên hệ Hotline 1900 56 56 56, đặt lịch khám cùng bác sĩ Chuyên khoa Nội tiết – Hệ thống Y tế MEDLATEC để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
