Tin tức
Nấm rơm: Công dụng và lưu ý khi dùng
key: nấm rơm
Tít: Nấm rơm: Công dụng và lưu ý khi dùng
Nấm rơm rất phổ biến ở nước ta và là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn. Không những vậy, loại nấm này còn chứa nhiều dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là công dụng của nấm rơm và một số điều cần lưu ý khi tiêu thụ loại nấm này.
1. Những lợi ích sức khỏe từ nấm rơm
Trung bình trong 100g nấm rơm sẽ có chứa khoảng 57 calo, 3,6g protein, 3,4g Carbohydrate, 3,2g chất béo và khoảng 1,1g chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất,...
Nấm rơm rất giàu dinh dưỡng
Nấm rơm được dùng để chế biến thành nhiều món ăn có hương vị thơm ngon và có thể mang đến những lợi ích sức khỏe như sau:
- Nấm rơm giúp tăng cường hệ miễn dịch: Không chỉ giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, nấm rơm cũng có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại những gốc tự do, phòng ngừa nhiễm trùng và giúp những vết thương nhanh lành hơn.
- Tốt cho sức khỏe tim mạch: Trong loại nấm này có chứa nhiều khoáng chất và kali rất tốt cho hoạt động của hệ tim mạch. Cụ thể, kali có tác dụng đảm bảo cho mạch máu hoạt động ổn định, chống viêm nhiễm cho các cơ quan nội tạng. Bên cạnh đó, tiêu thụ nấm rơm cũng giúp giảm cholesterol hiệu quả.
- Ngăn ngừa ung thư: Nấm rơm có chứa chất Axit linoleic có tác dụng hạn chế tình trạng tăng hormone estrogen, từ đó hạn chế tình trạng mất cân bằng nội tiết tố và phòng ngừa ung thư vú. Ngoài ra, loại nấm này còn có chứa hợp chất beta-glucans, có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của những tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Hơn nữa, chất selen trong nấm rơm còn giúp ức chế tế bào ung thư.
Nấm rơm có chứa nhiều canxi
- Là thực phẩm phù hợp cho người bị tiểu đường: Nấm rơm có lượng chất béo và carbohydrate tương đối thấp nên rất tốt cho sức khỏe và phù hợp với người bệnh tiểu đường. Nấm rơm rất tốt cho các hoạt động của gan, tuyến tụy, giúp tăng sản sinh insulin ở mức thích hợp.
- Hỗ trợ tăng trưởng: Ăn nấm rơm chính là cách bổ sung đạm cho cơ thể để giúp các mô tăng trưởng và đảm bảo hoạt động của nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể.
- Giúp xương chắc khỏe: Nấm rơm có chứa một lượng lớn canxi và cũng là một loại thực phẩm rất giàu vitamin D. Đây đều là những chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng cho sự phát triển của hệ thống xương khớp. Do đó, bổ sung nấm rơm trong các bữa ăn hàng ngày cũng chính là cách giúp bạn tăng cường và hạn chế nguy cơ mắc phải các bệnh lý về xương khớp.
- Ngoài những công dụng sức khỏe nêu trên, nấm rơm còn giúp ngăn ngừa thiếu máu, thanh nhiệt, cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ, rối loạn lipid máu, béo phì, cao huyết áp và suy nhược cơ thể,...
2. Ăn nhiều nấm rơm có tốt không?
Nấm rơm rất dễ ăn và có chứa nhiều dưỡng chất nhưng hãy loại bỏ ngay suy nghĩ ăn càng nhiều nấm rơm càng tốt. Việc ăn quá nhiều nấm rơm không thể mang lại nhiều lợi ích như mong đợi mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như sau:
- Rối loạn tiêu hóa: Trong đó phổ biến nhất là một số triệu chứng như đau quặn bụng và tiêu chảy.
- Dị ứng: Mặc dù dị ứng với nấm rơm là hiện tượng rất hiếm gặp. Triệu chứng khi bị dị ứng với nấm rơm có thể kể đến như triệu chứng thở khò khè, nổi mề đay, khó thở, sưng họng, ho, sưng môi hoặc sưng lưỡi, co thắt thanh quản hoặc, ngất xỉu,...
- Nhiễm asen, gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe.
3. Ăn nấm rơm như thế nào?
Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn ăn nấm rơm đúng cách và đảm bảo tốt cho sức khỏe:
Nên rửa sạch nấm rơm trước khi chế biến
- Trước hết nên chọn mua những loại nấm còn tươi, chưa nở hết, mũ nấm tròn, khi bóp nhẹ vẫn thấy cứng và không bị mềm nhũn.
- Khi sơ chế nấm, bạn cần lưu ý: Cạo sạch hết bụi bẩn và cắt bỏ phần gốc. Ngâm nấm với nước muối pha loãng và rửa sạch.
- Nếu mua nấm khô, bạn nên quan sát kỹ màu sắc, mùi và hình dạng của nấm. Không nên mua loại nấm đã lâu ngày hoặc có hiện tượng mốc để tránh gặp phải những vấn đề về sức khỏe.
- Nếu sử dụng nấm rơm khô: Trong quá trình chế biến nấm, bạn cũng cần cẩn trọng. Đầu tiên, hãy ngâm nấm cùng với nước muối. Sau đó nấu nấm cùng nước đun sôi trong khoảng 5 phút. Vớt nấm ra, rửa sạch và để ráo.
- Lưu ý không nên rửa nấm quá kỹ để đảm bảo giữ được nguyên dưỡng chất của nấm trước khi chế biến.
- Không nên nấu nấm trong nồi nhôm để tránh việc nấm bị chuyển sang màu đen.
- Không nên kết hợp nấm rơm với những loại thực phẩm có tính hàn để tránh nguy cơ bị đau bụng.
- Không ăn nấm kết hợp với uống rượu để tránh nguy cơ ngộ độc, nôn mửa.
4. Bảo quản nấm rơm như thế nào?
Bảo quản nấm rơm cũng là một khâu rất quan trọng để đảm bảo nấm rơm luôn tươi ngon và giữ được nguyên giá trị dinh dưỡng. Nếu bảo quản không đúng cách có thể khiến nấm nhanh hỏng, mất đi giá trị dinh dưỡng và khi ăn vào có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi bảo quản nấm rơm:
- Bảo quản nấm rơm trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 10 – 15 độ C. Thông thường, nấm rơm để trong ngăn mát tủ lạnh thì có thể dùng trong 2 đến 3 ngày. Để giữ được trọn vẹn dưỡng chất của nấm, bạn nên hút chân không trước khi bỏ vào tủ lạnh.
Nấm rơm khô có thể dùng trong thời gian lâu hơn nấm tươi
- Nếu muốn phơi khô nấm rơm, bạn cần lưu ý rửa sạch nấm và đem phơi nắng cho khô, sau đó sấy khô ở nhiệt độ từ 40 đến 43 độ C. Nấm rơm đã phơi khô sẽ có thể bảo quản được khoảng 6 tháng.
Có thể nói rằng, nấm rơm không chỉ là loại thực phẩm có hương vị thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe. Do đó, bạn hoàn toàn có thể bổ sung nấm rơm vào chế độ ăn của mình. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn vừa đủ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
BS Chỉnh đã duyệt
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!